Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân

Sáng 9/8, Bộ Nội vụ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân và Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính đồng chủ trì Hội nghị.

Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Hơn 82% đơn vị hành chính cấp huyện chưa đạt tiêu chuẩn quy định

Đánh giá về thực trạng tổ chức đơn vị hành chính các cấp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, quá trình sáp nhập, chia, tách đơn vị hành chính trong từng giai đoạn của đất nước ở một mức độ nhất định đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, nâng tỷ lệ đô thị hóa, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước ngày càng được nâng cao, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân được bảo đảm.

Tuy nhiên, quá trình chia tách các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã thời gian qua đã dẫn đến một số bất cập và hạn chế. Việc tăng số lượng đơn vị hành chính các cấp đã dẫn đến bộ máy các cơ quan nhà nước ngày càng cồng kềnh; tăng biên chế, tăng chi ngân sách nhà nước.

Việc chia tách đã gây ra nhiều khó khăn trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, làm cho không gian phát triển bị chia cắt, manh mún, phân tán các nguồn lực, tiềm năng của địa phương, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó còn gây xáo trộn đến đời sống nhân dân trong việc thay đổi giấy tờ, thủ tục, địa chỉ, làm chia, tách không gian văn hóa - xã hội ở một số vùng, miền.

Hiện nay, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là rất lớn.

Có 588/713 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 82,47%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số; trong đó có 259 đơn vị (chiếm 36,33%) chưa đạt 50% của 1 trong 2 tiêu chuẩn diện tích hoặc dân số, có 18 đơn vị (chiếm 2,52%) đồng thời chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số.

Có 9.434/11.162 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 84,51%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số; trong đó 6.191 đơn vị (chiếm 55,46%) chưa đạt 50% của 1 trong 2 tiêu chuẩn diện tích hoặc dân số, có 637 đơn vị (chiếm 5,71%) đồng thời chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn diện tích và dân số.

Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã phải lấy ý kiến nhân dân

Đề án đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2021, cơ bản thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số theo quy định. Từ năm 2022 - 2030, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định.

Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm công khai, dân chủ, lấy ý kiến cử tri của địa phương; thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định. Ưu tiên sáp nhập nguyên trạng một đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đạt tiêu chuẩn vào một đơn vị hành chính cùng cấp liền kề.

Khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số thì chỉ thực hiện một lần sáp nhập. Không nhất thiết đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập phải đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, dân số theo quy định, nhưng ít nhất cũng phải đạt một trong các tiêu chí: cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số đều đạt trên 50% theo quy định; hoặc có 1 tiêu chuẩn đã đạt từ 100% theo quy định trở lên.

Đề án cũng đặt vấn đề không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số nếu có một trong các yếu tố đặc thù: có điều kiện vị trí địa lý - tự nhiên biệt lập với các đơn vị hành chính khác (hải đảo, cù lao chàm, vùng sâu, vùng xa...); có truyền thống, lịch sử hình thành và giữ ổn định từ trước năm 1945 đến nay; có đặc trưng về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống cộng đồng dân cư mà nếu sáp nhập với các đơn vị hành chính khác sẽ gây xáo trộn, tạo bất ổn về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, trong quá trình xây dựng Đề án, tổ chức các cuộc khảo sát, hội thảo và gửi lấy ý kiến các cơ quan Trung ương, các địa phương về dự thảo Đề án, có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về tiêu chí và số lượng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ nay đến năm 2021.

Có ý kiến đề nghị từ nay đến năm 2021 chỉ tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã không đạt 50% tiêu chuẩn diện tích, dân số theo quy định nhưng cũng có ý kiến đề nghị sắp xếp ở cả cấp xã và cấp huyện. Có ý kiến đề nghị chỉ sắp xếp 16 đơn vị hành chính cấp huyện và 637 đơn vị hành chính cấp xã nhưng cũng có ý kiến đề nghị sắp xếp 259 đơn vị hành chính cấp huyện và 6.191 đơn vị hành chính cấp xã.

Nhiều ý kiến tại Hội nghị đồng tình cao với đề án. Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết, về cấp huyện, Hà Tĩnh chỉ có 1 thị xã không bảo đảm cả hai tiêu chí. Vì vậy tỉnh kiến nghị từ nay đến năm 2021 chưa tiến hành nhập cấp huyện mà chỉ tập trung ở cấp xã trước.

Về sáp nhập cấp xã, ông Lê Đình Sơn đồng tình với việc từ nay đến 2021, nhập các xã không bảo đảm trên 50% cả hai tiêu chí về diện tích và dân số. Trong số 63 xã phải nhập của Hà Tĩnh có 10 xã là nhập 3 xã lại thành một. Theo ông, khi nhập 3 xã lại thì mô hình thôn cần điều chỉnh lại để bảo đảm đồng bộ trong kết cấu nằm trong xã mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, mục tiêu của sắp xếp đơn vị hành chính là làm tinh gọn bộ máy để đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Địa phương nào rà soát, đủ điều kiện, nhân dân đồng tình thì làm.

“Nhân dân đồng thuận mới nên làm, còn không đồng thuận thì không nên, không áp đặt ý chí nhà nước khi mà chưa có sự đồng thuận của nhân dân. Lấy ý kiến đúng theo quy định của luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng tình với quan điểm từ nay đến năm 2021 tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và dân số. Theo đó, sắp xếp 16 đơn vị cấp huyện và 637 đơn vị cấp xã. Đây là số lượng bắt buộc phải sắp xếp.

“Còn nếu các địa phương mở rộng thêm số lượng thì Bộ Chính trị, Chính phủ rất hoan nghênh và khuyến khích”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, căn cứ về tiêu chuẩn tự nhiên, dân số cũng chỉ là điều kiện ban đầu để đưa ra xem xét, cần xem xét các yếu tố đặc thù khác như điều kiện địa lý - tự nhiên truyền thống, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng dân cư…

Cho rằng với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tính đến các yếu tố đặc thù, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là để tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, đồng thời phải bảo đảm sự kế thừa, ổn định phát triển, tạo thuận lợi trong hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không phải sắp xếp cơ học máy móc.

Về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân với việc sáp nhập các đơn vị hành chính, Phó Thủ tướng nêu rõ, Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rõ việc nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đều phải tiến hành lấy ý kiến nhân dân và khi có trên 50% số cử tri trên địa bàn đồng ý mới trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Vì vậy, cần thực hiện đúng quy định hiện hành, điều này thể hiện đúng bản chất Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân. Những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhân dân trên địa bàn cần phải lấy ý kiến nhân dân và phải làm cho thực chất, phản ánh đúng ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.

TTXVN

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Một số khu vực trọng tâm bị ảnh hưởng bão số 3, cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn

Một số khu vực trọng tâm bị ảnh hưởng bão số 3, cảnh báo nguy cơ mưa cường suất lớn

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h) tại một số khu vực. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Nghệ An ghi nhận thiệt hại về người do ảnh hưởng bão số 3

Nghệ An ghi nhận thiệt hại về người do ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, tính đến trưa ngày 21.7, tỉnh Nghệ An ghi nhận có 1 trường hợp tử vong, 3 trường hợp bị thương. Tỉnh Nghệ An cũng ghi nhận thiệt hại ban đầu về sản xuất nông nghiệp, công trình hạ tầng giáo dục, giao thông, điện...
Tỉnh Ninh Bình tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Tỉnh Ninh Bình tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia: Vào 15h ngày 21/7/2025, bão số 3 có cường độ cấp 10, giật cấp13 chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 110km, cách Ninh Bình khoảng 275km. Khoảng 9h -15h ngày 22/7, bão sẽ đổ bộ khu vực Nam Hải Phòng - Ninh Bình với cường độ đổ bộ cấp 8-9, giật cấp 11-12.
Mưa, lốc xoáy gây thiệt hại nặng cho Lâm Đồng

Mưa, lốc xoáy gây thiệt hại nặng cho Lâm Đồng

Từ ngày 20/7 đến chiều 21/7, tỉnh Lâm Đồng có mưa to, gió lớn gây hư hỏng nhà cửa, cây đổ ở nhiều nơi.
Thanh Hóa ban hành công điện khẩn trương ứng phó bão số 3 Wipha

Thanh Hóa ban hành công điện khẩn trương ứng phó bão số 3 Wipha

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 21/7/2025 về việc khẩn trương triển khai ứng phó với bão số 3 Wipha.

Tin khác

Hải đoàn Biên phòng 38 tích cực cùng ngư dân phòng, chống bão số 3

Hải đoàn Biên phòng 38 tích cực cùng ngư dân phòng, chống bão số 3
Từ sáng 21/7, cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 38 trực phòng, chống bão tại khu vực Vịnh Tùng Tràng (vùng biển Cát Bà, đặc khu Cát Hải, thành phố Hải Phòng) nỗ lực cùng ngư dân phòng, chống bão trước khi cơn bão số 3 (Wipha) dự kiến đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ chiều, tối nay.

Kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 31 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng
Sáng 21/7, tỉnh Thanh Hóa khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 31 HDND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2025.

Hải Phòng: Huy động tối đa lực lượng để phòng, chống bão số 3

Hải Phòng: Huy động tối đa lực lượng để phòng, chống bão số 3
Trưa ngày 21/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi kiểm tra công tác phòng, chống Bão số 3 (Wipha) và nghe báo cáo về tình hình các khu vực xung yếu trên địa bàn TP Hải Phòng.

Hàng trăm ngôi nhà ở Thanh Hóa bị tốc mái, hư hỏng do mưa lớn kèm giông lốc

Hàng trăm ngôi nhà ở Thanh Hóa bị tốc mái, hư hỏng do mưa lớn kèm giông lốc
Mưa lớn kèm theo giông lốc trong những ngày qua đã khiến hàng trăm ngôi nhà ở Thanh Hóa bị tốc mái, hư hỏng.

Tận tình hỗ trợ người cao tuổi làm thủ tục hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Tận tình hỗ trợ người cao tuổi làm thủ tục hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
Do khối lượng công việc nhiều khi triển khai thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, nhiều địa phương ở Thanh Hóa chủ động tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội cho người cao tuổi không chỉ trong ngày làm việc mà cả thứ Bảy, Chủ Nhật.

Vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long: Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trước khi bão số 3 đổ bộ

Vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long: Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trước khi bão số 3 đổ bộ
Chiều 20/7, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị thông tin báo chí về vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long, ông Nguyễn Văn Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì hội nghị.

Tri ân thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách

Tri ân thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách
Nhân Kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng ngày 20/7, Ban Công tác Mặt trận phối hợp Chi ủy Chi bộ, Ban Điều hành khu phố và Chi hội Cựu Chiến binh khu phố 29, phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt tri ân các thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách.

Công điện về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Thanh Hóa

Công điện về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Thanh Hóa
Ngày 20/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có Công điện số 19-CĐ/TU gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy các xã, phường về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 3 năm 2025.

Tăng cường quản lí chất thải rắn sinh hoạt, người cao tuổi tiên phong phân loại rác tại nguồn

Tăng cường quản lí chất thải rắn sinh hoạt, người cao tuổi tiên phong phân loại rác tại nguồn
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cấp thiết, việc quản lí chất thải rắn sinh hoạt trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với TP. Hồ Chí Minh. Với người cao tuổi, vai trò tiên phong trong quản lí, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Người trẻ kể chuyện xưa bằng tình tang Phương Nam

Người trẻ kể chuyện xưa bằng tình tang Phương Nam
Tối 18/7, tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, phường Bến Thành, TP. Hồ Chí Minh, khán giả yêu nghệ thuật có dịp thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Tang Tình Tang Tính Tình Tang” với chủ đề “Nồng Nàn Hương Sắc Phương Nam” – một dự án tốt nghiệp đầy cảm xúc và sáng tạo của nhóm sinh viên Nón Lá, chuyên ngành Truyền thông và Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở TP. Hồ Chí Minh.

Phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh: Ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của NCT khu phố

Phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh: Ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của NCT khu phố
Đó là ghi nhận tại Hội nghị giao ban công tác mặt trận tháng 7 với Ban công tác Mặt trận khu phố ở phường Vũng Tàu do Ban Thường trực UBMTTQVN phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức. Ông Vũ Đăng Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch UBMTTQVN phường Vũng Tàu cùng đại biểu đại diện khu phố, NCT khu phố tham dự Hội nghị.

Tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”

Tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”
Ngày 18/7/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY) với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) và Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – CTCP (PVCHEM).

Người cao tuổi phường Tân Hưng lan tỏa tinh thần sống xanh vì tương lai mai sau

Người cao tuổi phường Tân Hưng lan tỏa tinh thần sống xanh vì tương lai mai sau
Sáng 19/7, tại Trường THCS Nguyễn Thị Thập, phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh, UBMTTQVN phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh Khai mạc ngày hội “Sống xanh” với chủ đề “Thay đổi từ hôm nay, vì tương lai mai sau” và ra quân ngày Chủ nhật xanh lần thứ 159 - năm 2025.

36 đơn vị BHXH cơ sở ở TP.HCM mà người cao tuổi cần biết

36 đơn vị BHXH cơ sở ở TP.HCM mà người cao tuổi cần biết
Ngày 18/7, Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh có thông báo về việc thay đổi tên gọi và cơ cấu tổ chức.

Thấy gì sau 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Thanh Hóa?

Thấy gì sau 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Thanh Hóa?
Mặc dù khối lượng công việc nhiều, song không khí làm việc tại nhiều địa phương ở Thanh Hóa sau 2 tuần thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra khẩn trương, nghiêm túc. Nhiều NCT đến làm thủ tục tại Trung tâm phục vụ hành chính công được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, thủ tục được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.
Xem thêm
Đầu tư cho tương lai

Đầu tư cho tương lai

Tại kì họp thứ 9 (Quốc hội Khóa XV) đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/9/2025 (năm học 2025-2026).
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động…đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Phiên bản di động