TP Hải Phòng: Động thổ khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

Doanh nghiệp - Doanh nhân 13/05/2023 10:19
Phóng viên: Thưa ông từ năm 2015 đến nay, tỉnh Thanh Hóa luôn hoàn thành ở mức cao nhiệm vụ phát triển DN, với hơn 3.000 DN thành lập mới mỗi năm. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 DN đang hoạt động. Tuy nhiên trong quý I (tính đến ngày 20/3) Thanh Hoá có 471 DN thành lập mới (giảm 20% so với cùng kỳ) nhưng DN tạm dừng hoạt động lại lên tới con số 481 (tăng 12,4% so với cùng kỳ), ông đánh giá như thế nào về những con số này?
Ông Đỗ Đình Hiệu: Thời gian qua, cộng đồng DN của tỉnh phát triển khá nhanh, với số lượng DN thành lập mới năm 2022 đứng thứ 6 cả nước. Tuy nhiên, quý I năm 2023, số lượng DN thành lập mới thấp hơn DN giải thể và ngừng hoạt động. Con số này sẽ là bất thường đối với các năm khác nhưng lại là tất yếu đối với thực trạng nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Tôi là người đã gắn bó với cộng đồng doanh nghiệp hơn 10 năm nay; chưa bao giờ phải chứng kiến DN khó khăn như lúc này. DN “sinh ra” ở giai đoạn này phải tìm cách để tồn tại là cả một vấn đề.
![]() |
Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa |
Có DN vừa “khai sinh” đã phải “khai tử” vì gặp quá nhiều sóng gió. Hầu như các lĩnh vực hoạt động của DN nào cũng gặp khó khăn, đơn cử như lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất là may mặc, da giày. Lao động ở lĩnh vực này bị mất việc làm rất nhiều. “Ông chủ” không có đơn hàng ắt công nhận không có việc làm. Hay như xây dựng, bất động sản, đây là lĩnh vực mà dòng tiền chảy qua nhiều; đồng thời giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động cũng như đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, cho địa phương. Nhưng năm nay, nhóm ngành nghề này cũng rất ảm đạm dẫn tới các lĩnh vực liên quan như khai thác khoáng sản, vật liệu cũng khó khăn theo. Ví dụ các nhà máy xi măng của ta hầu như cũng cắt giảm sản xuất, đóng bớt dây chuyền, thậm chí có nhà máy phải đóng toàn bộ dây chuyền…
Phóng viên: Theo ông nguyên nhân do đâu khiến DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá lại đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có như hiện nay, dẫn đến tình trạng “khai tử” nhiều như vậy?
Ông Đỗ Đình Hiệu: Nguyên nhân dẫn đến các khó khăn của DN thì rất nhiều, nhưng theo tôi nguyên nhân chính là tác động của gần ba năm COVID hoành hành, đã vắt kiệt sức của DN. Đồng thời, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina đã ảnh hưởng đến thị trường Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…Trong khi đây là những thị trường đầu mối mà chúng ta hay có sản phẩm xuất khẩu như: Giày da, quần áo, gỗ ván ép…
Một nguyên nhân nữa khiến DN gặp khó là họ không “hấp thụ” được nguồn vốn hoặc tiếp cận vốn khó khăn. Phải nói rằng các DN hiện đang rất yếu; đáng lo ngại nữa là sắp tới chúng ta sẽ còn phải chứng kiến các DN lớn, có “tên tuổi” trên địa bàn tỉnh cũng sẽ phải rời thị trường. Điều đáng ngại khi DN khó khăn, giải thể, ngưng hoạt động khiến người lao động mất việc làm sẽ gây ra hệ lụy cực kỳ lớn cho xã hội.
Phóng viên: VCCI nói chung và cá nhân ông với vai trò là Giám đốc nói riêng đã có những kiến nghị, đề xuất gì với lãnh đạo tỉnh để tìm cách tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp?
Ông Đỗ Đình Hiệu: Trong quá trình hoạt động, cộng đồng DN Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn và các kiến nghị của DN đã được Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh. Để tạo điều kiện cho các doanh nhân, DN vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư kinh doanh; tăng cường khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ của Nhà nước; nâng cao hiệu quả triển khai các chính sách hỗ trợ DN. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả thực thi của bộ máy chính quyền các cấp; cải thiện chất lượng phối hợp giữa các cấp, các ngành thực sự bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước có liên quan.
![]() |
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã xác định: Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025; và “Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước” là quan điểm xuyên suốt của tỉnh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Qua đó đã tạo thuận lợi trong việc tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, VCCI Thanh Hóa đánh giá rất cao tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
VCCI Thanh Hóa mong muốn và đề nghị, DN và chính quyền sẽ luôn luôn là đối tác đồng hành trên hành trình cải cách. Theo đó, DN kiến tạo bằng cách tích cực tham gia đóng góp ý kiến, phản ánh khó khăn vướng mắc của mình; DN cần đặt mình trong vai trò chủ động, tái cơ cấu trước những biến động của thị trường, ứng phó linh hoạt để duy trì sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững. Các địa phương và các sở, ban, ngành trong tỉnh cần tăng cường đối thoại với DN, lắng nghe, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp bằng chất lượng phục vụ tốt hơn.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!