PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Những dòng điện quý báu, không những được đầu tư bằng nguồn vốn lớn, mà còn được “đánh đổi” bằng mồ hôi, nước mắt, có khi là cả máu và sự hy sinh của những người trong cuộc. Có điện đã khó, thế nhưng, sử dụng điện thế nào cho an toàn, tiết kiệm mà hiệu quả còn khó và quan trọng hơn, đó là những trăn trở của lãnh đạo PC Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chương trình DSM/DR.

Cơ cấu tiêu thụ điện năng của cả nước nói chung và tại Thanh Hoá nói riêng, có tới khoảng 60% là điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Do đó, sự đồng hành từ các doanh nghiệp trong quản lý nhu cầu điện và sử dụng điện tiết kiệm đang là một trong những giải pháp hữu hiệu, vừa làm lợi cho chính doanh nghiệp và chung tay cùng ngành điện, Nhà nước vượt qua khó khăn. Việc làm này đã được Công ty Điện lực Thanh Hóa triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong nhiều năm qua.

Doanh nghiệp lớn tự nguyện

Thanh Hóa hiện đang đứng đầu sản lượng xi măng của cả nước, với tổng công suất 24,4 triệu tấn/năm. Trong khi đó, sản xuất xi măng lại là một trong những ngành tiêu thụ điện năng kỷ lục. Tuy nhiên, cả 4 doanh nghiệp xi măng trên địa bàn đều tự nguyện, sẵn sàng tham gia chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM), điều chỉnh phụ tải điện (DR) theo khuyến khích của Công ty Điện lực Thanh Hóa.

PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Ông Trương Văn Lợi, Giám đốc sản xuất Nhà máy Xi măng Long Sơn.

Công ty Xi măng Long Sơn (thị xã Bỉm Sơn) hiện đang sử dụng nguồn điện có tổng công suất đặt là 153,8 MW. Theo Giám đốc sản xuất nhà máy Trương Văn Lợi, khi các dây chuyền hoạt động hết công suất, mỗi năm, tổng sản lượng điện tiêu thụ của doanh nghiệp lên tới 500 - 600 triệu kW. Tính ra tiền, mỗi năm đơn vị phải chi phí tới 700 - 800 tỷ đồng tiền điện. “Chi phí vào điện hiện chiếm tới 18 - 20% giá thành sản phẩm. Do đó, chúng tôi đã tìm mọi phương pháp để có thể giảm giá thành sản xuất, từ đó tăng sức cạnh tranh về giá của sản phẩm; trong đó việc giảm chi phí điện là một giải pháp được chú trọng nhất”, ông Trương Văn Lợi cho biết.

Cùng với các giải pháp như lắp thêm biến tần cho các động cơ để giảm điện năng tiêu thụ; tiến hành thay thế các máy móc cũ bằng công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng hơn. Từ năm 2019 đến nay, Công ty Xi măng Long Sơn đã duy trì việc ký kết biên bản ghi nhớ và tự nguyện tham gia chương trình DSM/DR.

“Về cách làm, giữa doanh nghiệp và Công ty Điện lực Thanh Hóa sẽ có sự chia sẻ và phối hợp chặt chẽ. Khi vào mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, chúng tôi sẽ chủ động tính toán việc vận hành hệ thống dây chuyền phù hợp và tối ưu nhất để chủ động dịch chuyển sản xuất từ giờ cao điểm sang thấp điểm, hạn chế vận hành các thiết bị không thực sự cần thiết. Điều này không chỉ góp phần giảm công suất cực đại của phụ tải, mà còn giúp Xi măng Long Sơn tiết kiệm 15 - 20% chi phí điện cho chênh lệch giá. Thực tế cho thấy vào các thời điểm nắng nóng xảy ra gay gắt và trên diện rộng trong mùa hè năm nay, trong các ngày 19 - 20/6 vừa qua, công ty đã tham gia điều chỉnh phụ tải điện 2 lần với mỗi lần công suất điều tiết là 30 MW trong khung giờ cao điểm tối, góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện vào thời gian này”, Giám đốc sản xuất Trương Văn Lợi cho biết thêm.

PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Ông Phạm Đức Luyện, Phó Giám đốc Sản xuất phụ trách nhà máy của Công ty CP Xi măng Đại Dương.

Là doanh nghiệp “non trẻ” nhất trong ngành xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngay sau khi vận hành ổn định, từ năm 2024, Công ty CP Xi măng Đại Dương (Khu Kinh tế Nghi Sơn) cũng đã tham gia ngay chương trình DR khi được Công ty Điện lực Thanh Hóa triển khai. Ông Phạm Đức Luyện, Phó Giám đốc Sản xuất phụ trách nhà máy của Công ty CP Xi măng Đại Dương, chia sẻ: “Sản lượng điện của công ty năm nay tăng gấp đôi so với cùng kỳ do sự hoàn chỉnh đi vào vận hành đồng bộ của các dây chuyền. Với sản lượng tiêu thụ lớn, công ty xác định sử dụng điện tiết kiệm là nhiệm vụ liên tục và đặc biệt quan trọng”.

“Chúng tôi bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, dịch chuyển công suất sử dụng các thiết bị có công suất tiêu thụ điện lớn như: các động cơ quạt, trạm bơm nước, máy nén khí... vào giờ cao điểm trưa và tối, hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải....”, Phó Giám đốc Sản xuất Phạm Đức Luyện cho biết thêm.

PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Ông Trịnh Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Gang thép Nghi Sơn (VAS).

Cùng với xi măng, sản xuất thép cũng tiêu thụ điện năng rất lớn. Tại Công ty CP Tập đoàn Gang thép Nghi Sơn (VAS) chương trình DR doanh nghiệp này đồng hành cùng ngành điện từ năm 2019 đến nay. Thông tin từ Phó Tổng Giám đốc Trịnh Thế Dũng: Là đơn vị sử dụng điện lớn, với lượng điện tiêu thụ năm 2023 gần 832 triệu kWh, VAS Nghi Sơn hiểu được tầm quan trọng của điện trong sản xuất. Chính vì vậy, những năm qua, công ty luôn phối hợp tốt với ngành điện thực hiện tiết kiệm điện cũng như tham gia chương trình DR.

“Trước mùa nắng nóng, doanh nghiệp và Công ty Điện lực Thanh Hóa đều có các buổi làm việc trực tiếp để xây dựng kế hoạch sử dụng điện và phương án điều tiết công suất. Việc hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm sẽ giúp cho hệ thống điện duy trì trạng thái vận hành ổn định. Khi chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện được bảo đảm thì hoạt động sản xuất của nhà máy cũng thuận lợi hơn. Trong ngày 19/6/2024 vừa qua, VAS đã tham gia điều chỉnh phụ tải điện 1 lần với công suất điều tiết là 45 MW trong khung giờ cao điểm tối, tương ứng 40% tổng công suất sử dụng của công ty”, ông Trịnh Thế Dũng cho biết.

Ngoài ra, để chủ động cho kế hoạch điều hành sản xuất trong mùa nắng nóng, VAS Nghi Sơn đã chủ động xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện; dịch chuyển công suất sử dụng các thiết bị có công suất tiêu thụ điện lớn như các động cơ quạt, trạm bơm nước, máy nén khí...

Nhiệm vụ mới hiệu quả, nhiều tiềm năng

Chương trình DSM/DR đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng suốt nhiều năm nay. Tại Việt Nam, Chương trình này được Bộ Công Thương triển khai theo Thông tư 23/2017/TT-BCT, trong đó yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện, đặc biệt là các khách hàng thuộc danh sách “cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm”.

PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động làm việc với các khách hàng để tuyên truyền, vận động và khuyến khích tham gia các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Đối tượng tập trung hướng tới là các khách hàng sử dụng năng lượng trọng điểm, có mức tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên, bao gồm cả các khách hàng thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quyết định ban hành hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện có hiệu quả chương trình này, hàng năm Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động làm việc với các khách hàng để tuyên truyền, vận động và khuyến khích tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển phụ tải khỏi các khung giờ cao điểm. Hiện nay, toàn tỉnh có 209/209 khách hàng sản xuất công nghiệp lớn đã ký kết tham gia chương trình này.

Mùa hè năm nay, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị khách hàng về cung ứng điện, quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm điện năm 2024. Đây không chỉ là cơ hội để công ty chia sẻ thông tin về kết quả cung ứng điện năm 2023 và kế hoạch năm 2024, mà còn là dịp để đơn vị cùng với khách hàng thảo luận, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải để cùng với ngành điện chung tay bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Ông Hoàng Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa (người đứng trong ảnh) kiểm tra công tác trực vận hành tại Trung tâm Điều khiển xa Công ty.

“Chúng tôi đã sớm chủ động thông tin về tình hình cung ứng điện, phương án đảm bảo điện mùa nắng nóng năm 2024, chương trình DSM/DR, các biện pháp tiết kiệm điện cũng như bàn bạc, trao đổi thỏa thuận với khách hàng trên tinh thần thấu hiểu, sẻ chia và tự nguyện tham gia dịch chuyển phụ tải sản xuất trong các khung giờ cao điểm trong mùa hè 2024, sẵn sàng vận hành máy phát điện Diezel khi hệ thống nguồn cung ứng điện gặp khó khăn. Cùng với đó, đơn vị đã triển khai tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đăng tải bài viết, thực hiện các phóng sự tin bài trên báo đài Trung ương, địa phương, phát thanh trên hệ thống loa xã phường, website nội bộ, mạng xã hội và kết hợp truyền thông lưu động về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, nhất là vào mùa nắng nóng”, ông Hoàng Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa chia sẻ.

Điển hình như trong những ngày nắng nóng cực đoan kéo dài mùa hè năm nay, căn cứ mức công suất phân bổ của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho khu vực tỉnh Thanh Hóa vào các khung giờ cao điểm như buổi trưa từ 12h00’ - 15h00’ là 1.250 MW; buổi tối từ 21h00’ - 24h00’ là 1.134 MW. Theo tính toán công suất đỉnh của toàn tỉnh Thanh Hóa có thể đạt Pmax và sẽ đạt 1.382 MW trưa, Pmax đạt 1.482 MW tối, như vậy khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ phải tiết giảm từ 132 MW - 348 MW.

Dựa trên căn cứ này, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, cấp điện ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong những ngày nắng nóng, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã thông báo, phối hợp triển khai một số sự kiện DR đối với Công ty CP VAS Nghi Sơn và Công ty TNHH Long Sơn. Việc các khách hàng 110kV này tham gia chương trình, cắt giảm 40 - 50% công suất sử dụng điện đã góp phần bảo đảm công tác cung ứng điện liên tục, ổn định, an toàn, đồng thời hạn chế các sự cố trên hệ thống điện, nâng cao chất lượng dịch vụ mùa hè năm nay trên địa bàn tỉnh.

PC Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện chương trình DSM/DR – Lợi ích đôi bên

Công ty Điện lực Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng trên địa bàn tỉnh sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Mới đầu tháng 7 gần đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa cũng đã tổ chức Tri ân khách hàng có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nhu cầu điện năm 2024. Việc hưởng ứng tự nguyện của doanh nghiệp đã tiếp tục góp phần thể hiện trách nhiệm, tinh thần gắn kết với cộng đồng, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa người cung cấp điện với người sử dụng điện vì sự phát triển chung của xã hội.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chương trình DR tự nguyện phi thương mại. Khách hàng tham gia trên tinh thần hợp tác và tự nguyện là chính, đổi lại khách hàng được một số lợi ích như: Được vào danh sách khách hàng ưu tiên đảm bảo điện, tri ân hàng năm, miễn phí nhân công bảo trì, bảo dưỡng MBA và các dịch vụ chăm sóc khách hàng khác do Công ty Điện lực Thanh Hóa cung cấp...

Bộ Công Thương hiện đang nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào các chương trình DR. Việc này nhằm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nước, thu hút các tổ chức trung gian và khách hàng tham gia vào thị trường DR trong tương lai. Khi các cơ chế được triển khai rõ ràng hơn, thậm chí “luật hóa” được DSM/DR sẽ khuyến khích, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư thêm công nghệ, trang thiết bị để đồng hành hiệu quả hơn với chương trình này. Đây cũng chính là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh ngay tại Quyết định 279/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, đó là “xây dựng và hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý để thực hiện chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện”.

Trên các cơ sở pháp lý cũng như căn cứ vào thực tế quá trình triển khai và kết quả đạt được ở những năm qua, tin tưởng Công ty Điện lực Thanh Hóa sẽ tiếp tục cùng với các đối tác, khách hàng đồng hành và thực hiện ngày càng hiệu quả chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM), điều chỉnh phụ tải điện (DR) trong thời gian tới.

Thế Thực - Hùng Mạnh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tích cực ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục bão lũ

Tích cực ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Bắc khắc phục bão lũ

Chủ tịch Tập đoàn Adani Gautam Adani - Tập đoàn lớn nhất Ấn Độ chuyên về cơ sở hạ tầng, năng lượng cho biết, sẽ đóng góp 1 triệu USD hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (Yagi)
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đã để lại những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhưng sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của Trung ương, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cùng người dân đã giúp quá trình khắc phục đang diễn ra khẩn trương, hiệu quả.
Chung tay ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ

Chung tay ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Bão lũ làm nhiều người chết và mất tích; nhiều ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng, nhiều ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp; nhiều ha thủy sản bị thiệt hại; nhiều gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều con đường, cây cầu bị hỏng, xuống cấp; nhiều nơi đang bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.
Ngân hàng giảm lãi vay cho nông, ngư dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Yagi

Ngân hàng giảm lãi vay cho nông, ngư dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 Yagi

Cơn bão số 3 (Yagi) khiến nhiều bà con ngư dân, nông dân và nông hộ kiệt quệ, khó khôi phục sản xuất, thậm chí bị trắng tay về nhà xưởng, nhà hàng, đầm nuôi tôm cá... Trước thực tế này, một số ngân hàng trước mắt sẽ giảm lãi vay cho dư nợ hiện hữu và dư nợ vay mới, nhằm tạo điều kiện nhà nông ổn định sản xuất và cuộc sống.
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nestlé Việt Nam huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay cùng các đối tác hỗ trợ hơn 250.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng, nước uống đóng chai với tổng giá trị hơn 1,8 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Tin khác

Chung tay giúp đỡ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do thiên tai

Chung tay giúp đỡ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do thiên tai
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) phường Tân Chánh Hiệp kêu gọi kêu gọi Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, công nhân viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, cùng đồng bào trong và ngoài nước; bằng tình cảm, tấm lòng chia sẻ, hưởng ứng đợt vận động, giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão, lũ.

Nỗi mất mát không thể nói lên lời ở bản Làng Nủ

Nỗi mất mát không thể nói lên lời ở bản Làng Nủ
Tính đến ngày 15/9, Làng Nủ có 87 người an toàn, 66 người chết và mất tích. Hiện tại đã tìm kiếm được 52 thi thể, còn 14 người mất tích.

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3

Hải Phòng thiệt hại khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng do bão số 3
Theo cơ quan chức năng, tính đến thời điểm hiện tại, tổng thiệt hại (quy ra tiền) của TP Hải Phòng do bão số 3 khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng
Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng

Điện lực Hải Phòng cấp điện trở lại cho hơn 95% khách hàng
Hơn 95 % khách hàng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được cấp điện trở lại.

Chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển
Sáng 14/9/2024, Đảng bộ xã Thăng Long đã long trọng tổ chức lễ kỹ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã (Tháng 9/1945-9/2024). Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Lợi Đức, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện;, các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, đại biểu các ban xây dựng Đảng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, lãnh đạo một số xã, thị trấn; cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể xã, các đồng chí lãnh đạo cấp huyện và địa phương qua các thời kỳ, các đảng viên tiêu biểu, doanh nghiệp và con em quê hương xã Thăng Long.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào
Ban Đại diện Hội NCT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành văn bản gửi Hội NCT các huyện, thị xã, thành phố, Hội NCT các phường, xã, thị trấn trong tỉnh về việc NCT chung tay, góp sức khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc
Ngày 14/9/2024, tại tỉnh Đồng Tháp sẽ diễn ra “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc” do Bộ Nông nghiệp và Phát triienr nông thôn phối hợ với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3
Từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê

Hải Phòng: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống lũ, hộ đê
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBDN các quận, huyện tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống lũ, hộ đê.

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Trung tá hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả bão số 3
Ngày 13/9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Tăng Bá Hưng vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bình Định: Lòng nhân ái từ những món ăn “treo”

Bình Định: Lòng nhân ái từ những món ăn “treo”
Hiện ở TP. Quy Nhơn xuất hiện một hình thức làm từ thiện mới là “treo” những món ăn như bún, bánh cuốn, bánh mì, mục đích là để lại một phần thức ăn cho những người hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng được ấm lòng.

Đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định lên đường hỗ trợ đồng bào miền Bắc

Đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định lên đường hỗ trợ đồng bào miền Bắc
Sáng 13/9, Sở Y tế tỉnh Bình Định tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ y tế sau bão Yagi - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng, nhằm kịp thời hỗ trợ người dân các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 gây ra.

Phương diện quốc gia

Phương diện quốc gia
Tối ngày 9/9, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Sỹ Tá, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc, mức án chung thân với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh”.
Xem thêm
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đã để lại những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhưng sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của Trung ương, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cùng người dân đã giúp quá trình khắc phục đang diễn ra khẩn trương, hiệu quả.
Chung tay ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ

Chung tay ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Bão lũ làm nhiều người chết và mất tích; nhiều ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng, nhiều ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp; nhiều ha thủy sản bị thiệt hại; nhiều gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; nhiều con đường, cây cầu bị hỏng, xuống cấp; nhiều nơi đang bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Nestlé Việt Nam huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay cùng các đối tác hỗ trợ hơn 250.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng, nước uống đóng chai với tổng giá trị hơn 1,8 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa,
Phiên bản di động