Chính phủ chưa nhận được báo cáo xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra TNGT
Tin tức 05/07/2018 10:23
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ rõ: Trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, còn nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm nhiều người thương vong, liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng. Cá biệt, trong vòng 1 tháng đoàn tàu SE19 xảy ra 2 lần tai nạn rất nghiêm trọng, chưa xử lý triệt để các đường ngang dân sinh, lối đi tự mở qua đường sắt gây mất ATGT.
Tình trạng xe dù, bến cóc có xu hướng gia tăng, cạnh tranh bất bình đẳng với xe khách cố định; ùn tắc tại các đô thị lớn (Hà Nội và TPHCM đang có xu hướng gia tăng trở lại); vẫn còn tình trạng tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ như phản ánh của người dân và báo chí thời gian qua.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực, việc để xảy ra nhiều vụ việc như trên, nhưng Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa nhận được báo cáo về xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu tại các địa phương, đặc biệt là trách nhiệm đối với việc xử lý lối đi tự mở qua đường sắt (mới có Bộ GTVT xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến vụ TNGT đường sắt đặc biệt nghiêm trọng vừa qua).
Trên cơ sở này, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp ý kiến, chỉ rõ những hạn chế, bất cập, yếu kém và nguyên nhân của tình hình, đề xuất các giải pháp thiết thực cả trước mắt và lâu dài để triển khai thực hiện tốt trong thời gian tới.
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành đóng góp ý kiến về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đối với công tác này.
Ảnh: VGP/Lê Sơn |
Cụ thể, Bộ GTVT cần báo cáo việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 86/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tả hiện nay đến đâu? Bộ Tư pháp đã thẩm định từ đầu tháng 4/2018, nhưng hơn 3 tháng qua vẫn chưa trình Chính phủ. Việc chậm trễ này trách nhiệm thuộc về ai trong khi nghị định này có liên quan trực tiếp đến trật tự ATGT, quá trình thi hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, đường sắt như thế nào, có cần sửa đổi hay không? Việc tổng kết Luật Giao thông đường bộ đến đâu, nếu cần sửa đổi thì cần làm sớm.
Bộ Tư pháp xem xét, đề xuất cấp có thẩm quyền việc có cần thiết sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính để tăng mức phạt vi phạm hay không?
Chinhphu.vn