Cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Chủ động phân cấp, phân quyền cho các địa phương

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình về dự thảo “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”.

8 cơ chế đặc thù

Trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Dự thảo Nghị quyết gồm 6 Điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung các cơ chế đặc thù; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Chủ động phân cấp, phân quyền cho các địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình về dự thảo “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị thông qua “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” để tháo gỡ một cách triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nội dung cơ bản của 8 cơ chế đặc thù được quy định tại Điều 4 như sau:

Thứ nhất, về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm: Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định của Luật Ngân sách nhà nước để phân cấp cho các địa phương quyết định việc phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cụ thể, Quốc hội quyết định phân bổ dự toán; Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm cho các địa phương theo tổng kinh phí từng chương trình mục tiêu quốc gia. HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định.

Thứ hai, về cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế chưa được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công. Theo đó, HĐND tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước 2024 (chi thường xuyên) và dự toán ngân sách nhà nước chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên được chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2023) của các chương trình mục tiêu quốc gia đã được chuyển sang năm 2024. UBND cấp tỉnh, huyện, theo thẩm quyền, quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia các năm trước đã được kéo dài sang năm 2024.

Thứ ba, về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế thí điểm khác quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất. Trường hợp HĐND cấp tỉnh đã ban hành quy định, UBND cấp tỉnh được quyết định việc sửa đổi, bổ sung và báo cáo HĐND cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

Thứ tư, về cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Trong đó, đề xuất quy định chủ dự án phát triển sản xuất (gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người dân) khi được giao thực hiện việc mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cũng được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa trong phạm vi nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bổ sung đối tượng được tự thực hiện mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước).

Các trường hợp cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện việc mua sắm hàng hóa để bàn giao lại chủ dự án, hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa theo quy định Luật Đấu thầu.

Thứ năm, về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các quy định khác có liên quan. Trong đó, đề xuất 02 phương án như sau:

Phương án 1: Thực hiện chính sách hỗ trợ theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân. Thực hiện chính sách cho chủ trì liên kết được vay vốn ưu đãi đầu tư tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên để phục vụ hoạt động phát triển sản xuất (không thực hiện hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước).

Phương án 2: Chủ dự án phát triển sản xuất quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong thời gian thực hiện dự án. Cơ quan quản lý dự án chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài sản. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định hỗ trợ, chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu các trang thiết bị, công cụ, tài sản có giá trị nhỏ cho đối tượng người dân, hộ gia đình tham gia dự án ngay từ khi phê duyệt dự án. Sau thời điểm kết thúc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cơ quan quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chủ dự án phát triển sản xuất tổ chức kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

Thứ sáu, về cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù chưa được quy định cụ thể tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công cho phép địa phương sử dụng vốn cân đối của ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho một số đối tượng của các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn ưu đãi trong thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ của từng chương trình.

Thứ bảy, về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đề xuất 02 phương án về cơ chế thí điểm phân cấp để triển khai quy định tại Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 để Quốc hội quyết định.

Phương án 1: Chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024-2025, chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030.

Phương án 2: Thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 như đề xuất tại Tờ trình số 686/TTr-CP ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ. Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn một huyện (01 huyện) thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024-2025.

Thứ tám, về cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguyện vọng của nhiều địa phương, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định tại Luật Đầu tư công.

Cụ thể, các địa phương được dự kiến một phần vốn trong trung hạn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; không bắt buộc giao tên danh mục dự án này trong trung hạn. Hằng năm, các địa phương thực hiện phân bổ, giao kế hoạch chi tiết đến từng dự án cụ thể và đảm bảo không vượt mức vốn đã dự kiến trong trung hạn.

Về điều khoản thi hành, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 01 năm 2024 cho đến khi có quy định mới. Cơ chế, chính sách quy định tại khoản 2 Điều 4 dự thảo Nghị quyết để điều chỉnh dự toán, kế hoạch vốn hằng năm không áp dụng đối với quản lý, sử dụng nguồn vốn nước ngoài.

Chủ động phân cấp, phân quyền cho các địa phương

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, Hội đồng Dân tộc thấy rằng, tên gọi của Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh sửa theo kết luận của UBTVQH. Tên gọi sau khi tiếp thu là: “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”, tên gọi như trên là phù hợp, đảm bảo ngắn gọn, xúc tích và có tính khái quát cao.

Cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Chủ động phân cấp, phân quyền cho các địa phương
Phiên làm việc sáng 16/1 Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, Hội đồng dân tộc cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ là phù hợp; đồng thời đề nghị nên cân nhắc bổ sung quy định phân cấp giao cho cấp tỉnh thông báo số dự kiến vốn sự nghiệp ngân sách trung ương năm tiếp theo để địa phương chủ động trong việc triển khai thực hiện, nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nội dung điểm a của dự thảo Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh sửa của Chính phủ. Cơ chế này tạo thuận lợi cho địa phương được phép sử dụng nguồn ngân sách đã được phân bổ đến hết năm 2023. Luật Ngân sách hiện hành không có quy định cho phép địa phương được điều chỉnh dự toán ngân sách trung ương đã được Thủ tướng giao; Luật Đầu tư công không có quy định cho phép điều chỉnh nguồn vốn được kéo dài từ dự án đầu tư không có khả năng giải ngân vốn cho các dự án đầu tư khác trong danh mục đầu tư công trung hạn 2021-2025 thuộc cùng CTMTQG mà không vượt quá tổng mức vốn đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch.

Về ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, hiện Luật đầu tư công và Luật ngân sách nhà nước chưa có quy định cụ thể về bố trí vốn đầu tư công tự cân đối của địa phương để ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội. Chính phủ đề xuất chính sách trên để cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… tương tự chính sách quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH 15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Đa số các ý kiến đều thống nhất và cho rằng, quy định ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội là phù hợp, để tăng vốn cho vay ưu đãi.

Thẩm tra cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG, Hội đồng Dân tộc thống nhất lựa chọn phương án 2 quy định: “Hội đồng nhân dân cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao; cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025”.

Về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, vốn đầu tư công hàng năm đối vơi dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Hội đồng Dân tộc thấy rằng, Chính phủ đã bổ sung, sửa đổi chính sách này theo báo cáo thẩm tra của HĐDT và ý kiến của UBTVQH. Cơ bản HĐDT thống nhất với dự thảo chính sách, tuy nhiên nên quy định Ủy ban Nhân dân tỉnh phải có danh mục dự kiến kèm theo kinh phí để có cơ sở phân bổ vốn…

Lê Kiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoá XV, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn Phó Chủ tịch Quốc hội, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu 100% (475/475 phiếu).
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 231/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất và huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đúng 9 giờ sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội

5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội

Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ họp.
Toàn văn bài phát biểu phiên khai mạc của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Toàn văn bài phát biểu phiên khai mạc của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Đúng 9 giờ ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, phát biểu khai mạc.

Tin khác

Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư
Trong 2 ngày 18 và 19/5, đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh. Đây là Đại hội thành lập Hội NCT cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước, được Trung ương Hội NCT Việt Nam chỉ đạo tổ chức điểm để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; các Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ, Phan Văn Hùng; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; đại diện các Ban, Bộ, ngành Trung ương, Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) và Hội NCT các tỉnh, thành phố. Về phía tỉnh Bắc Ninh có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các Ban, Sở, ngành, MTTQ, đoàn thể và Hội NCT cấp huyện, cấp xã và 172 đại biểu chính thức.

Chân dung 2 tân Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh

Chân dung 2 tân Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh
Sáng 19/5, tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác nhân sự theo quy định.

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội
“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết đất nước và đó cũng là tuyên bố có giá trị bền vững, bởi Đảng không phải là tổ chức làm quan phát tài, mà Đảng luôn đồng hành cùng dân tộc, vì dân tộc, giương cao chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu, khát vọng của nhân dân.

Quốc hội chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7

Quốc hội chưa phê chuẩn hay miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7
Sáng 19/5, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, thông qua 10 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 11 dự án Luật.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét, thông qua 10 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 11 dự án Luật.
Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Sinh hoạt kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao Huy hiệu Đảng

Sinh hoạt kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao Huy hiệu Đảng
Sáng 17/5, Đảng bộ phường Xuân An, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và trao Huy hiệu 55, 40, 30 năm tuổi Đảng. Tham dự có lãnh đạo phường, các đoàn thể và gần 100 đảng viên đến từ các chi bộ. Đồng chí Võ Thị Thủy Ngân, Phó Bí thư Đảng ủy phường lên ôn lại quá trình cống hiến cho đất nước, cho dân tộc của Bác Hồ kính yêu. Qua cuộc đời của Bác nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục lý tưởng cách mạng, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, thể hiện lòng tôn kính, biết ơn và tự hào về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước
Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9, sáng 18/5, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các lãnh đạo chủ chốt.

Ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội
Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9, 10h ngày 18/5, tại Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các lãnh đạo chủ chốt.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT đảm bảo đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ra Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Đề xuất gia hạn khoảng 84.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất năm 2024

Đề xuất gia hạn khoảng 84.000 tỉ đồng tiền thuế, tiền thuê đất năm 2024
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Ước tính tổng số thuế được gia hạn là gần 84.000 tỉ đồng.

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Trương Thị Mai

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Trương Thị Mai
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1053/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với bà Trương Thị Mai.

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 16/5/2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.
Xem thêm
Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khoá XV, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn Phó Chủ tịch Quốc hội, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu 100% (475/475 phiếu).
Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đúng 9 giờ sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội

5 nhóm vấn đề lớn cử tri và nhân dân kiến nghị tới Quốc hội

Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Kỳ
Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư

Các địa phương theo dõi, rút kinh nghiệm triển khai thành lập Hội theo Kết luận 58 của Ban Bí thư

Trong 2 ngày 18 và 19/5, đã diễn ra trọng thể Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Bắc Ninh.
Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ xử lí thông tin quan trắc môi trường

Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ xử lí thông tin quan trắc môi trường

Chiều 14/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Tích hợp, xử lí thông tin, dữ liệu và Điều hành mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.
Mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với NCT và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

Mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với NCT và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

Chiều 10/5, Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) phối hợp với Trung ương Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam tổ chức Hội thảo Chia sẻ mô hình CLB LTHTGN.
Phiên bản di động