Tết âm 'không phải gia tài văn hóa của riêng người Trung Quốc'

Từ tranh cãi về lời chúc Tết của một người mẫu Trung Quốc, chuyên gia cho rằng cách dịch "Chinese New Year" là vô lý và thời khắc xuân đến không thuộc về riêng dân tộc nào.

Mới đây, người mẫu nổi tiếng Lưu Văn (Liu Wen) của Trung Quốc đã khiến dư luận nước này giận dữ vì chúc Tết bằng câu "Happy Lunar New Year" trên mạng xã hội. Những người chỉ trích "thiên thần" của Victoria's Secret cho rằng lẽ ra cô nên nói "Happy Chinese New Year". Siêu mẫu sau đó đã sửa lại chú thích cho bức ảnh của mình.

Vụ việc lại làm dấy lên cuộc tranh luận về việc Tết âm lịch tại một số nước châu Á nên được dịch sang tiếng Anh như thế nào cho phù hợp. Đây không đơn thuần là vấn đề chuyển ngữ mà còn là câu chuyện về tâm lý "thực dân văn hóa" và tìm kiếm quyền lực thông qua con đường văn hóa.

Zing.vn có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Phương Mai, chuyên gia về quản trị đa văn hóa tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan. Chị cho rằng cụm từ "Chinese New Year" hoàn toàn không có trong từ điển văn hóa của người Trung Quốc và việc một số người dân nước này khăng khăng giữ cách dịch trên cho thấy biểu hiện của tâm lý "thực dân văn hóa".

Tết âm 'không phải gia tài văn hóa của riêng người Trung Quốc'
PGS.TS Nguyễn Phương Mai trong một buổi trò chuyện tại Hà Nội vào tháng 1/2018. Ảnh: NVCC.

Chủ nghĩa dân tộc bị đẩy về phía cực đoan

- Việc người mẫu Lưu Văn bị chỉ trích tại Trung Quốc phải chăng là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng mạnh mẽ hay là sản phẩm của một chính sách tuyên truyền nào đó ở nước này?

- Nhận định đây là chính sách tuyên truyền của Trung Quốc có thể hơi thiếu chứng cứ, dù nhà cầm quyền của quốc gia này rõ ràng đang đẩy mạnh quyền lực mềm bằng nhiều chính sách khác nhau.

Theo tôi, đây đơn thuần là một trường hợp điển hình của chủ nghĩa dân tộc đang bị đẩy về phía cực đoan. Những người phản ứng Lưu Văn hiểu rằng cụm từ "Chinese New Year" hoàn toàn không có trong từ điển nền văn hóa của họ. Người Trung Quốc từ xa xưa nói về Tết Nguyên đán luôn dùng từ "chunjie" (春节), tạm dịch là "tiết mùa xuân" hay "lễ hội mùa xuân" (tiếng Anh thường dịch thành "spring festival" - PV).

Việc họ khăng khăng cho rằng "lễ hội mùa xuân" phải được dịch ra tiếng Anh là "Chinese New Year" chứng tỏ tư thế tâm lý thực dân văn hóa. Điều này xuất phát từ tư tưởng cho rằng văn minh Trung Hoa bao trùm và chi phối các nền văn minh lân cận.

Điều này đúng một phần, nhưng không có nghĩa là văn hóa Trung Hoa sau khi vượt qua biên giới vẫn giữ nguyên hình hài và hàng nghìn đời qua không bị đổi thay bởi người tiếp nhận. Bản chất của văn hóa là di chuyển và biến đổi không ngừng. Văn minh Trung Hoa liên tục được nhào nặn, trộn lẫn và chuyển đổi sang các hình thái cũng như ý nghĩa khác nhau.

Việc đòi hỏi một nét văn hóa từ thời cổ xưa xuất phát từ Trung Hoa, dù đã thiên biến vạn hóa, phải được dịch sang tiếng Anh với ngôn ngữ chứng tỏ sự sở hữu và quyền tác giả của văn hóa Trung Hoa là điều hết sức vô lý. Nếu ta làm điều đó với các lễ nghi văn hóa khác trên toàn thế giới thì thật là một thảm họa ngôn ngữ và là một sự xúc phạm văn hóa với hầu hết cộng đồng đang tồn tại. Đơn giản vì không có một nét văn hóa nào của loài người hiện nay là nguyên bản không hề đổi thay.

Tết âm 'không phải gia tài văn hóa của riêng người Trung Quốc'
Người đi chơi Tết tại Dự Viên ở Thượng Hải hôm 17/2. Ảnh: Getty.

- Tại sao không ít người phương Tây vẫn gọi năm mới âm lịch là "Chinese New Year"? Điều này có cho thấy điều gì về nỗ lực tăng cường sức mạnh mềm của Bắc Kinh qua con đường văn hóa hay không?

- Cụm từ "Chinese New Year", hay một số người vẫn gọi nôm na là "Tết Tàu", xuất phát từ thời kỳ những người Trung Quốc di cư sang các quốc gia khác, tổ chức lễ hội đón xuân theo lịch âm, chính xác là lịch âm - dương kết hợp. Là một trong những cộng đồng lớn, lễ hội của họ thu hút sự chú ý của dân bản địa. Để phân biệt với năm mới theo lịch dương, người bản địa gọi năm mới do dân nhập cư Trung Quốc tổ chức là "Chinese New Year".

Người phương Tây khi đó, và thậm chí cả bây giờ, thường rất hạn hẹp về văn hóa châu Á. Thấy ai mặt mũi châu Á họ cũng đều coi là người Trung Quốc. Có lần tôi bực mình đính chính thì họ buông một câu "Same", có nghĩa dù bạn là người Hàn, Nhật, hay Việt, Singapore... thì với họ, bạn cũng là người Trung Quốc tuốt.

Như vậy "Chinese New Year" là một từ mới, và nó được dùng với ý nghĩa phân biệt với "Tết dương". Tuy nhiên, sau này khi xã hội đa chủng tộc lớn mạnh ở các nước phương Tây thì người Trung Quốc hiểu rằng việc độc quyền sử dụng "Tết âm" với nhãn hiệu Trung Hoa và hất cẳng các cộng đồng châu Á khác ra khỏi khung cảnh ngôn ngữ của ngày Tết âm là một vũ khí văn hóa cực kỳ hiệu quả.

Quyền lực mềm là điều tối quan trọng trong một xã hội đa chủng tộc. Mỗi khi Tết đến, rợp trời chỉ có các chiến dịch quảng cáo nhắm đến khách hàng gốc Hoa; các cơ quan tổ chức các hoạt động tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa; các công ty xúc tiến thương mại với khách hàng Trung Quốc; các trường học liên hoan và vinh danh học sinh gốc Hoa, v.v... Những hoạt động văn hóa đó nâng vị thế của cộng đồng Trung Quốc và lu mờ sự tồn tại của các cộng đồng khác.

Tết âm 'không phải gia tài văn hóa của riêng người Trung Quốc'
Cây hoa đào gắn bó với phong tục đón năm mới âm lịch Việt Nam

Không thể trao bản quyền "Tết âm" cho người Trung Quốc

- Quan điểm của chị khi một số ý kiến, cả ở trong nước lẫn quốc tế, nói Tết Nguyên đán tại Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc?

- Nói Tết của Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc không hoàn toàn đúng. Chúng ta vốn là dân trồng lúa nước, hàng năm tổ chức đón xuân vào tháng 11. Một giả thuyết cho rằng sau này khi ta bị đô hộ và ảnh hưởng thì có thể chuyển sang ăn Tết muộn hơn. Nói chung, lịch âm - dương không hẳn do người Trung Quốc một tay sáng tạo ra mà cũng là sự kế thừa từ nhiều nền văn hóa khác. Tuy nhiên, cách tính lịch của họ lại có ảnh hưởng mạnh đến rất nhiều cộng đồng châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Vậy điều đó có đủ để chúng ta trao bản quyền "Tết âm" cho người Trung Quốc không? Đương nhiên là không. Thời khắc xuân đến không phải là của nả văn hóa của riêng dân tộc nào.

Tương tự, lịch dương hiện nay do người La Mã kế thừa. Cách tính lịch của họ ảnh hưởng đến cả thế giới này. Tuy nhiên, không một dân tộc nào vào ngày 1/1 nâng ly chúc nhau một "năm mới La Mã vui vẻ" cả. Thời khắc năm mới có thể do một nền văn hóa mạnh mẽ quyết định ở một thời điểm nào đó trong lịch sử. Song phong tục, ý nghĩa, cảm xúc, ngôn ngữ, v.v... thì lại là những nét văn hóa biến đổi và dịch chuyển không ngừng.

- Chị thường phản ứng ra sao khi bản thân chị được chúc Tết với câu "Happy Chinese New Year"?

- Ngày xưa tôi và các đồng nghiệp, bạn bè thường bực mình và sau đó cho qua. Sự bực mình đó dù vậy không tự dưng mất đi. Tôi từng chứng kiến vài đồng nghiệp người Hàn lặng lẽ hủy hợp đồng với đối tác.

Sau này, tôi chọn cho mình một cách tiếp cận tích cực hơn. Tôi kiên nhẫn giải thích với các nhà hàng, công ty và cơ quan chức năng của thành phố. Hầu hết họ đều xin lỗi và sửa sai. Chúng ta có thể thấy từ "Lunar New Year" ngày càng được dùng nhiều hơn vì nó mang đúng tinh thần trung lập, bao trùm toàn bộ các nền văn hóa "ăn Tết âm" và không gây phản cảm.

- Quan điểm của chị về việc ăn Tết âm theo lịch dương như một số ý kiến đề xuất tại Việt Nam những năm qua? Và từ cuộc tranh luận này, chị nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

- Tôi vốn không phải là một người quá gắn bó với Tết âm hay Tết dương, nên với tôi thú thực là thế nào cũng được. Gộp vào Tết dương thì tiện cho những người sống ở nước ngoài hơn mà thôi.

Tôi nghĩ việc thay đổi là rất khó khăn, vì đó là thói quen rồi. Tuy nhiên, nếu tương lai có gộp thì tôi không cho rằng chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa. Ví dụ là người Nhật cũng làm như vậy nhưng cái chất Tết cổ truyền của họ không hề phai nhạt.

PSG.TS Nguyễn Phương Mai (sinh tại Hà Nội) hiện giảng dạy về quản trị đa văn hóa và Trung Đông học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan. Chị là tác giả của hai cuốn sách "Tôi là một con lừa" và "Con đường Hồi giáo", ghi lại những trải nghiệm văn hóa của bản thân ở nhiều vùng đất trên thế giới.

Trước dịp Tết năm nay, chị từng kêu gọi "đừng cướp 'Tết' của chúng tôi", đưa Tết âm "trở về nguyên bản sắc là một lễ hội chung vui của người châu Á", thay vì "biến nó trở thành của nả văn hóa" của riêng người Trung Quốc. Chị lưu ý mọi người sử dụng tên gọi phù hợp với từng nước cũng như cách nói bao trùm là "Lunar New Year".

Theo Zing.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

Thanh Hóa: Sơ tán học sinh do sạt lở núi đe dọa trường học

UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa quyết định sơ tán hơn 260 học sinh Trường THCS Lâm Phú đến nơi khác do sạt lở núi đe dọa an toàn tính mạng của thầy và trò nhà trường.
Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Hà Tĩnh: Mưa lớn khiến nhiều nơi bị ngập, học sinh phải nghỉ học

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục có mưa lớn, khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập cục bộ; nhiều cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học.
Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Quảng Ninh: Triệu tập người phao tin nhảm bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người

Tại cơ quan Công an, hai phụ nữ thừa nhận hành vi của mình là vi phạm; nội dung thông tin đăng tải là xuyên tạc, không có căn cứ nhằm mục đích giật tít, “câu” like, tăng tương tác cho tài khoản facebook của mình.
Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Hải Phòng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau bão

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên vừa chủ trì Hội nghị nghe và trao đổi các giải pháp khắc phục hậu quả Bão số 3, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà năm 2024

Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà năm 2024

Hơn 800 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình chính sách trên địa bàn Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà ở trong năm 2024.

Tin khác

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng phân bổ trên 47 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ nhân dân các địa phương thiệt hại sau bão. Trong đó, các đối tượng được quan tâm là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị sập, đổ, tốc mái hoàn toàn do cơn bão gây ra.

Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII

Đại hội thi đua yêu nước Cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII
Ngày 19/9, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã diễn ra Đại hội thi đua yêu nước cựu chiến binh gương mẫu tỉnh Bình Định lần thứ VII, giai đoạn 2024 – 2029.

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở
Mưa lớn kéo dài làm khối lượng đất, đá đổ ập vào công trình nhà lớp học đang thi công tại Trường THCS Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, khiến hơn 200 học sinh có nguy cơ phải đi học nhờ.

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị
Dự báo, đầu giờ chiều nay (19/9), khoảng 13-15h hoàn lưu bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên
Vừa qua, Nestlé Việt Nam tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.

Phú Yên: Phát triển các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ - đô thị, logistics

Phú Yên: Phát triển các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ - đô thị, logistics
Ngày 16/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 990, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bình Định: Thành lập Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân

Bình Định: Thành lập Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân
Bình Định thành lập Cụm công nghiệp (CCN) Bùi Thị Xuân phần mở rộng có vốn đầu tư hơn 85 tỷ đồng để phục vụ việc di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang hoạt động sản xuất trong CCN Quang Trung và CCN Nhơn Bình thuộc TP Quy Nhơn.

Bình Định lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia Trường Lũy

Bình Định lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia Trường Lũy
Phó Chủ UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký Văn bản số 6532 đồng ý cho chủ trương lập hồ sơ trích ngang di tích Trường Luỹ Bình Định trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho chủ trương lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích quốc gia.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thanh Hóa chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 21 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"
Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao

Hải Phòng: “Mê mẩn” với mô hình bệnh viện khách sạn năm sao
Nhiều người dân, bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại khoa Quốc tế của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tỏ ra vô cùng hài lòng và thích thú khi được trải nghiệm các dịch vụ tại đây.

Tỉnh Tiền Giang: Trao quà cho 100 học sinh khuyết tật vượt khó

Tỉnh Tiền Giang: Trao quà cho 100 học sinh khuyết tật vượt khó
Ngày 16/9, Ủy ban Mặt trận MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức chương trình trao quà cho học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tiêu biểu vượt khó. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Chí Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang, cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Tỉnh Tiền Giang: Tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3

Tỉnh Tiền Giang: Tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng ủng hộ đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3
Ngày16/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang tiếp nhận các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hai do cơn bão số 3 gây ra. Dự buổi tiếp nhận có ông Nguyễn Chí Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tiền Giang.

Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão

Đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão
Để chủ động phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ cũng như các tai nạn khác do điện gây ra, đặc biệt trong mùa mưa bão. Công ty Điện lực Bến Tre phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn điện đến người dân, khách hàng.
Xem thêm
Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Quảng Ninh xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024-2025

Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Phiên bản di động