Góp ý Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Luật Dầu khí cần mang tính đặc thù ngành dầu khí

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh mới, đòi hỏi dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) phải có cách nhìn mới. Mới không chỉ là đề xuất cơ chế ưu đãi đặc biệt để “đánh thức” đầu tư vào lĩnh vực kinh tế từng có năm đóng góp đến 25% GDP của cả nước mà quan trọng hơn là vừa bảo đảm được tính đặc thù của ngành dầu khí nhưng vẫn bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hài hòa thông lệ quốc tế.

Đồng bộ và tránh chồng chéo

Một trong những yêu cầu đặt ra đối với việc sửa đổi Luật Dầu khí là phải xác lập quy trình thực hiện riêng biệt cho dầu khí và đó phải là một quy trình đủ rõ, đủ cụ thể để có thể thực hiện ngay, chứ không nhắc lại hoặc viện dẫn quy định chung chung ở luật khác hay thiết kế quá nhiều quy định có tính định tính.

Cụ thể, cần xử lý thật tốt mối quan hệ giữa Luật Dầu khí với quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và nhiều luật khác có liên quan. Chẳng hạn, khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư - đạo luật gốc về hoạt động đầu tư, đã quy định về nguyên tắc, trường hợp luật khác ban hành sau ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành thì các luật này sẽ phải xác định nội dung cụ thể thực hiện hoặc không thực hiện theo Luật Đầu tư.

Góp ý Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Luật Dầu khí cần mang tính đặc thù ngành dầu khí
Người lao động dầu khí làm việc trên giàn khoan mỏ Chim Sáo

Từ yêu cầu thực tiễn, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định, cần xem xét, sửa đổi Luật Dầu khí để phù hợp, tạo ra cơ chế, chính sách đồng bộ, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư.

Một trong những nội dung sửa đổi của Luật lần này đó là hài hòa các quy định, đặc biệt quy định của Luật Dầu khí với các Luật có liên quan. Có hai thay đổi lớn, một là dự thảo luật có mong muốn làm rõ nếu như có các quy định khác nhau thì nên áp dụng quy định nào, nguyên tắc đưa ra là sẽ áp dụng quy định của Luật Dầu khí.

Thêm nữa, dự thảo đã bắt đầu thiết kế những quy định cho dự án dầu khí theo chuỗi, bao gồm rất nhiều hoạt động, nhằm giảm bớt thời gian và thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thực hiện và triển khai hoạt động dầu khí. Đây là nội dung rất quan trọng nhưng về mặt kỹ thuật cũng sẽ có những thách thức và ban soạn thảo cần rà soát, quy định càng chi tiết càng tốt, mang tính khả thi có thể áp dụng được.

Một số ý kiến cho rằng, quy định về áp dụng Luật Dầu khí, các luật có liên quan, pháp luật nước ngoài, thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế, vẫn chưa giải quyết được xung đột, chồng chéo trong quá trình áp dụng Luật Dầu khí với các Luật khác có liên quan.

Do đó, cơ quan soạn thảo cần xem xét quy định rõ trong dự thảo Luật nguyên tắc áp dụng Luật Dầu khí theo hướng hạn chế tối đa việc dẫn chiếu đến quy định pháp luật tại Luật khác để bảo đảm tính khả thi và rõ ràng, thống nhất trong quá trình thực hiện; quy định rõ phải áp dụng pháp luật dầu khí để thực hiện các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí (hoạt động dầu khí, điều tra cơ bản về dầu khí, Dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ...).

Việc điều chỉnh, áp dụng các Luật liên quan khác đến hoạt động trung nguồn và hạ nguồn cũng phải quy định rõ ràng trong dự thảo Luật để tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các Luật, dẫn đến việc không áp dụng được trên thực tế triển khai dự án dầu khí.

Tạo cơ chế thu hút đầu tư

Theo các chuyên gia, một trong những mục tiêu sửa đổi Luật Dầu khí lần này là tăng cường thu hút đầu tư, để có những dự án đầu tư mới trong lĩnh vực dầu khí cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động dầu khí đã và đang triển khai.

Theo thông tin về dự thảo Luật, Bộ Công thương cho biết, lần sửa đổi này đã bổ sung quy định về nguyên tắc xác định các lô dầu khí được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt (giao Chính phủ quy định chi tiết). Đối với các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt, dự thảo Luật quy định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, thuế suất, thuế xuất khẩu dầu thô là 5% và mức thu hồi chi phí tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm. Đáng chú ý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí từ 25% - 50% và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% - 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Góp ý Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Luật Dầu khí cần mang tính đặc thù ngành dầu khí
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Bên cạnh đó, dự thảo Luật (sửa đổi) cũng quy định thời hạn hợp đồng theo hướng linh hoạt cho nhà thầu đang thực hiện hợp đồng, thống nhất thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khai thác dầu và khai thác khí. Đồng thời, mở rộng diện tích, việc hoàn trả, giữ lại diện tích hợp đồng dầu khí theo hướng linh hoạt hơn, nghĩa vụ tài chính về chuyển nhượng quyền lợi tham gia (trực tiếp, gián tiếp) trong hợp đồng dầu khí theo hướng rõ ràng hơn…

Đánh giá cao những sửa đổi của Luật Dầu khí lần này là nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, làm cho dự án, hoạt động dầu khí được triển khai một cách có hiệu quả hơn, ít tốn kém hơn về chi phí hành chính, chi phí thời gian, theo các chuyên gia, nếu có một môi trường kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí hấp dẫn, hiệu quả, giảm chi phí hơn cho nhà đầu tư thì đó cũng là một cơ chế thu hút đầu tư. Các biện pháp ưu đãi trực tiếp cho các hoạt động dầu khí, khi thiết kế Luật lần này có rất nhiều thay đổi.

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay có rất nhiều chính sách, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động về thu hút đầu tư. Ví dụ như hiện đang thảo luận về thuế tối thiểu toàn cầu, ban soạn thảo đã nghiên cứu, đưa ra một số cơ chế về ưu đãi đầu tư, tính đến cạnh tranh với khu vực, thế giới như đã giảm thuế dành cho các hoạt động dầu khí để tương ứng với mức trong khu vực; giảm thuế xuất khẩu đối với dầu khí để tăng tính cạnh tranh…

Cần bổ sung quy định thúc đẩy đầu tư

Có ý kiến cho rằng, để thực sự đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, bảo đảm tính cạnh tranh và tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, cần nghiên cứu để bổ sung vào dự thảo Luật các hình thức, cơ chế ưu đãi khác (ngoài ưu đãi thuế và mức thu hồi chi phí), mở rộng phạm vi áp dụng chính sách ưu đãi đối với các hợp đồng đã được ký kết và đang thực hiện phát hiện có quy mô nhỏ, hiệu quả cận biên nhằm tận thu tài nguyên và tiết kiệm thời gian. Theo đó, xem xét sửa đổi quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện hoạt động dầu khí trong dự thảo Luật Dầu khí theo nguyên tắc mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi nhất của lĩnh vực dầu khí cũng bằng với mức thuế suất ưu đãi của các dự án thông thường khác (20%).

Với mục đích thúc đẩy sớm đưa vào phát triển khai thác các mỏ nhỏ cận biên, cần bổ sung tại Dự thảo Luật quy định về việc Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự thủ tục để xác định và thực hiện ưu đãi, đặc biệt ưu đãi đầu tư mỏ nhỏ cận biên (bao gồm mỏ nhỏ cận biên ở lô mở và mỏ nhỏ cận biên ở lô hợp đồng hiện hữu).

Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí, phù hợp với thông lệ quốc tế về bảo đảm đầu tư, Dự thảo Luật cần xem xét bổ sung quy định về ưu đãi đầu tư đối với các dự án dầu khí hiện đang triển khai theo hướng: Trường hợp Luật Dầu khí quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà thầu dầu khí được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Dầu khí kể từ thời điểm Luật Dầu khí có hiệu lực đến thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí; Luật Dầu khí quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà thầu dầu khí được hưởng trước đó thì nhà thầu dầu khí được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại hợp đồng dầu khí.

TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá, những nhân tố mới, xu hướng mới cần được thể hiện đầy đủ trong dự thảo Luật Dầu khí như thay đổi cục diện bản đồ năng lượng khu vực; vấn đề về biến đổi khí hậu; vấn đề cạnh tranh giá… Bởi những xu hướng mới này đặt ra những thách thức như sự chủ động trong ứng phó, trong ưu tiên, trình tự khuyến khích đầu tư, chi ngân sách đầu tư, huy động các loại hình vốn đầu tư, kể cả Nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài, liên quan đến quyền quyết định, quyền tự chủ đối với PVN.

Lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí cũng là một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Luật (sửa đổi). Theo đó, dự thảo đã quy định về việc hợp đồng dầu khí được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với nhà thầu dầu khí được lựa chọn, thông qua thủ tục lựa chọn nhà thầu dầu khí là cơ sở để tiến hành hoạt động dầu khí. Đồng thời, quy định việc lựa chọn tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng dầu khí đối với các lô dầu khí mở được thực hiện, thông qua một trong các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu.

Theo các chuyên gia, việc lựa chọn nhà thầu dầu khí chính là lựa chọn nhà đầu tư cho dự án và dự án dầu khí lại không giống dự án đầu tư thông thường nên dự thảo cần bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí. Bên cạnh đó, bổ sung quy định về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí sẽ được nhà thầu (cá nhân, công ty dầu khí nước ngoài, PVN, các doanh nghiệp 100% vốn của PVN, công ty liên doanh…) thực hiện theo quy định Luật Dầu khí và hợp đồng dầu khí, bảo đảm nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch.

Quy định này là cần thiết để bảo đảm tính khả thi trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí vì 1 hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (PSC) có sự tham gia của cả nhà thầu nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước mà mỗi nhà thầu phải áp dụng quy định pháp luật riêng để thực hiện dự án dầu khí thì sẽ gây ra chồng chéo và không khả thi trong quá trình thực hiện.

PV

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.
Tạo điều kiện để Thanh niên đóng góp cho sự phát triển đất nước

Tạo điều kiện để Thanh niên đóng góp cho sự phát triển đất nước

Nhân dịp 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên vào đúng ngày kỉ niệm 26/3/2024, với chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia".

Tin khác

Năm 2024 là năm “tăng tốc” thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Năm 2024 là năm “tăng tốc” thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Tham dự có hơn 500 đại biểu của 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương…

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt
Chính phủ bỏ đề xuất lực lượng Cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới
Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3
Ngày 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật.

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang
Sáng 24/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Dự hội nghị có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh Tiền Giang và các địa phương, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông
Liên quan đến các yêu sách ở biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt
Ngay sau khi nhận được tin về vụ tấn công, Đại sứ quán đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công tác người cao tuổi đạt kết quả quan trọng, toàn diện

Công tác người cao tuổi đạt kết quả quan trọng, toàn diện
Ngày 21/3/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 110/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam. Tạp chí Người cao tuổi đăng toàn văn Kết luận…

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022...

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành
Theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” thì đối với từng cán bộ, phẩm chất tài, đức phải song hành, trong đó “đức phải là cái gốc”. Muốn cành, lá không bị sâu, bệnh thì cái “gốc đạo đức” phải được vun xới không ngừng nghỉ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng
Sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung:

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Góp ý dự thảo Đề cương Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2030

Góp ý dự thảo Đề cương Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2030
Tổ Biên tập của Tiểu ban kinh tế - xã hội họp phiên đầu tiên, với mục tiêu góp ý cho dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 (gọi tắt là Báo cáo kinh tế - xã hội)…
Xem thêm
Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh,
Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng
Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Phiên bản di động