e magazine
20/07/2021 13:31
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

20/07/2021 13:31

Tôi về hai bản Tà Số 1 và Tà Số 2 xã biên giới Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vào một ngày hè đầy nắng. Trong khi dưới xuôi, “cái con” Covid-19 đang hoành hành thì cuộc sống người dân bản 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn bình yên đến lạ.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Tôi về hai bản Tà Số 1 và Tà Số 2 xã biên giới Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vào một ngày hè đầy nắng. Trong khi dưới xuôi, “cái con” Covid-19 đang hoành hành thì cuộc sống người dân bản 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn bình yên đến lạ.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Đường vào bản khá đẹp với những thảm bê tông mềm mại, len lỏi qua những ngôi nhà khang trang, đường hoa đan xen dẫn lối. Mấy ngôi nhà xây mái ngói đỏ au thấp thoáng bóng người đang trồng hoa trước cửa.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Chiếc xe máy đang bon bon trên con đường bê tông sạch đẹp, bỗng đỗ xịch trước một ngôi nhà gỗ. Mùa A Dế tiến về phía hai người đàn ông một già một trẻ đang trồng hoa, thoăn thoắt lấy một cây khẽ đặt xuống hố. Vun nhanh vào gốc ít đất mịn mềm đỏ au, A Dế tươi cười: “Dân bản chúng tôi đang thi nhau trồng hoa làm đẹp nhà, đẹp bản đấy nhà báo ạ!”. Sau khi đồng ý cho tôi chụp kiểu ảnh với gia chủ, ông Dế cho biết thêm: “NCT chúng tôi đã chung tay để xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 và hiện đang tiếp tục góp sức để xây dựng làng du lịch cộng đồng hấp dẫn. Có vậy, đời sống đồng bào tôi mới khá hơn, cái đầu óc cũng khai thông được chứ!”.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Mùa A Dế là Chi hội trưởng NCT bản Tà Số 2. Mới qua hơn 6 thập kỉ “nhìn thấy mặt trời”, mà A Dế đã có nhiều năm làm công tác Hội NCT, đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng ở bản vùng cao xa xôi này. Chi hội do A Dế quản lí chỉ có trên hai chục hội viên, nhưng do địa bàn rộng, nên khi có việc cần triển khai là cứ rong ruổi trên xe máy đi một vòng, mất cả ngày cả buổi mới hết. Có khi đến, hội viên không ở nhà, hôm sau lại đến. “Có vậy mới truyền tải được đến tận hội viên, để họ biết mà thực hiện”, A Dế bảo. Trong 2 đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát hồi năm ngoái và đầu năm nay, A Dế đã cùng cấp ủy, chính quyền, mặt trận thôn “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền các nội dung phòng chống dịch, thực hiện quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khoảng cách, khai báo y tế) của Ban Chỉ đạo các cấp.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Không chỉ phát tờ rơi đến tận tay bà con, A Dế còn nhiệt tình hướng dẫn, thực hành các thao tác cụ thể để hội viên NCT và bà con nhìn thấy, làm theo. Ví như, thực hành cách đeo khẩu trang ngay tại chỗ, nhắc bà con không cầm tay vào mặt khẩu trang, khẩu trang y tế phải cho mặt xanh ra ngoài; rửa tay bằng xà phòng cần phải xoa kĩ bên trong và bên ngoài lòng bàn tay, từng kẽ ngón tay, cổ tay, cách xả nước sạch; hạn chế đông người và thực hiện giãn cách ở các đám cưới, đám tang, v.v. A Dế còn phân tích cho bà con hiểu sự khác nhau giữa Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, và động viên bà con sẵn sàng khi xuất hiện tình huống giãn cách xã hội. Đầu năm 2021, ngay khi dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư bùng phát, Mùa A Dế còn mua khẩu trang để tặng cán bộ, hội viên khi dự lễ mừng thọ hoặc thực hiện trao bằng mừng thọ tại nhà cho NCT.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Đưa tôi đi thăm ngôi rừng trên 3 héc ta do NCT quản lí, Hạng A Giống, Chi hội trưởng NCT bản Tà Số 1 phấn khởi: Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, Chi hội NCT được địa phương giao cho quản lí, khai thác hợp lí khu rừng để lấy nguồn gây quỹ hoạt động. Do vậy, Hội đã có nguồn để thăm hỏi hội viên ốm đau, phúng viếng hội viên qua đời và chi các hoạt động phong trào của NCT. Từ nguồn Quỹ, Hội cũng chi khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu, nhằm thúc đẩy phong trào "Tuổi cao - Gương sáng" ở cơ sở.

Chủ tịch Hội NCT xã Nguyễn Đức Duy chia sẻ: Sở dĩ công Hội NCT ở xã vùng cao xa xôi này hoàn thành tốt là do sự đóng góp tích cực của hai Chi hội trưởng uy tín và gương mẫu này. Tuy tuổi mới trên dưới 60 nhưng cả hai ông Mùa A Dế và Hạng A Giống và có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, xây dựng tổ chức Hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội cấp trên nhiều lần khen thưởng. Không chỉ là Chi hội trưởng tiêu biểu, Hạng A Giống, Mùa A Dế còn là người có uy tín trong cộng đồng. “Tiếng nói của cái người già A Giống, A Dế nghe lọt lỗ tai bà con”, “việc làm của A Giống, A Dế làm cái gương sáng để bà con soi vào đấy mà làm theo”, một hội viên cao tuổi đã chia sẻ với tôi như vậy.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Hai Chi hội trưởng NCT Mùa A Dế và Hạng A Giống không chỉ là cán bộ Hội tâm huyết, mà còn là những hội viên gương mẫu trong gia đình, xóm bản. Cả hai ông cùng gia đình đều có nhiều nương trồng lúa, ngô, sắn và nhiều héc ta rừng, hằng năm trừ chi phí cũng thu lãi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Các ông còn giáo dục con cháu hiếu thảo, chăm chỉ làm ăn, gia đình nhiều năm liền đạt danh hiệu Gia đình Văn hóa tiêu biểu. Bà Tráng Thị Vế, vợ ông Mùa A Dế cũng từng được vinh danh hội viên làm kinh tế giỏi năm 2015 và con trai ông bà, anh Mùa A Vàng là đoàn viên tích cực của bản, được Ban Chấp hành Xã đoàn khen thưởng. Bà Vế hiện đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng Phụ nữ bản, đang tích cực cùng chị em phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống phục vụ khi làng du lịch cộng đồng đón du khách trở lại khi hết dịch. Hạng A Giống còn duy trì và dạy cho con cháu nghề rèn truyền thống, vừa phục vụ bà con thôn bản, vừa bảo tồn, phát huy nghề lâu đời của cha ông truyền lại.

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

Tôi hỏi: “Làm thế nào mà hai già A Dế, A Giống được lòng hội viên và bà con đến thế?”. Trả lời: “Mình nói sao làm vậy thôi! Làm gì cũng phải suy nghĩ trước sau, có lợi cho bà con dân bản, cho hội viên thì làm hết sức mình. Còn có lợi cho mình thì phải nghĩ xem có hại cho tập thể hay không, nếu làm hại tập thể hoặc người khác thì dù lợi đến mấy cũng phải đắn đo”.

Tôi lại hỏi: “Dưới xuôi Covid nhiều lắm, sao ở đây an toàn thế?”. “Dân bản Mông chúng tôi nghe lời Chính phủ, chính quyền địa phương, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch. Khi được thông tin có Covid-19, người già chúng tôi là đối tượng cần quan tâm đầu tiên, vì cao tuổi rồi, sức đề kháng kém đi, có nhiều bệnh nền nên khó chống đỡ hơn. Vì thế, chúng tôi tuyên truyền trong hội viên và bà con chấp hành nghiêm quy định 5K của ngành y tế. Người cao tuổi, người già, các bậc ông bà, cha mẹ phải nêu gương trước, rồi bảo ban con cháu không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, hạn chế ra khỏi nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên và quét dọn, vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ sạch sẽ, không để cái chỗ cho con virut ẩn trú” .

Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số
Những Chi hội trưởng người cao tuổi ở bản vùng cao Tà Số

A Giống phấn khởi: “Công việc thường ngày của chúng tôi là gần gũi tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động đến cán bộ, hội viên luôn gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt khi xảy ra những mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình, dòng họ hoặc trên địa bàn dân cư, NCT tham gia tổ hòa giải rất hiệu quả”.

Qua lời ông Hạng A Giống, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay từng ngày trên quê hương Tà Số, trong đó có đóng góp không nhỏ của hội viên NCT. Trong vai trò “cây cao bóng cả”, trụ cột tinh thần cho con cháu và bản làng, NCT hai bản Tà Số đã bảo ban, hướng dẫn con cháu cách làm ăn, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, động viên con cháu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ chỗ thu nhập thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Do vậy, mấy năm gần đây, các cây ngô, cây sắn kém năng suất được thay thế bằng cây đào, cây mận, chanh leo. Nhà ai cũng có vườn cây ăn trái sum suê và nhiều héc ta rừng làm "lưng vốn". Những vạt cỏ voi phục vụ chăn nuôi trâu bò cao ngút tầm mắt phục vụ nhu cầu chăn nuôi đại gia súc ngày càng tăng. Từ đó, thu nhập từng nhà, từng người tăng đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông từng bước cải thiện nâng cao.

Hiện nay, trên quê hương nông thôn mới Chiềng Hắc, đặc biệt ở bản Tà Số, tất cả các hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng điện lưới quốc gia; trẻ em được đến trường đúng độ tuổi. Đời sống bà con ngày càng khá giả, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhà nào cũng mua được tivi, xe máy, một số hộ khá giả còn mua ô tô để chở hàng; nhà cửa xây dựng khang trang...

Phóng sự của Thanh Hà

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Phiên bản di động