Sự cố xảy ra tại mỏ Sông Đốc đã được kiểm soát

Sự kiện 13/05/2025 13:05
Ngày 13/5, tiếp tục chương trình Kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm có 08 Chương, 59 Điều, giảm 3 Điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.
![]() |
Ông Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp |
Về phân cấp, phân quyền, đơn giản thủ tục hành chính, ông Phan Văn Mãi cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn nhà nước; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp.
Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, quy định đối tượng áp dụng bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp từ dưới 50% vốn điều lệ. Theo ông Mãi, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, bổ sung quy định để quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp từ dưới 50% vốn điều lệ là “Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên”.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã chỉnh lý, hoàn thiện quy định về người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bảo đảm bao quát cả việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước theo phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp có từ 50% vốn nhà nước trở xuống theo nguyên tắc ở đâu có vốn của nhà nước thì ở đó phải có quản lý của Nhà nước với biện pháp với mức độ phù hợp.
Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ quy định “Vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp”. UBTVQH cho rằng, việc quy định nội dung trên tại dự thảo Luật có thể phát sinh những bất cập, vướng mắc như: Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể tài sản góp vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp; Nếu bổ sung nguyên tắc này có thể xung đột với khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 3 dự thảo Luật; Đối tượng áp dụng của dự thảo Luật là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ do đó ngoài vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp còn có vốn của các thành viên góp vốn/cổ đông khác; …
![]() |
Các đại biểu Quốc hội tham dự Kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sáng ngày 13/5. |
Về một số ý kiến đề nghị rà soát, chỉnh lý quy định về huy động vốn của doanh nghiệp theo hướng vừa tăng sự chủ động của doanh nghiệp, có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ; giao doanh nghiệp được bảo lãnh hoặc cho công ty con vay vốn và giao Chính phủ quy định chi tiết các điều kiện được bảo lãnh, cho vay vốn.
“UBTVQH xin tiếp thu ý kiến ĐBQH và chỉnh lý tại Điều 18 dự thảo Luật. Quy định này đã thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp do doanh nghiệp thành lập hoặc đầu tư vốn tiếp cận được nguồn vốn hợp lý, tạo nguồn lực để doanh nghiệp phát triển; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm”, ông Phan Văn Mãi nêu rõ.
Về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, quy định không cho doanh nghiệp được kinh doanh bất động sản là chưa phù hợp và quy định phải xin ý kiến trước khi quyết định cho thuê hoặc khai thác bất động sản là không tạo sự chủ động cho doanh nghiệp.
Ông Phan Văn Mãi cho rằng, không quy định hạn chế đầu tư trong Dự thảo Luật và bổ sung Điều 22 quy định doanh nghiệp được quyền cho thuê, thuê mua, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp.
Về chính sách tiền lương, thù lao, tiền thưởng và về phân phối lợi nhuận sau thuế, dự thảo Luật quy định Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định chính sách tiền lương của doanh nghiệp, bao gồm cả người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, kiểm soát viên.
Đồng thời, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng lợi nhuận sau thuế sau khi chia lãi cho các thành viên góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có); bù đắp lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; xử lý các chi phí theo quy định của luật chuyên ngành; xử lý chi phí đầu tư thất bại tại các dự án đầu tư có tính đặc thù, rủi ro cao nhưng không được quy định tại Luật chuyên ngành, chi phí đổi mới sáng tạo, dự án đổi mới thất bại, chi phí thực hiện nhiệm vụ chính trị do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Chính phủ. Phần còn lại được trích lập các quỹ và nộp NSNN.
UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, chỉnh lý quy định về phân phối lợi nhuận sau thuế tại khoản 4 Điều 25 dự thảo Luật “Lợi nhuận còn lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp sử dụng để bổ sung vốn điều lệ, đầu tư dự án theo quy định của Chính phủ”.
Về giám sát, kiểm tra việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dự thảo Luật chỉ quy định thẩm quyền thanh tra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; không quy định thẩm quyền thanh tra đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; việc thanh tra quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.