Góp phần nâng tầm đối ngoại đa phương của đất nước

LTS - Nhân dịp Việt Nam vừa kết thúc thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) năm 2020-2021, Bộ trưởng Ngoại giao BÙI THANH SƠN có bài trả lời phỏng vấn báo chí về dấu ấn của Việt Nam trong nhiệm kỳ và những kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài trả lời phỏng vấn.
Góp phần nâng tầm đối ngoại đa phương của đất nước
Lễ hạ cờ kết thúc nhiệm kỳ của 5 nước Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, trong đó có Việt Nam.

Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của công tác đối ngoại đa phương kể từ sau khi Ban Bí thư khóa XII ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư khóa XII là văn kiện đầu tiên của Đảng ta về đối ngoại đa phương, đánh dấu mốc quan trọng về tư duy và thực tiễn đối ngoại đa phương, chuyển từ tham gia sang chủ động, tích cực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước. Chủ trương, định hướng đúng đắn này được kế thừa, khái quát và phát triển trong đường lối đối ngoại đề ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Trong hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị số 25, đối ngoại đa phương đã được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và ghi nhiều dấu ấn quan trọng. Đó là, chúng ta đã hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Chủ tịch ASEAN năm 2020, tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về ASEAN năm 2018, Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên năm 2019, tiếp tục đóng góp tích cực vào tất cả diễn đàn đa phương quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam trúng cử với số phiếu cao vào nhiều tổ chức, cơ quan có uy tín của LHQ như Ủy ban Luật pháp quốc tế, Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội đồng Chấp hành UNESCO, Hội đồng Khai thác bưu chính của Liên minh Bưu chính thế giới...

Những kết quả nổi bật nêu trên đã đóng góp vào thành tựu chung của đối ngoại Việt Nam sau 35 năm đổi mới, góp phần tạo lập vị thế và uy tín quốc tế mà đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày nay, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, đồng thời mở rộng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta.

Phóng viên: Xin Bộ trưởng đánh giá về những thành công Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong nhiệm kỳ Việt Nam đảm nhiệm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, thế giới và khu vực trải qua nhiều biến động phức tạp, khó lường, nhất là sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, quán triệt, triển khai mạnh mẽ và hiệu quả chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, chúng ta đã nỗ lực với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ rất thành công, với nhiều dấu ấn quan trọng.

Thứ nhất, quá trình tham gia HĐBA, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một đất nước Việt Nam đổi mới, chuyển mình, từ một nước nhận hỗ trợ trở thành một đối tác quan trọng, đóng góp tích cực tại LHQ và trong công việc chung của cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã tham gia cơ chế đa phương có tầm quan trọng hàng đầu này với tâm thế mới, có năng lực, bản lĩnh và bản sắc riêng, có tầm nhìn chiến lược về thế giới và khu vực, có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Thứ hai, chúng ta tham gia đóng góp thực chất, thiết thực vào công việc chung của HĐBA, thể hiện qua việc đã tham gia bàn thảo, tìm giải pháp cho tất cả vấn đề trong chương trình nghị sự HĐBA ở tất cả các khu vực, từ các xung đột ở châu Phi tới khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông, cũng như các chủ đề quan trọng như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang, an ninh biển, biến đổi khí hậu, ứng phó đại dịch...

Xuyên suốt trong quá trình đó là hình ảnh Việt Nam với tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm, kiên trì lập trường nhất quán tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp..., đồng thời có cách thức giải quyết có lý, có tình, đầy tinh thần trách nhiệm và giàu tính nhân văn, linh hoạt, cân bằng trong ứng xử, luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo dựng đồng thuận, tạo không khí thuận lợi cho trao đổi tại HĐBA.

Thứ ba, chúng ta đã tạo dấu ấn với cách tiếp cận tổng thể đối với các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như tinh thần nhân văn, hướng tới người dân, xuất phát từ chính những kinh nghiệm của Việt Nam đã từng trải qua nhiều năm chiến tranh, xung đột. Điều đó được thể hiện qua những sự kiện và văn kiện chúng ta đề xuất với những chủ đề rất có ý nghĩa, xuất phát từ lợi ích của Việt Nam nhưng cũng rất phù hợp sự quan tâm và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Đó là về vai trò các tổ chức khu vực trong phòng ngừa xung đột và xây dựng lòng tin, về thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, về khắc phục hậu quả bom mìn hay về bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang. Những đề xuất của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng rất lớn của các nước thành viên LHQ.

Phiên thảo luận mở về Hiến chương LHQ tổ chức tháng 1/2020 nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ có sự tham dự và phát biểu của 110 đại diện các nước, các tổ chức, một con số kỷ lục đối với một cuộc họp của HĐBA. Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân là một trong số hiếm hoi (chỉ khoảng 1%) các Nghị quyết được tất cả 15 nước thành viên HĐBA đồng bảo trợ.

Cùng với các hoạt động đối ngoại quan trọng khác, việc đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ góp phần củng cố cục diện đối ngoại ổn định, thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với nhiều đối tác quan trọng, nhất là các nước Ủy viên HĐBA LHQ. Chúng ta cũng khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam với tư cách là bạn bè thủy chung, đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhận được sự đồng tình và ủng hộ của tất cả các nước trong HĐBA LHQ và bạn bè quốc tế.

Những thành công và dấu ấn của Việt Nam tại HĐBA góp phần quan trọng khẳng định chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, củng cố nền tảng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chủ trương này trong giai đoạn mới. Qua thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA cùng với các thành tựu đối ngoại quan trọng khác, nhân dân ta ngày càng tin tưởng vững chắc vào đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước; cộng đồng quốc tế ngày càng tín nhiệm và kỳ vọng Việt Nam tiếp tục đóng góp quan trọng hơn vào giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Phóng viên: Theo Bộ trưởng, những thành công này có được là nhờ nguyên nhân gì? Chúng ta rút ra được bài học gì cho triển khai đối ngoại đa phương trong thời gian tới?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ vừa qua là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trước hết, đó là nhờ chúng ta kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; phát huy hiệu quả thế và lực mới của đất nước ta sau 35 năm đổi mới; kinh nghiệm tích lũy từ nhiệm kỳ HĐBA LHQ 2008-2009 và tham gia các diễn đàn đa phương quan trọng khác; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và tích cực tham gia của các bộ, ngành trong Tổ công tác liên ngành về HĐBA LHQ và các tổ chức trong hệ thống chính trị; sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế, nhất là các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Bên cạnh đó, các cơ quan đối ngoại, trong đó ngành Ngoại giao đóng vai trò nòng cốt, đã chủ động, tích cực theo dõi sát tình hình, tham mưu, chuẩn bị kỹ lưỡng từng quyết sách, kế hoạch, lộ trình và bước đi cụ thể, nhất là trong việc đề xuất các sáng kiến, giải pháp xử lý các vấn đề quốc tế phức tạp trong HĐBA LHQ.

Việc đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong hai năm qua cũng như cả chặng đường dài hơn, từ nghiên cứu, tham mưu, quyết định ứng cử đến vận động, chuẩn bị và tham gia HĐBA LHQ, đã để lại cho chúng ta nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu.

Một là, bài học về xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế, giữa lợi ích quốc gia-dân tộc và nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Lợi ích quốc gia-dân tộc của chúng ta là bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển, hoàn toàn phù hợp lợi ích chung và nguyện vọng của các quốc gia, dân tộc trên thế giới là giữ vững hòa bình, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển. Trong tất cả vấn đề quốc tế tại HĐBA LHQ, nhất là những vấn đề nhiều nước có ý kiến khác nhau, chúng ta luôn kiên định độc lập, tự chủ vì lợi ích quốc gia-dân tộc, đồng thời tích cực đóng góp có trách nhiệm vào thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế, tôn trọng luật pháp quốc tế vì mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Hai là, bài học về phát huy truyền thống ngoại giao hòa hiếu, hào khí và giàu tính nhân văn của dân tộc và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Chúng ta luôn kiên định nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, nhưng mềm dẻo, linh hoạt, có lý, có tình trong sách lược, tuỳ từng vấn đề, thời điểm và đối tác với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta luôn xuất phát từ lợi ích chung của quốc tế, phát huy tối đa điểm đồng, xử lý hài hòa quan tâm của các nước liên quan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi trong các vấn đề nghị sự tại HĐBA LHQ như gìn giữ hòa bình, tái thiết sau xung đột, phòng, chống dịch bệnh, phát triển bền vững…

Ba là, bài học về kết hợp nhuần nhuyễn giữa thế và lực, giữa đa phương và song phương, giữa toàn cầu và khu vực, giữa ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Nhờ đó, chúng ta giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ được nguồn lực bên ngoài cho phát triển, nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Một điểm nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua là chúng ta đã phát huy rất tốt vai trò cầu nối trong một số vấn đề toàn cầu và khu vực, nhất là thúc đẩy hợp tác giữa LHQ và ASEAN khi Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 4/2021.

Bốn là, bài học về chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại nói chung, đối ngoại đa phương nói riêng bởi cán bộ là cái gốc của mọi việc. Tham gia HĐBA LHQ là tham gia sân chơi “đấu trí” cam go, phức tạp ở tầm toàn cầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ đối ngoại đa phương phải có bản lĩnh, trí tuệ, năng lực và trình độ đạt tới tầm toàn cầu. Bên cạnh kế thừa, phát huy những bài học, kinh nghiệm đã tích lũy được qua nhiệm kỳ HĐBA LHQ, cần xây dựng, triển khai hiệu quả các kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia về đối ngoại đa phương một cách bài bản, khoa học để đáp ứng yêu cầu nâng tầm đối ngoại đa phương trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Những ưu tiên chiến lược về chính sách đối ngoại của Nga năm 2022 Những ưu tiên chiến lược về chính sách đối ngoại của Nga năm 2022

Ngăn chặn leo thang căng thẳng ở Donbass và dọc theo biên giới Nga - Ukraine, ổn định quan hệ Nga - Mỹ, khôi phục ...

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc

Sáng 14/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội ...

Theo Báo Nhân Dân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richter.
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: WHO cảnh báo số nạn nhân có thể còn tăng

Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: WHO cảnh báo số nạn nhân có thể còn tăng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bày tỏ quan ngại rằng số người thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Việt Nam đảm nhận vị trí quan trọng tại Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN

Việt Nam đảm nhận vị trí quan trọng tại Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN

Ngày 11/1, tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) đã diễn ra lễ chuyển giao các chức vụ Giám đốc Dịch vụ Cảnh sát và Giám đốc Kế hoạch và Chương trình của ASEANAPOL.

Tin khác

Máy bay đâm vào chung cư ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Máy bay đâm vào chung cư ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng
Một máy bay dân dụng hạng nhẹ rơi trúng một tòa chung cư thấp tầng ở thành phố Keene thuộc bang New Hampshire của Mỹ, gây ra đám cháy lớn khiến toàn bộ người trên chiếc phi cơ tử vong.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025
Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 tại New York (Mỹ).

3 sĩ quan của Bộ Công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

3 sĩ quan của Bộ Công an đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Việc Bộ Công an chính thức cử 03 sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan là một dấu mốc quan trọng, là điểm sáng nổi bật trong hoạt động đối ngoại an ninh, một bước tiến trong hội nhập, hợp tác và phát triển toàn diện; khẳng định nhất quán quan điểm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Ít nhất 31 người thiệt mạng trong vụ xả súng tại Thái Lan

Ít nhất 31 người thiệt mạng trong vụ xả súng tại Thái Lan
Trang Thaiger đưa tin, ít nhất 31 nạn nhân, chủ yếu là trẻ nhỏ, đã thiệt mạng trong vụ xả súng xảy ra tại một nhà trẻ ở tỉnh Nong Bua Lamphu, đông bắc Thái Lan ngày 6/10.

Cảnh sát Nhật Bản công bố kết luận điều tra vụ cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát

Cảnh sát Nhật Bản công bố kết luận điều tra vụ cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát
Ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức công bố kết luận điều tra vấn đề an ninh liên quan đến vụ việc cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị ám sát hôm 8/7.

Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha

Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha
Ngày 24/8, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.

Trung Quốc triệu Đại sứ Mỹ tới phản đối chuyến thăm của bà Pelosi

Trung Quốc triệu Đại sứ Mỹ tới phản đối chuyến thăm của bà Pelosi
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/8 cho biết, đã triệu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns tới để phản đối chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Nga rời trạm ISS: Hơn 2 thập kỷ hợp tác vũ trụ Nga - Mỹ sẽ ra sao?

Nga rời trạm ISS: Hơn 2 thập kỷ hợp tác vũ trụ Nga - Mỹ sẽ ra sao?
Nga tuyên bố rời Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ chấm dứt 2 thập kỷ hợp tác trong vũ trụ giữa Mỹ và Nga sau Chiến tranh Lạnh khi cùng xây dựng và vận hành trạm vũ trụ.

Australia chật vật chống chọi trận lũ "chưa biết khi nào kết thúc"

Australia chật vật chống chọi trận lũ "chưa biết khi nào kết thúc"
Mưa lớn xối xả tiếp tục đổ xuống bờ biển phía Đông Australia, buộc hàng nghìn cư dân Sydney phải di tản khẩn cấp do mực nước sông vượt ngưỡng nguy hiểm, vào thời điểm khu vực này đã trải qua 4 trận lũ lụt lớn trong 18 tháng qua.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77
Theo tin từ phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, sáng 7/6 (giờ New York, Mỹ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã họp để bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 77.

Cụ ông người Venezuela là người cao tuổi nhất thế giới

Cụ ông người Venezuela là người cao tuổi nhất thế giới
Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness vừa chính thức công nhận cụ Juan Vicente Perez, 113 tuổi người Venezuela là cụ ông cao tuổi nhất thế giới, tính đến tháng 2/2022.

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 chưa kết thúc

WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 chưa kết thúc
Đại dịch COVID-19 “chắc chắn chưa kết thúc” - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo tại phiên khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 75 hôm 22.5.

Séc được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Séc được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Ngày 10/5, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Cộng hòa Séc đã giành được đa số ủng hộ để thay thế Nga, sau khi Nga bị đình chỉ tham gia Hội đồng Nhân quyền do chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Trong 5 năm tới nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C

Trong 5 năm tới nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C
Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Văn phòng Khí tượng Anh (Met Office) công bố ngày 9/5, trong 5 năm tới, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C do mức độ phát thải khí nhà kính cao kỷ lục và khả năng đó đang tăng lên theo thời gian.

Mỹ sẽ tẩy chay những cuộc họp của G-20 có Nga tham dự

Mỹ sẽ tẩy chay những cuộc họp của G-20 có Nga tham dự
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen sẽ tẩy chay một số cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong tuần này để phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Xem thêm
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump củ
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động