“Ông vua muối sấy Việt Nam”

Xóm tôi ở có trên trăm hộ, với gần ngàn nhân khẩu nằm bên con rạch ngoằn ngoèo có tên gọi rạch Đốc Vàng hạ, quanh năm có nước ngọt từ con sông Tiền chảy vào mang nhiều sản vật tôm, cua, cá và phù sa bồi đắp... Người dân trong xóm chuyên sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và buôn bán…

Hơn 15 năm nay, xóm tôi xuất hiện một cơ sở sản xuất muối sấy mang thương hiệu Ngọc Yến. Cơ sở này do ông Ba làm chủ lấy tên con gái làm thương hiệu. Năm nay, ông đã ngoài 70 tuổi nhưng sức khỏe vẫn cường tráng, thân hình rắn rỏi, tâm trí minh mẫn và có tấm lòng nhân ái bao la. Cơ sở muối sấy Ngọc Yến của ông sản xuất rất nhộn nhịp đã tạo việc làm và thu nhập ổn định hằng tháng cho gần trăm lao động trong và ngoài địa phương.

Từ nhiều năm nay, năm nào cũng vậy, ông Ba luôn trích khoản lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh muối sấy hỗ trợ thường xuyên 200.000 đồng/hộ/tháng cho trên 700 hộ nghèo, người già neo đơn và tài trợ 1 triệu đồng/tháng/đơn vị cho 14 đơn vị như: Hội Người mù, Hội Ðông y, Hội Chữ thập đỏ huyện… Ngoài ra, ông còn xuất tiền cất tặng nhà tình thương; hỗ trợ học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó học giỏi; mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hộ cận nghèo; đóng góp Quỹ vì người nghèo; nâng cấp sửa chữa cầu đường nông thôn, mua xe ô tô đưa những người ốm, đau đến viện miễn phí…

Ông Ba tặng Quỹ vì người nghèo.
Ông Ba tặng Quỹ vì người nghèo.

Nổi bật trong năm 2020, ông Ba đã tự nguyện đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Đồng Tháp 200 triệu đồng, trao học bổng cho học sinh khó khăn, học giỏi năm học 2019 - 2020 100 triệu đồng… Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, từ đầu tháng 7/2021 đến cuối năm 2021, cơ sở muối sấy Ngọc Yến tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh do thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhưng ông Ba vẫn trích khoản tiền tiết kiệm dưỡng già của vợ chồng mình hỗ trợ đều đặn cho hàng trăm công nhân của cơ sở do ngưng việc với mức 100.000đồng/ngày/người. Đồng thời, ông Ba vẫn duy trì hỗ trợ thường xuyên cho trên 700 hộ nghèo, người già neo đơn trong huyện mỗi tháng mỗi hộ bình quân 15kg gạo, muối sấy và 50.000 đồng tiền mặt và tài trợ 1 triệu đồng/tháng/đơn vị cho gần 20 đơn vị…

Là con cháu, xóm giềng thân thiết với ông Ba nên tôi biết nhiều về gia cảnh của ông.Trước đây, gia đình ông Ba cũng có của ăn, của để, con cái đều được học hành… Nhưng, vào những năm cuối thế kỉ XX do làm ăn thua lỗ, chăn nuôi thất bại, nợ nần chồng chất, phải bán nhà, bán đất mà rời bỏ quê hương tìm kế mưu sinh nơi đất lạ quê người. Trong lúc tìm phương kiếm sống, ông được người chị ở tỉnh Tây Ninh gọi lên làm muối sấy để bán. Sau hai năm làm muối, ông đã hình thành được công thức mới phù hợp với khẩu vị của đại đa số khách hàng và được nhiều lời khen ngợi.

Trải qua hơn 6 năm làm ăn tại Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh, đến năm 2006 ông Ba trở về quê nhà ở khóm Tân Đông A, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để gây dựng nên cơ sở chế biến muối sấy Ngọc Yến ngày nay. Nhìn cuốn sổ ghi số lượng và doanh số hằng năm của ông Ba, tôi không khỏi giật mình. Từ chỗ chỉ sản xuất được 40 tấn/năm (2007), đến năm 2014, cơ sở muối sấy Ngọc Yến đã cán mốc 500 tấn với doanh thu hơn 15 tỉ đồng. Cuối năm 2014, ông Ba đầu tư xây dựng thêm cơ sở 2 với sân phơi muối đạt tiêu chuẩn y tế quốc gia trên diện tích 1.000m2. Qua năm 2015, cơ sở đã sản xuất và tiêu thụ cả nghìn tấn muối sấy, đưa doanh thu lên trên 20 tỉ đồng, đạt lợi nhuận gần 4 tỉ đồng. Năm 2019 và năm 2020, mỗi năm cơ sở đã sản xuất và tiêu thụ gần 2.000 tấn muối sấy, đưa doanh thu lên trên 75 tỉ đồng, đạt lợi nhuận khoảng 15 tỉ đồng. Năm 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng cơ sở của ông Ba vẫn có doanh thu và lợi nhuận…

Vào năm 2017, ông Ba cùng với hai con rể tự mày mò, sáng chế thành công hệ thống máy sấy muối bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ với 100 triệu đồng, ba cha con ông đã nghiên cứu chế tạo máy sấy muối ớt ướt sử dụng hiệu quả không thua máy sấy “chuyên dụng” đang bán trên thị trường có giá trên 1 tỉ đồng. Cơ sở muối sấy Ngọc Yến đã lắp đặt được 12 chiếc máy sấy loại này hoạt động hết công suất nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường.

Việc chế tạo thành công hệ thống máy sấy muối, ông Ba vinh dự nhận được giải B - Giải thưởng Hội thi Sáng tạo kĩ thuật tỉnh Đồng Tháp lần thứ 14 năm 2016 - 2017 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật tỉnh tổ chức và được vinh danh là 1 trong 74 nhà sáng tạo toàn quốc, nhận giải thưởng “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam”, được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cấp Bằng chứng nhận vì đã có công trình “Máy sấy muối ớt ướt”. Không dừng lại, ông Ba còn tự nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến và nâng cấp thành công hai máy sấy muối vận hành bằng điện trở 3 pha, với kinh phí đầu tư mỗi máy khoảng 50 triệu đồng, giảm hơn nửa kinh phí đầu tư so với máy sấy trước. Máy có tên “Máy sấy muối công nghệ - Model: MSNY 2021”. Ông cho biết: Hiệu quả của máy này khi vận hành, sản phẩm muối nằm gọn trong lòng kiếng nên nhiệt độ không thoát ra ngoài, mau được sấy khô hơn; công nhân không bị ảnh hưởng sức nóng tỏa ra. Bình quân một máy cho ra 550 kg muối thành phẩm chỉ mất 8 giờ, tăng hơn máy sấy muối ớt ướt là 50kg và tăng doanh thu lên 250.000đồng/máy”. Ông Ba đã tiếp tục chế tạo thêm 10 máy sấy loại chạy bằng điện năng để thay thế toàn bộ hệ thống máy cũ, nâng cao chất lượng sản phẩm, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh danh hiệu “Nhà khoa học của Nhà nông”.

Có "của ăn của để", ông Ba không giữ lại để hưởng thụ cho riêng mình mà dành phần đáng kể đóng góp cho các hoạt động từ thiện xã hội. Hơn 15 năm qua, tổng giá trị tiền và vật chất mà ông đã làm công tác thiện nguyện lên đến 12 tỉ đồng. Ông tâm sự: “Ðời tôi từng khổ nhiều nên tôi rất hiểu và muốn chia sẻ với những cảnh khổ của người khác”.

Có rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà báo và các văn nghệ sĩ… đã dành những lời khen ngợi, biểu dương, tôn vinh, ca tụng ông Ba xóm tôi, nổi bật là danh hiệu cao quý là “Vua muối sấy Việt Nam”.

Phóng sự của Trần Trọng Trung

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Người “Chiến sĩ Điện Biên” gương mẫu

Cụ Nguyễn Cảnh Loan, ở khu phố 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm nay 87 tuổi, vinh dự được Ban Tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh (CCB), cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mời dự buổi “Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại biểu CCB, cựu TNXP” tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng

Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…
Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.
Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.
Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tin khác

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Bà Nguyễn Thị Thạnh, hội viên Hội NCT khối Phúc Lộc, phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An là gương điển hình luôn tâm huyết với công tác Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Bà xứng đáng là phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nổi tiếng về sự hiếu học của xứ Thanh. Mảnh đất này còn được biết đến với tên gọi là làng khoa bảng, làng tiến sĩ của Thanh Hóa. Trong các triều đại phong kiến, xã Hoằng Lộc đóng góp 12 vị tiến sĩ, trong đó có 7 tiến sĩ được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chuyện về ông Chín mắm

Chuyện về ông Chín mắm
Người dân ở thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thường gọi ông Lê Văn Chín với cái tên thân thương như vậy. Ông không chỉ là người được bà con huyện đảo tin yêu, quý trọng vì những đóng góp cho công việc chung, mà bởi ông còn rất giỏi nghề làm mắm.

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết
Đã 75 tuổi, song ông Nguyễn Văn Ngôn, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Trực Ninh vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trước mọi công việc của Hội, góp phần đưa phong trào thi đua của Hội Cựu TNXP huyện Trực Ninh được xếp vào tốp đầu của tỉnh Nam Định.

Giàu lên từ trồng cam

Giàu lên từ trồng cam
Cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phương, 70 tuổi, thôn Khe giáo, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là người tiên phong trồng cam có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động địa phương.

Người cao tuổi “còn sức khỏe là còn cống hiến”

Người cao tuổi “còn sức khỏe là còn cống hiến”
Trong 5 năm qua, Hội NCT tỉnh Quảng Nam tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”, lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban MTTQ tỉnh phát động với phong trào NCT làm kinh tế giỏi để phát huy kinh nghiệm, trí tuệ, tâm huyết của NCT, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội, nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Sáng 11/4, tại TP Hà Nội, Hội NCT Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Sài Gòn tổ chức Lễ kí kết Chương trình hợp tác “Sáng mắt sáng cả niềm tin”.
Tích cực tham gia các phong trào, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Tích cực tham gia các phong trào, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

Nhiều năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Khánh Hòa luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nêu gương trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm NCT trên mọi mặt đời sống xã hộ
Phối hợp vận động xây 21 nhà đại đoàn kết cho NCT nghèo

Phối hợp vận động xây 21 nhà đại đoàn kết cho NCT nghèo

Năm qua, Hội NCT các cấp huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của NCT tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…
Khắp nơi chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Khắp nơi chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Thời gian qua, Hội NCT tỉnh Sơn La, Đắk Nông đã tích cực chăm lo đời sống, vật chất cho NCT trên địa bàn.
Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Nữ trưởng thôn luôn nhiệt tình trong mọi công tác

Năm nay 64 tuổi, tham gia công tác thôn Liên Minh, xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội từ năm 2016, đến năm 2020, bà Nguyễn Thị Thuỷ đã được bà con thôn Liên Minh bầu làm Trưởng thôn. Suốt 4 năm qua, với tinh thần, trách nhiệm của một đảng viên, cựu chiến binh và hội viên Hội NCT, bà Thuỷ đã luôn năng động, nhiệt tình, xây dựng thôn Liên Minh phát triển về mọi mặt.
Tận tụy với việc công

Tận tụy với việc công

Không chỉ bà con Nhân dân địa bàn dân cư mà cả hội viên Hội NCT, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) đều nói về ông như vậy. Ông là Vũ Văn Phúc, Tổ trưởng dân phố kiêm Chi hội trưởng Hội cựu TNXP và Chi hội phó Chi hội NCT khu dân cư 16, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Ông Nguyễn Đình Thường, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào và công tác Hội NCT. Những cống hiến của ông góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được các cấp, các ngành và hội viên ghi nhận, đánh giá cao. Phóng viên Tạp chí Người cao tuổi có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đình Thường. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện…
Phiên bản di động