Kĩ sư Kha Vạng Cân - Trí thức tiêu biểu của Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh

Kĩ sư Kha Vạng Cân, sinh ngày 16/10/1908, tại Chợ Lớn, nay là TP Hồ Chí Minh (có tài liệu nói ông sinh ở Thủ Đức, Gia Định), con cụ Kha Ư Phúc - người Việt gốc Hoa, một tiểu tư sản thành thị. Từ nhỏ ông học ở Sài Gòn, năm 1926, đang học năm thứ hai của chương trình tú tài bản xứ khóa 3 tại Trường Chasseloup - Laubat (nay là Trường THPT Lê Quý Đôn), ông bị đuổi học do tổ chức bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh. Ông được cha mẹ rất kì vọng vì là người thông minh, có chí lớn, có ước mơ, hoài bão sau này có thể giúp ích cho đời.

Cũng trong năm 1926, sau khi bị đuổi học, ông trốn gia đình sang Pháp du học bậc đại học tại Trường Des Art et Métiens, rồi tu nghiệp tại Trung tâm Cơ khí quốc gia D’Aix en Provence. Với chuyên môn kĩ sư cơ khí, năm 1933, ông được nhận vào làm chuyên viên kĩ thuật cho hãng xe Renault ở Billancourt đến năm 1938.

Năm 1939, ông cùng Bộ Thuộc địa Pháp về Sài Gòn nghiên cứu hệ thống đường sắt Đông Dương và được hãng Renault giao cho làm đại diện của hãng để giao xe ôtô ray, chỉ đạo lắp ráp, đào tạo công nhân sử dụng, vận hành thành thạo rồi bàn giao cho Sở Hỏa xa Đông Dương. Sau khi xong nhiệm vụ ở Đông Dương, hãng Renault gọi ông trở lại Pháp để đi châu Phi bàn giao xe nhưng ông đã từ chối để ở lại Sài Gòn. Sở Hỏa xa Đông Dương vận động ông làm việc cho họ, hứa giúp đỡ ông nhập quốc tịch Pháp, hưởng lương công chức Pháp nhưng ông từ chối.

Kĩ sư Kha Vạng Cân - Trí thức tiêu biểu của Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh

Năm 1940, khi kĩ sư Kha Vạng Cân đang làm Giám đốc Hãng luyện thép và cơ học tại Sài Gòn thì ông Trần Văn Vân, một người bạn thân của ông mời ông cùng nhau lập Hãng luyện thép Cân et Văn ở Chợ Quán - một hãng luyện thép tư nhân lớn nhất Đông Dương thời đó. Kha Vạng Cân làm Giám đốc kĩ thuật, Trần Văn Vân làm Giám đốc kinh doanh.

Thời kì này, ông còn là thành viên của Hội đồng Liên bang Đông Dương, Hội đồng Quản hạt Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1942, Chánh Thanh tra chính trị của Pháp ở Nam Kỳ mời ông tham gia một loạt tổ chức quần chúng bên cạnh bộ máy cai trị của thực dân.

Đầu năm 1945, Kha Vạng Cân được vua Bảo Đại mời tham gia Hội đồng Cải cách giáo dục. Ông còn là Phó Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ do ông Trần Văn Ân làm Chủ tịch.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương và tháng 4/1945, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim được thành lập, mời ông giữ trọng trách Đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn khi chưa tròn 37 tuổi. Nhận được chỉ thị bí mật của Xứ ủy Nam Kỳ, ông đã đồng ý nhận lời.

Để tranh thủ lực lượng quần chúng lớn ở Nam Kỳ, dưới chiêu bài “Châu Á của người châu Á”, Thống đốc Nam Kỳ Minoda cho thành lập tổ chức Thanh niên Tiền phong. Xứ ủy Nam Kỳ (Xứ ủy Tiền phong) do đồng chí Trần Văn Giàu làm Bí thư đã triệt để lợi dụng thời cơ này cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng viên của Đảng bí mật tham gia sáng lập Thanh niên Tiền phong và là Chủ tịch của tổ chức này vào tháng 4/1945, Huỳnh Tấn Phát làm Trưởng ban Tổ chức. Thủ lĩnh của tổ chức này còn có Kha Vạng Cân, luật sư Thái Văn Lung, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thủ, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê,… Bí thư Xứ ủy Tiền phong Trần Văn Giàu và ông Nguyễn Văn Tây (tức Thanh Sơn) bí mật, trực tiếp chỉ đạo Thanh niên Tiền phong. Thanh niên Tiền phong về danh nghĩa do Nhật thành lập nhưng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Kỳ. Chỉ trong vòng hai tuần, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kĩ sư Kha Vạng Cân, luật sư Thái Văn Lung, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thủ, nhạc sĩ Huỳnh Văn Tiểng phân công nhau đi khắp các tỉnh Nam Bộ tổ chức xong Thanh niên Tiền phong, cử các thủ lĩnh ở mỗi cấp, tập hợp thanh niên luyện tập quân sự, mít-tinh tuyên thệ, biểu tình, tổ chức biểu diễn ở Long Xuyên, Cần Thơ, Sài Gòn,… Kĩ sư Kha Vạng Cân vừa là thủ lĩnh phong trào chung, vừa trực tiếp làm thủ lĩnh của Thanh niên Tiền phong Chợ Lớn. Thanh niên Tiền phong là tổ chức có vai trò lớn trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Nam Bộ.

Ông Kha Vạng Cân (đầu tiên bên trái hàng đứng), Đội trưởng bóng đá Sài Gòn - Chợ Lớn (1945). 	Ảnh tư liệu
Ông Kha Vạng Cân (đầu tiên bên trái hàng đứng), Đội trưởng bóng đá Sài Gòn - Chợ Lớn (1945). Ảnh tư liệu

Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa ở Sài Gòn - Chợ Lớn giành thắng lợi, Xứ ủy Nam Kỳ cử ông Trần Văn Giàu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ - gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ, còn kĩ sư Kha Vạng Cân được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh lâm thời Sài Gòn - Chợ Lớn. Trên cương vị Chủ tịch của chính quyền mới, để chấm dứt giai đoạn bi thương của dân tộc, ông cùng các ông Nguyễn Phú Hữu, Nguyễn Văn Thủ đã ra lệnh triệt hạ các bức tượng do thực dân Pháp dựng lên như Gambetta ở vườn Tao Đàn, Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh trước Sở Bưu điện thành phố, tượng Rigault de Genouilly bên sông Sài Gòn… Đây là hành động bột phát nhất thời như một tuyên ngôn đoạn tuyệt với quá khứ nô lệ của người dân thành phố.

Ngày 23/9/1945, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta thì Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến trường kì sau chưa đầy một tháng được sống trong độc lập, tự do. Bộ máy lãnh đạo của Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn phải dời về miền Tây Nam Bộ tổ chức kháng chiến.

Sau khi kết thúc Hội nghị trí thức Nam Bộ tổ chức ở Giồng Riềng - Kiên Giang vào đầu năm 1946, kĩ sư Kha Vạng Cân cùng các đại biểu chia tay nhau về thu xếp việc gia đình để bước vào mọi nẻo đường kháng chiến. Ông được phân công trong phái đoàn của Nam Bộ ra Hà Nội báo cáo với Chính phủ Trung ương, nhưng khi ông về Long Xuyên chia tay vợ con rồi đến điểm hẹn thì ngày 16/2/1946, phái đoàn do luật sư Phạm Văn Bạch dẫn đầu bí mật đi bằng đường biển đã lên đường. Vậy là ông lỡ chuyến đi ra miền Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cách mạng Việt Nam lúc đó, nhưng Bác Hồ vẫn biết đến ông như một trí thức tiêu biểu của Nam Bộ thành đồng.

Để chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 7/1946 trên đất Pháp, hai nước Việt - Pháp đã thống nhất tổ chức Hội nghị trù bị Đà Lạt họp từ ngày 19/4 đến ngày 11/5/1946. Kĩ sư Kha Vạng Cân tham gia làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam. Hội nghị Đà Lạt kết thúc, phái đoàn trở lại Hà Nội, còn ông Kha Vạng Cân và một số vị khác trở lại Nam Bộ kháng chiến.

Từ năm 1947, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Hành chính kiêm Giám đốc Sở Kinh tế Nam Bộ. Ngày 15/2/1948, ông được cử làm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ cho đến tháng 9/1954.

Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm hai miền, cuối năm 1954, ông được phân công tập kết ra Bắc. Những năm đầu tiên trên miền Bắc cho đến năm 1960, ông được phân công về công tác tại Bộ Công thương và giữ cương vị Vụ trưởng Vụ Kĩ thuật trong 5 năm liên tục.

Tại cuộc bầu cử Quốc hội khóa II (1960 - 1964) ngày 8/5/1960, ông được phân công ứng cử ở Thanh Hóa và trúng cử đại biểu Quốc hội bốn khóa liên tục: Khóa II, khóa III, khóa IV, khóa V (từ năm 1960 đến năm 1976). Như vậy, ông có 16 năm liên tục là đại biểu Quốc hội.

Năm 1960, khi Quốc hội khóa II bãi bỏ Bộ Công thương để thành lập Bộ Thủy lợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Vật tư, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, và giữ chức vụ này 15 năm, từ tháng 7/1960 đến tháng 6/1975.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1976, ông trở về sống tại TP Hồ Chí Minh. Mặc dù có tới 15 năm liên tục là Bộ trưởng, nhưng về lại thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên, ông vẫn vui vẻ nhận nhiệm vụ mới rất khiêm nhường là Trưởng Ban Khoa học - Kĩ thuật của TP Hồ Chí Minh (1976 - 1978) và nghỉ hưu ở tuổi 70. Ông mất ngày 18/1/1982, hưởng thọ 74 tuổi.

Hiện nay tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có con đường lớn mang tên kĩ sư Kha Vạng Cân để mọi người cùng nhắc nhớ về người trí thức tiêu biểu của Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh.

(Viết theo tư liệu của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh)

Kim Liên (s/t)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai

Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai

Theo thông tin tại công văn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết.
Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử, là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến thắng vẻ vang ngày ấy là ý chí, lòng quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay đã và đang nỗ lực lao động phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người chết, 7 người bị thương

Nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người chết, 7 người bị thương

Thông tin với báo chí lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Cửu xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn nổ lò hơi khiến 6 người chết, 7 người bị thương tại Công ty gỗ Bình Minh thuộc địa phận xã Thiện Tân.
Những lưu ý thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những lưu ý thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Từ ngày 2/5, thí sinh đang học lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến.
Xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng.

Tin khác

Trên 6.500 thí sinh phải thi lại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Trên 6.500 thí sinh phải thi lại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội
Trong 2 ngày 27-28/4, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức bài thi đánh giá tư duy với quy mô lớn, cho gần 14.000 thí sinh đăng ký dự thi, tại 29 điểm thi ở 11 tỉnh, thành phố.

An táng 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi chữa cháy rừng tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

An táng 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi chữa cháy rừng tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên
Ngày 29/4, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh An Giang và huyện Vị Xuyên đã tổ chức lễ truy điệu, an táng 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng tại khu vực giáp ranh của 3 xã Lao Chải, Xín Chải, Phương Tiến thuộc khu rừng đặc dụng Phong Quang - Tây Côn Lĩnh.

Gia Lai: Danh tính 18 người thương vong trong vụ 2 xe khách tông nhau

Gia Lai: Danh tính 18 người thương vong trong vụ 2 xe khách tông nhau
Sáng 30/4, ông Phan Hữu Hiếu, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, các cơ quan chức năng đang khẩn trương khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách tại nút giao quốc lộ 25 và đường Hồ Chí Minh.

Đại tá Bùi Sáu với ngày giải phóng miền Nam

Đại tá Bùi Sáu với ngày giải phóng miền Nam
Những kỷ niệm về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí Đại tá Bùi Sáu, nguyên Phó Chính ủy, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Nay tuổi đã ngoài 80 nhưng Đại tá Bùi Sáu vẫn sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Cuộc sống của nguyên mẫu nhân vật Ni cô Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”

Cuộc sống của nguyên mẫu nhân vật Ni cô Huyền Trang trong phim “Biệt động Sài Gòn”
Với bà, bao nắng mưa sương gió, khói lửa chiến tranh đã dừng lại đâu đó trong kí ức. Muốn quên, quên không đặng; muốn nhớ, lại chẳng nhớ được nhiều! Đó là tâm sự của Ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông - thế danh Phạm Thị Bạch Liên, sinh năm 1931, ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang…

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024
Hàng nghìn người dân và du khách đã hội tụ về Quảng trường khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), dự khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Kiểm tra, rà soát toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa

Kiểm tra, rà soát toàn diện các tuyến vận tải thủy nội địa
Bộ GTVT vừa có văn bản triển khai thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Chuyện về người lái chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975

Chuyện về người lái chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975
Ông Nguyễn Văn Tập, người lái chiếc xe tăng 390, húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 kể: Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Đại Tĩnh, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Đồng Nai: Tạm giữ đối tượng đốt xe máy trên ô tô đặc chủng của CSGT

Đồng Nai: Tạm giữ đối tượng đốt xe máy trên ô tô đặc chủng của CSGT
Ngày 29/4, Công an huyện Long Thành cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự với Lê Văn Thắng (40 tuổi, quê ở xã Hương An, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) để điều tra về hành vi "Chống người thi hành công vụ". Một số hành vi khác của Thắng đang bị điều tra.

Xử lý gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ

Xử lý gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ
Chiều 28/4, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có báo cáo nhanh về tình hình trật tự an toàn, giao thông trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

Láng Le - Bàu Cò một thời oanh liệt

Láng Le - Bàu Cò một thời oanh liệt
Láng Le - Bàu Cò là khu di tích lịch sử nằm trên con đường ngoại ô cùng tên, thuộc xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Chiến sĩ Điện Biên trải nghiệm chuyến Metro số 1

Chiến sĩ Điện Biên trải nghiệm chuyến Metro số 1
Vừa qua, các chiến sĩ Điện Biên đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh có những trải nghiệm trên chuyến tàu Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của TP. Hồ Chí Minh hướng đến chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi

TP. Hồ Chí Minh: Lấy dị vật trong đường thở cho bé trai 8 tháng tuổi
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh cho biết, ngày 27/4, Bệnh viện đã hỗ trợ cùng y, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lấy thành công dị vật đường thở ở bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

Điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn

Điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn
Tối 27/4, tại sân Nhà Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024. Đến dự buổi khai mạc có các ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Hoàng Duy Chinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Long An: Thành lập cơ sở An dưỡng viện Tường Nguyên Thiền Uyển

Long An: Thành lập cơ sở An dưỡng viện Tường Nguyên Thiền Uyển
Ngày 28/4, tại ấp 4, xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, diễn ra lễ công bố thành lập Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp An dưỡng viện Tường Nguyên Thiền Uyển (An dưỡng viện Tường Nguyên Thiền Uyển). Sự kiện vinh hạnh có Đại Đức Thích Minh Phú, tăng ni và phật tử chùa Tường Nguyên, cơ quan chức năng, các cấp Giáo Hội, các Mạnh Thường Quân, tình nguyện viên và cộng đồng đến tham dự.
Xem thêm
Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai

Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh tỉnh Đồng Nai

Theo thông tin tại công văn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết.
Nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người chết, 7 người bị thương

Nổ lò hơi tại Đồng Nai khiến 6 người chết, 7 người bị thương

Thông tin với báo chí lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Cửu xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn nổ lò hơi khiến 6 người chết, 7 người bị thương tại Công ty gỗ Bình Minh thuộc địa phận xã Thiện Tân.
Xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng.
Những lưu ý thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những lưu ý thí sinh cần biết khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Từ ngày 2/5, thí sinh đang học lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến.
Trên 6.500 thí sinh phải thi lại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Trên 6.500 thí sinh phải thi lại kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội

Trong hai ngày 27-28/4, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục tổ chức bài thi đánh giá tư duy với quy mô lớn, cho gần 14.000 thí sinh đăng ký dự thi, tại 29 điểm thi ở 11 tỉnh, thành phố.
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến

Hôm nay (ngày 28/4) là hạn cuối học sinh lớp 12 thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến.
Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã đi vào lịch sử, là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Chiến thắng vẻ vang ngày ấy là ý chí, lòng quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay đã và đang nỗ lực lao động phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Phiên bản di động