Chuẩn Đô đốc Lê Bá Quân vinh dự đón nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Tin tức 20/07/2023 08:56
![]() |
Công nhân trong giờ làm việc tại các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Theo đó, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nằm trong top 10 của tỉnh có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước giai đoạn 2021-2022. Quy mô GRDP của tỉnh theo giá hiện hành tăng dần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Ước đến năm 2023, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 62,5-63,8%; dịch vụ chiếm 29,5-30,5% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6,5-6,9%.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao, năm 2020 tổng thu ngân sách đạt 32,5 nghìn tỷ đồng; năm 2021 đạt 32,9 nghìn tỷ đồng; năm 2022 lập mốc mới đạt 40,3 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 33,6 nghìn tỷ đồng; ước năm 2023 đạt khoảng 32,9 nghìn tỷ đồng.
Công nghiệp tiếp tục được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2021-2023 đều tăng. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới như NorthSar Precious; Sojit, Karaft Vina… quan tâm và đầu tư tại tỉnh. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp nội làm chủ chuỗi cung ứng sản xuất như: Cosmos, Á Mỹ, CNC,… sản xuất các sản phẩm xuất khẩu Mỹ, Châu Âu và các thị trường lớn trên thế giới.
![]() |
Vĩnh Phúc trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư |
Từ năm 2021 -2023, toàn tỉnh đã thu hút vốn đầu tư FDI đạt 1,9 tỷ USD. Lũy kế đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 468 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,9 tỷ USD của các nhà đầu tư đến 19 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân giai đoạn 2021-2022 đạt 8,8%. Năm 2021 tăng trưởng GRDP 8,06% so với năm 2020; năm 2022 tăng 9,4% so với năm 2021, là mức tăng trưởng cao nhất từ năm 2014 đến nay, đứng thứ 5 trong vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 17 cả nước.... Đặc biệt, năm 2022 tăng 153,12 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 6 vùng Đồng bằng sông Hồng và thứ 14 cả nước. Gía trị GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 127,85 triệu đồng/người, đứng thứ 5 vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng ở vị trí thứ 9 cả nước. |
Về lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng có dấu hiệu phục hồi tốt và tăng trưởng ổn định. Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị cùng chợ truyền thống tiếp tục được quan tâm đầu tư Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc. Hoạt động du lịch từng bước được phục hồi và phát triển. Năm 2022, Khu du lịch Tam Đảo trở thành khu du lịch Quốc gia thứ 7 của Việt Nam và được tổ chức World Travel Awards vinh danh là thị trấn du lịch hàng đầu thế giới.
Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất tập trung quy mô lớn. Các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao được mở rộng diện tích; hình thành một số vùng sản xuất rau, quả an toàn thực phẩm theo quy trình VietGAP, sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao.
Chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh theo hướng công nghiệp và là thế mạnh của tỉnh, nhất là chăn nuôi lợn, gia cầm. Đến nay, một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn được hình thành và liên kết tiêu thụ; nuôi trồng thủy sản tiếp tục giữ ổn định, phát triển nhanh bền vững.
![]() |
Hướng đến nền nông nghiệp thông minh, an toàn và phát triển bền vững |
Để có được những con số ấn tượng này, ngay từ những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm nâng cao từng chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu giảm thời gian thực hiện các thủ tục so với quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư... Cùng với đó, UBND tỉnh tổ chức nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bên canh đó, Tổ giúp việc cho Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp nhận và hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; tăng cường triển khai, rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước trên tất cả các ngành, lĩnh vực; khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tháo gỡ nút thắt về đất đai, tăng cường giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thời gian tới, Vĩnh Phúc tiếp tục kiên định mục tiêu, định hướng đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, tính chất ngành nghề theo chủ trương của tỉnh và ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số, thân thiện với môi trường, ít phát sinh khí thải nhà kính, bảo đảm mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững song vẫn có giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, tham gia sâu và toàn diện vào chuỗi giá trị toàn cầu...