Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sự kiện 28/10/2021 13:14
Phiên thảo luận trực tuyến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (ngày 27/10) tiếp tục cho ý kiến vào hai nội dung: tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và báo cáo 2 năm 2019-2020 thực hiện Nghị quyết số 68 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
![]() |
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, sẽ xem xét bổ sung việc kéo dài thời gian thực hiện cho đối tượng ở vùng III, vùng II và vùng I như nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. |
Đánh giá cao việc thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực 1 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 vừa được ban hành đã tác động lớn tới thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người dân đang sinh sống trên các địa bàn của các tỉnh.
Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình), những xã về đích nông thôn mới, nhưng đối tượng người nghèo còn rất nhiều, không thể tự bỏ tiền để mua và cũng không được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế. Điều này sẽ tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân ở các tỉnh miền núi. Vì vậy, Chính phủ xem xét và cho kéo dài thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho đối tượng này đến hết năm 2021. Thời gian tới, khi xây dựng chính sách bảo hiểm y tế nên quy định theo đối tượng hưởng và không nên quy định theo vùng, khu vực, sẽ thiệt thòi cho những đối tượng nghèo.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm rà soát, đánh giá đúng thực trạng tình hình để kịp thời ban hành các chính sách phù hợp, nhằm tiếp tục hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho những người dân còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, không có khả năng tự mua bảo hiểm y tế, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khó có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm bớt gánh nặng về tài chính, góp phần tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2025 có 98%, theo mục tiêu mà Nghị quyết số 88 Quốc hội khóa XIV đã đề ra.
Qua quá trình khảo sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum cho thấy, trong số những người không còn được Nhà nước hỗ trợ về bảo hiểm y tế có nhiều trường hợp có hoàn cảnh rất khó khăn, không có khả năng để tự mua bảo hiểm y tế cho cá nhân và hộ gia đình. Đặc biệt, những trường hợp này chủ yếu rơi vào người đồng bào dân tộc thiểu số, riêng tỉnh Kon Tum trong số 51.863 người không còn được Nhà nước hỗ trợ về bảo hiểm y tế thì có đến 49.356 người là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ trên 95% - đại biểu Thanh cho biết.
![]() |
Điểm cầu Hà Giang trong phiên thảo luận chiều ngày 27/10 |
Góp ý kiến về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) cho rằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được Nhà nước đóng 100% kinh phí bảo hiểm y tế và không phải cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Chính sách này đã góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Tuy nhiên, sau khi Quyết định 861 ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và Quyết định 612 ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt các thôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực thi hành thì số đối tượng là người dân tộc thiểu số thôi không hưởng các chính sách áp dụng cho địa bàn đặc biệt khó khăn khoảng 2,3 triệu người, tương đương khoảng 620.000 hộ.
Có một thực tế, đa số các tỉnh có xã, thôn từ vùng III chuyển về vùng I thì tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế có xu hướng giảm. Hiện nay, do tác động của dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt với những người mắc bệnh cần điều trị dài ngày, bệnh hiểm nghèo mà không có thẻ bảo hiểm y tế thì người dân đã khó khăn lại càng thêm khó khăn chồng chất, ảnh hưởng rất lớn đến an sinh xã hội. Trường hợp không may xảy ra ốm đau không được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nguy cơ tái nghèo sẽ rất cao.
Do đó cần tiếp tục kéo dài thời gian cho người dân thuộc các xã khu vực II, khu vực III giai đoạn 2016-2020 hiện nay đã chuyển về xã khu vực I theo Quyết định số 861 được tiếp tục thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế đến hết ngày 31/12/2021. Đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách từ năm 2022 trở đi các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi sau khi được địa phương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tức là chuyển sang vùng I thì được tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ít nhất 1 năm – đại biểu Hoàng Ngọc Đình đề nghị.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định 681, tức là ở những vùng III, vùng II để nâng lên vùng I theo một hướng là kéo dài thời gian thụ hưởng những đối tượng ở những khu vực này là hết năm 2021. Trên cơ sở đó cũng xem xét bổ sung việc kéo dài thời gian thực hiện cho đối tượng ở vùng III, vùng II và vùng I như nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đề nghị cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện Quỹ bảo hiểm y tế để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế đã diễn ra trong thời gian qua. Qua số liệu thống kê và theo dõi tình hình thực tế tại các địa phương, thời gian qua còn nhiều vụ việc lập khống hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm y tế để trục lợi. lợi, gây thất thoát cho quỹ, do đo các cấp cần chỉ đạo quyết liệt vấn đề này. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế, kết hợp với tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế, sớm chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện trình Quốc hội Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) để thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng về chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong hình mới.