Phụ lão ái quốc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945

1. Hồ Chí Minh khích lệ lòng yêu nước nồng nàn của các bậc phụ lão

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành lại độc lập dân tộc, mang lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào ta. Sở dĩ Người và các đồng chí của mình lựa chọn Pác Pó làm đại bản doanh đầu tiên cho đầu não cách mạng là vì địa bàn này hiểm trở, có lối thông với phía Trung Quốc, đặc biệt là vùng này có độ an toàn cao về lòng dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng vốn giàu truyền thống yêu nước, là một trong những nơi có phong trào yêu nước phát triển sâu rộng ở vùng miền núi phía Bắc, có những người con ưu tú sớm tham gia cách mạng và hoạt động tại địa bàn, tiêu biểu là đồng chí Hoàng Đình Giong. NCT trong vùng đã thể hiện gương sáng yêu nước, họ không chỉ quan tâm, chăm lo cung cấp lương thực, thực phẩm, trông coi an ninh, an toàn cho cán bộ, mà còn hăng hái tham gia hoạt động cứu quốc. Ngày 19/5/1941, tại Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sang giai đoạn tiền khởi nghĩa, đồng thời thành lập Mặt trận Việt Minh, làm hạt nhân tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm đủ sức mạnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong Thư gửi các cụ phụ lão, ngày 6/6/1941, Hồ Chí Minh khích lệ tinh thần ái quốc của NCT nước nhà: “Than ôi! Tổ quốc chìm đắm, đồng bào lầm than, bốn bề mờ mịt, vuốt ngực tự hỏi: Phụ lão có lòng nhiệt thành chăng? Có lòng ái quốc chăng?”(dẫn theo nguồn từ Báo Điện tử Đảng Cộng sản). Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh dường như mang thần khí của Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo trước thế giặc mạnh Nguyên - Mông. Do vậy, từ năm 1941-1945, đã có hàng chục vạn NCT tham gia vào tổ chức “Hội phụ lão cứu quốc”, để tuyên truyền ủng hộ Mặt trận Việt Minh; xây dựng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai, củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng; xây dựng phát triển lực lượng vũ trang của Đảng, nuôi giấu, làm giao thông liên lạc cho cán bộ; làm công tác binh vận, giữ bí mật các cơ sở hoạt động của Đảng, tuyên truyền chống âm mưu chia rẽ của địch; vận động thanh niên không đi lính cho thực dân Pháp, không làm tay sai cho Nhật; tích cực xây dựng lực lượng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Các phụ lão cứu quốc thực sự là một lực lượng trực tiếp tham gia phong trào vận động cứu nước, hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời còn là gương sáng tiên phong xông pha trước họng súng quân thù, dám xả thân vì nước.

Phụ lão ái quốc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ảnh tư liệu

2. Phụ lão cứu quốc hăng hái cùng con cháu xông lên đánh Pháp, đuổi Nhật

Một trong những bài học lịch sử quan trọng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 được đặt lên hàng đầu là Đảng đã biết tuyên truyền, giác ngộ, vận động, xây dựng lực lượng cách mạng đông đảo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nên yếu tố quyết định cho sức mạnh bạo lực cách mạng, đủ sức đè bẹp lực lượng phản cách mạng. Các bậc phụ lão là một lực lượng mang biểu tượng sáng ngời về giá trị tinh thần và trí tuệ của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập. Có một chi tiết liên quan tới sức khỏe của Bác Hồ vào thời điểm sát tới Tổng khởi nghĩa, Người ốm nặng tại lán Nà Lừa (ở Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang), rất may nhờ sự cứu giúp của đồng bào, nhất là người cao tuổi trong vùng, nên Người đã vượt qua cơn bạo bệnh. Trong hồi kí của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi lại: “Ông cụ lang già người Tày xem mạch, sờ trán Bác rồi đốt cháy một thứ củ vừa đào trong rừng về, hoà vào cháo loãng. Sau đó Bác tỉnh. Hôm sau, Bác ăn thêm vài lần với cháo loãng nữa, cơn sốt nhẹ dần...”. May mắn có người già là người dân tộc thiểu số đã hết lòng cứu giúp mà nước nhà còn có sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám và những năm về sau.

Tại sự kiện Quốc dân Đại hội Tân Trào (từ ngày 16 - 17/8/1945), đại biểu phụ lão cứu quốc là một thành phần quan trọng trong số hơn 60 đại biểu đại diện các giai tầng, các vùng miền, các tổ chức chính trị, các đoàn thể. Biểu quyết của đại biểu phụ lão cứu quốc khi được hỏi về quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền có ý nghĩa làm tăng thêm chí khí, là cơ sở lòng dân giúp cho Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa đúng lúc thời cơ chín muồi, nên đã mau chóng thắng lợi. Khi nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa, thậm chí ở những địa phương dù lệnh Tổng khởi nghĩa chưa về tới nơi, các phụ lão đã quên tuổi già, hồi sinh tuổi trẻ, trong tay cầm chắc gậy, đòn gánh... hòa cùng đoàn quân khắp mọi thôn quê tấn công vào các công sở của bọn thực dân, phát xít, phong kiến, giành chính quyền về tay cách mạng.

Ngày Tuyên ngôn Độc lập, những người râu tóc bạc phơ hân hoan đón đợi lắng nghe lời tuyên ngôn đanh thép, hào hùng của Bác Hồ, nguyện thề một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời, hi sinh vì độc lập dân tộc. Không ít bậc phụ lão đã tham gia vào Chính phủ cách mạng, không ít trí thức cao niên tự giác tham gia chính quyền cách mạng, phụng sự Nhân dân. Điển hình như cụ Huỳnh Thúc Kháng, đã tuổi 70 nhưng được Bác thuyết phục mời tham gia vào Chính phủ, giữ chức Phó Chủ tịch nước. Cũng ngay sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền cách mạng non trẻ rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chính phủ đã kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, lập ra “Qũy độc lập”. Các phụ lão bất kể là nông dân hay địa chủ, tư sản, đều tự giác quyên góp vàng bạc, châu báu hoặc đồng tiền ít ỏi cho công cuộc kiến quốc, vệ quốc vĩ đại.

3.Người cao tuổi là rường cột xã hội cho sự hùng cường trường tồn dân tộc

Giờ đây, nhìn lại những hình ảnh tư liệu về các cuộc mít tinh hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng” tại Hà Nội, thấy nhiều bậc phụ lão, nhất là phụ nữ tinh thần rất phấn chấn, tự tâm với chế độ mới, ta càng thêm thấu hiểu tinh thần yêu nước của phụ lão là một giá trị qúy báu, hiếm có, một lực lượng vật chất, một sức mạnh tinh thần to lớn trong Cách mạng tháng Tám. Các phong trào thi đua ái quốc từ năm 1948 đến nay, đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần trong các giai tầng xã hội, nhất là trong các thế hệ NCT - lực lượng quan trọng của xã hội Việt Nam hiện đại. Đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, NCT Việt Nam tiếp tục tô thắm bề dày lịch sử vẻ vang của mình. Họ vẫn bám trụ nơi đường biên giới để góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, họ vẫn động viên con cháu ra đảo xa, lên vùng biên để gìn giữ non sông gấm vóc, họ còn là một lực lượng lao động, thậm chí còn là chủ các trang trại, cơ sở sản xuất, làm giàu cho quê hương, đất nước, họ cũng là những người miệt mài nghiên cứu khoa học, cống hiến tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, họ là văn nghệ sĩ gạo cội, những nghệ nhân trên nhiều lĩnh vực, biết giữ lửa cho văn hóa - bồi đắp hồn cốt dân tộc, và còn có một bộ phận cựu chiến binh cao tuổi vẫn lặng lẽ khoác ba lô băng rừng đi tìm hài cốt đồng đội. Đảng, Nhà nước đã, đang và tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò NCT trong tiến trình hướng tới khát vọng dân tộc hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc. Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XIII) sẽ là định hướng chính trị quan trọng cho công tác của Hội NCT Việt Nam vươn lên tầm cao mới.

Không thẹn lòng với tiền nhân, NCT Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc, trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội đã và đang thể hiện rõ tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, “Tuổi cao chí càng cao”. Với một lực lượng đông đảo (chiếm gần 1/6 dân số cả nước), trong đó có khoảng 11 triệu hội viên Hội NCT, tuy không còn trong độ tuổi lao động chính, nhưng dưới các góc độ khác nhau, cán bộ, hội viên Hội NCT Việt Nam đều có thể tiếp tục cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Có ý kiến chuyên gia cho rằng, tới 40% người trong độ tuổi từ 60 trở lên hiện vẫn là lực lượng lao động trực tiếp trong đời sống xã hội. Vì thế, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, NCT Việt Nam dù trong bất kì hoàn cảnh nào, họ luôn luôn là rường cột của nền tảng xã hội, bảo đảm cho sự trường tồn dân tộc.

PGS.TS Trần Viết Lưu
Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Tuyên giáo Trung ương

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc với Bộ Xây dựng Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm và làm việc với Bộ Xây dựng Việt Nam

Chiều 25/7, tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã tiếp kiến đồng chí Esteban Lazo Hernandez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.

Tin khác

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững
Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương. Ban Lễ tang gồm 35 thành viên do Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Lễ tang gồm 27 thành viên, do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm Trưởng ban.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta
Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân. Đồng chí còn là người kế tục và thực hành xuất sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhà lý luận uyên bác, tài ba của Đảng, người tiên phong trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nâng tầm nền lý luận chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”

Người cao tuổi TP Hồ Chí Minh “biến đau thương thành hành động”
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NCT ở TP. Hồ Chí Minh quyết tâm biến đau thương thành hành động, việc làm thiết thực, có ích cho nước, cho dân. Tạp chí NCT trích đăng những cảm nghĩ, bày tỏ, thể hiện của một số NCT …

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 - 1/8/2024), ngày 24/7, tại Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam.

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT
Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ

Tây Ninh: Truy điệu, an táng 172 hài cốt liệt sĩ
Ngày 24/7, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82; Lễ truy điệu, Lễ an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia đưa về nước đợt 2, giai đoạn XXIII (mùa khô 2023 - 2024).

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ

Bình Thuận họp báo định kỳ 6 tháng đầu năm: Nhiều vụ việc dư luận quan tâm được làm rõ
Chiều 23/7, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh chủ trì hội nghị; tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam – Cuba: Tăng cường hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng

Việt Nam – Cuba: Tăng cường hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng
Ngày 23/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi Hội đàm với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba Rene Mesa Villafana và Đoàn công tác.

Những tình cảm “đặc biệt” của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện 108 dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những tình cảm “đặc biệt” của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện 108 dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời - Đó là những tâm sự, chia sẽ của của đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện 108.

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng

Thủ tướng: Đẩy mạnh công tác 'đền ơn đáp nghĩa' với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin

Tri ân người có công, ra mắt ngân hàng Gene liệt sĩ chưa xác định thông tin
Việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người cao tuổi Bình Thuận tỏ lòng thương tiếc đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi nghe tin Tổng Bí thư qua đời nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đều bày tỏ lòng thương tiếc…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam
Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn về "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam".

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Xem thêm
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hội NCT TP Hồ Chí Minh kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 25/7, Đoàn Hội NCT TP. Hồ Chí Minh do TS Hùynh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Trưởng BĐB Hội NCT TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế nghiêng mình tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ viếng, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) từ 7 giờ đến 13 giờ. Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, TP Hà Nội... Tang lễ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu hút, làm xúc động hàng triệu trái tim người dân và bạn bè quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta

Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nư
Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Góp phần xây dựng thể chế để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT

Chiều 24/7, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung ương Hội chủ trì Hội thảo lấy ý kiến xây dựng bổ sung mục chính sách hỗ trợ việc làm cho NCT trong Luật Việc làm (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có các Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng; Trưởng, Phó trưởng các đơn vị trực thuộc và cán bộ, chuyên viên; lãnh đạo, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam.
Phiên bản di động