Omicron – virus làm lộ rõ nghịch lý thời đại dịch

Sự xuất hiện của biến thể Omicron khiến trái đất vốn đang không mấy “khỏe mạnh” lại tiếp tục bị chao đảo. Và virus nhỏ bé này một lần nữa làm lộ rõ nghịch lý trên thế giới thời đại dịch khi nhiều quốc gia tích trữ dư thừa vaccine thì ở không ít nước khác, người dân lại chưa được tiếp cận với biện pháp phòng COVID-19 hữu hiệu này.
Omicron – virus làm lộ rõ nghịch lý thời đại dịch
WHO đã đặt tên cho biến thể mới là Omicron và phân loại biến thể này là "biến thể đáng lo ngại" . (Ảnh: Reuters)

Đã hai năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu, thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra các biến chủng mới nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn. Và biến thể Omicron (ban đầu được gọi là B.1.1.529) lần đầu tiên được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ Nam Phi vào ngày 24/11. Ngay sau đó, hôm 26/11, WHO đã đặt tên cho biến thể mới là Omicron (theo bảng chữ cái Hy Lạp) và phân loại biến thể này là "biến thể đáng lo ngại". Được cho là có 32 đột biến trong protein gai, biến thể Omicron có thể xem là nguyên nhân khiến số ca nhiễm hàng ngày tại Nam Phi tăng tới 12 lần trong chưa đầy một tháng qua. Các ca nhiễm Omicron cũng đã được phát hiện ở châu Âu, Hong Kong, Israel và các nước ở miền Nam châu Phi.

Cố vấn Y tế Nhà Trắng Anthony Fauci cho biết sẽ không ngạc nhiên nếu chẳng may biến thể Omicron có mặt ở Mỹ, mặc dù hiện tại nước này chưa phát hiện ca nhiễm Omicron nào. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thậm chí đã phải hủy một hội nghị cấp bộ trưởng, một sự kiện lớn nhất trong vòng 4 năm qua của WTO, vào phút chót do lo ngại sự lây lan của Omicron. Với một loại virus như thế này, khả năng lây lan là khó tránh khỏi!

Có thể thấy trước đó, Delta, biến thể của SARS-CoV-2 vốn đang chiếm ưu thế trên toàn cầu hiện nay, lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ, từng gây ra làn sóng đại dịch thứ hai thảm khốc ở nước này, với số ca nhiễm hàng ngày lên tới hơn 400.000 ca. Và tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ đã có thể hạ nhiệt khi khoảng 1/3 dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ. Trong khi đó, biến thể Omicron lại đã chứng tỏ dễ lan truyền hơn biến thể chủ đạo Delta. Hiện vẫn chưa rõ liệu biến thể này thật ra bắt nguồn tại Nam Phi hay "du nhập" vào quốc gia này từ những nơi khác trong khu vực; song điều mà các nhà khoa học biết được chính là: nhiều khả năng virus đã biến đổi ở những nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp và có mức độ lây nhiễm của virus cao.

Một trong những đặc tính quan trọng của virus corona là protein gai - cho phép virus xâm nhập vào tế bào vật chủ và gây bệnh. Protein gai cũng là thành phần mà các loại vaccine phòng COVID-19 nhắm tới để ngăn chặn virus. Tuy nhiên, ở những người chưa tiêm chủng, virus xâm nhập, tấn công tế bào vật chủ và biến tế bào thành một “nhà máy”. Sau đó virus sẽ tự nhân bản. Nếu quá trình “sao chép” bị lỗi, các nhà khoa học gọi đó là một đột biến. Một đột biến có thể giúp virus đi vào tế bào cơ thể dễ dàng hơn. Khi các đột biến tăng lên theo thời gian, nó sẽ làm sinh ra biến thể mới của một dòng virus. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp có thể khiến các đột biến xảy ra nhiều hơn.

Tuy nhiên, thực tế là mặc dù hàng tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sản xuất và phân phối trên thế giới nhưng “bức tranh” đó lại có sự phân hóa sâu sắc giữa các nước. Trong khi một số quốc gia đã nhanh chóng tìm được nguồn cung vaccine thì những quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, vẫn chưa tiếp cận được. Trong khi các nước phát triển đã đạt được thỏa thuận từ sớm với các nhà sản xuất vaccine để bảo đảm hàng tỷ liều, thậm chí từ trước khi vaccine được phê duyệt, thì các nước nghèo chỉ có thể dựa vào nguồn cung hạn chế từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ chế COVAX. Đặc biệt, gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều tăng cường cho người dân với hy vọng thêm khả năng miễn dịch cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, ngăn chặn đà bùng phát trở lại của đại dịch do lo ngại về các biến thể mới của SARS-CoV-2. Trong khi đó, hàng trăm triệu người khác vẫn đang chờ được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên.

Theo số liệu từ Our World in Data, dự án thuộc Đại học Oxford (Anh), chỉ 7% dân số châu Phi được tiêm chủng đầy đủ, trong khi tỷ lệ toàn cầu là 42%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tại châu Âu và Mỹ lần lượt là 67% và 58%, tương phản hoàn toàn với Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, nơi mới chỉ tiêm đầy đủ được cho 1,7% trong số 206 triệu dân. Ethiopia, nước đông dân thứ hai châu Phi, mới đạt 1,2%. Hay bản phân tích do công ty phân tích khoa học Airfinity tại châu Phi thực hiện mới đây cho thấy tình trạng bất bình đẳng vaccine nghiêm trọng giữa các nước có thu nhập cao và các nước có thu nhập thấp, đặc biệt ở châu Phi. Theo bản phân tích, số liều vaccine phân phối cho các nước G20 theo đầu người cao gấp 15 lần so với số liều phân phối cho các nước cận Sahara châu Phi, gấp 15 lần số liều phân phối cho các nước có thu nhập thấp và gấp 3 lần số liều phân phối cho tất cả các nước khác cộng lại. Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown từng cảnh báo các nước phương Tây có thể phải vứt bỏ 100 triệu liều vaccine chỉ trong vài tuần tới do người dân không tiêm hết, trong khi đó chỉ 7,5% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều vaccine…

Và sự xuất hiện của biến thể Omicron chính là minh chứng làm lộ rõ nhất, phơi bày tình trạng bất bình đẳng vaccine và chậm tiêm chủng - những trở ngại khiến cho cuộc chiến chống COVID-19 càng thêm khó khăn và kéo dài. Trong số 8 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh cấm du lịch liên quan đến biến thể Omicron, tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine dao động từ 5,6% ở Malawi đến 37% ở Botswana. Các nhà khoa học và các chuyên gia y tế cộng đồng đã cảnh báo rằng khoảng cách lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển xét về tỷ lệ tiêm chủng có thể là nguyên nhân dẫn tới xuất hiện biến thể mới. Ông Michael Head, nhà nghiên cứu cao cấp về y tế toàn cầu tại Đại học Southampton (Anh), nhận định sự xuất hiện của các biến thể mới là "hậu quả tự nhiên của việc thế giới tiêm chủng quá chậm". Trong khi đó, ông Jeremy Farrar, Giám đốc quỹ từ thiện Wellcome Trust (Anh) chuyên nghiên cứu y tế, lưu ý sự xuất hiện của biến thể mới cho thấy tại sao thế giới cần bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với vaccine COVID-19 và các công cụ y tế công cộng khác. Tổ chức Y tế Thế giới thì nhấn mạnh rằng bất bình đẳng vaccine chính là cách chúng ta tự thua trong cuộc chiến chống COVID-19.

Các cơ quan y tế công cộng quốc tế đều khẳng định, không ai được an toàn cho đến khi tất cả đều an toàn, vì virus SARS-CoV-2 lưu hành càng lâu mà không được kiểm soát, thì khả năng xuất hiện các biến thể mới có thể kháng vaccine càng lớn. Do đó, ngay cả khi tỷ lệ miễn dịch đạt được rất cao ở các nước phát triển nhưng hàng trăm triệu người ở những nước nghèo quanh họ chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng chưa thể được dập tắt. Và vì vậy, nếu như các nước giàu chưa bị thuyết phục chia sẻ thêm vaccine dựa trên các lý lẽ về công bằng, thì có thể họ sẽ phải khuất phục trước nguy cơ về những biến thể mới sẽ phát sinh ở những nơi ngoài biên giới nước họ. Và Omicron chính là một tiếng chuông cảnh tỉnh kịp thời và rõ nét nhất.

Trong khi chúng ta vẫn cần phải biết thêm về Omicron, chúng ta cũng biết rằng còn nhiều người dân trên thế giới vẫn chưa được tiêm phòng. Các biến thể mới sẽ vẫn tiếp tục xuất hiện, và đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục kéo dài. Chúng ta sẽ chỉ có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến thể mới nếu như có thể bảo vệ tất cả người dân trên thế giới, chứ không chỉ ở các nước giàu. Càng trì hoãn tiêm chủng cho toàn bộ dân số, chúng ta sẽ càng nhanh chóng hết bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến chủng mới. Cách duy nhất để ngăn ngừa điều đó, không thể phủ nhận, đó là tiêm vaccine nhanh hơn cho nhiều người hơn. Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã cho thấy virus vẫn chưa bị đánh bại và sẽ càng khó bị đánh bại nếu thế giới không rút ra được bài học từ những điều đã trải qua.

Biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 Omicron lan tới Đông Nam Á Biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 Omicron lan tới Đông Nam Á

Bộ Y tế Singapore cho biết, 2 ca mắc COVID-19 nhập cảnh cho kết quả dương tính với biến chủng mới Omicron đã được cách ...

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron Bộ Y tế yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron

Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trước biến chủng ...

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là sai sự thật, không có cơ sở, không phản ánh đúng nỗ lực của các cơ quan chức năng của Việt Nam và khiến dư luận Việt Nam bất bình" - Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng tuyên bố.
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

NMO - Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Bộ Ngoại giao thông tin việc các nạn nhân vụ 39 thi thể ở Anh nhận bồi thường

Bộ Ngoại giao thông tin việc các nạn nhân vụ 39 thi thể ở Anh nhận bồi thường

Chiều 12/1/2023, tại cuộc họp báo thường kỳ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Tòa án Anh yêu cầu Ronan Hughes - kẻ cầm đầu đường dây buôn người, bồi thường 180.000 bảng cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong xe container năm 2019.
Hộ chiếu Việt Nam tăng bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu

Hộ chiếu Việt Nam tăng bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu

NMO - Henley Global Index vừa công bố Chỉ số xếp hạng hộ chiếu Henley quý mới năm 2023 với 112 thứ hạng cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tin khác

OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ ở mức 2 triệu thùng/ngày

OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu mỏ ở mức 2 triệu thùng/ngày
Quyết định giảm sản lượng được đánh giá như một động thái "tăng áp" cho giá đầu, tiếp tục đẩy lạm phát lên cao dù đã lên tới những mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia.

Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot ấn định phiên xét xử cuối cùng

Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot ấn định phiên xét xử cuối cùng
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC) sẽ xử phiên cuối cùng đối với kháng cáo của Khieu Samphan - người đứng đầu nhà nước "Campuchia Dân chủ" thời chế độ Pol Pot, vào ngày 22/9 tới.

Thủ lĩnh mạng lưới khủng bố Al-Qaeda bị tiêu diệt tại Afghanistan

Thủ lĩnh mạng lưới khủng bố Al-Qaeda bị tiêu diệt tại Afghanistan
Truyền thông Mỹ dẫn nhiều nguồn thạo tin cho biết, Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda, đã bị tiêu diệt tại nhà riêng ở thủ đô Kabul, Afghanistan.

Nhật Bản thông qua kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển

Nhật Bản thông qua kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển
Ngày 22/7, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã thông qua kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý, tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, ra biển.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn ngã gục

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn ngã gục
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn, được đưa tới bệnh viện trong ngày 8/7.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Biden

Mục đích chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm Israel và Saudi Arabia. Vậy Washington kỳ vọng sẽ đạt được điều gì trong chuyến công du ngoại giao tới Trung Đông lần này?

Thế giới sắp chạm ngưỡng 532 triệu ca nhiễm COVID-19

Thế giới sắp chạm ngưỡng 532 triệu ca nhiễm COVID-19
Tính đến sáng 31/5, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 531.851.711 ca nhiễm và 6.311.498 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 307.387 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á đứng đầu với 206.634 trường hợp.

Quốc tế kêu gọi nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu

Quốc tế kêu gọi nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
Trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva lên tiếng kêu gọi các bên nhanh chóng vào cuộc, tìm giải pháp.

Những vụ xả súng đẫm máu tại Mỹ

Những vụ xả súng đẫm máu tại Mỹ
Ngày 24/5, vụ xả súng rúng động ở trường tiểu học Robb, Uvalde, Texas, Mỹ khiến 19 trẻ em và 2 người lớn thiệt mạng. Đây là thảm kịch mới nhất trong hàng loạt vụ xả súng lớn ở Mỹ thời gian gần đây.

WHO họp khẩn về sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở Châu Âu

WHO họp khẩn về sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở Châu Âu
Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận về sự bùng phát gần đây của bệnh đậu mùa khỉ ở Châu Âu, một bệnh nhiễm virus chỉ thường phổ biến ở Tây và Trung Phi.

Mỹ đứng đầu thế giới về tình trạng che giấu tài sản của các cá nhân

Mỹ đứng đầu thế giới về tình trạng che giấu tài sản của các cá nhân
Mỹ hiện đứng đầu trong danh sách những nước đã để các cá nhân che giấu tài sản và cáo buộc các quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc cản trở những tiến bộ trong việc hạn chế các bí mật tài chính.

Bộ Ngoại giao thông tin về hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine
Việt Nam ủng hộ các hoạt động nhân đạo của Liên hợp quốc và các nước, đối tác quốc tế cho người dân bị ảnh hưởng tại chiến sự ở Ukraine.

Trong 5 năm tới nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C

Trong 5 năm tới nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C
Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Văn phòng Khí tượng Anh (Met Office) công bố ngày 9/5, trong 5 năm tới, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C do mức độ phát thải khí nhà kính cao kỷ lục và khả năng đó đang tăng lên theo thời gian.

Nga cảnh báo nguy cơ đụng độ trực tiếp nếu NATO gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine

Nga cảnh báo nguy cơ đụng độ trực tiếp nếu NATO gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine
Moskva cảnh báo nguy cơ đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO, nếu liên minh này triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine.

Nga tái khẳng định không nhằm mục tiêu chiếm đóng Ukraine

Nga tái khẳng định không nhằm mục tiêu chiếm đóng Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định, quân đội Nga không tấn công các mục tiêu dân sự và việc chiếm đóng không phải là một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Xem thêm
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Ngày 7/3, hãng thông tấn AP của Mỹ đưa tin, lực lượng Houthi ở Yemen tấn công tên lửa vào tàu chở hàng True Confidence ở Vịnh Aden vào ngày 6/3. Trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, trong đó 1 người thiệt mạng.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Phiên bản di động