Vĩnh Phúc quyết tâm hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sự kiện 08/11/2023 17:16
Trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh và Động viên công nghiệp luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển; các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng được thể hiện trong các văn kiện chính trị.
![]() |
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. |
Hiện nay, cơ sở pháp lý chung điều chỉnh lĩnh vực Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh và Động viên công nghiệp cao nhất là Hiến pháp 2013 (Điều 14, Điều 68), Luật Quốc phòng 2018, Luật Công an Nhân dân và các Luật chuyên ngành khác. Cơ sở pháp lý trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực Công nghiệp quốc phòng là Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008, điều chỉnh lĩnh vực Động viên công nghiệp là Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003, điều chỉnh lĩnh vực Công nghiệp an ninh là Nghị định số 63/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào tầm Luật điều chỉnh trực tiếp về Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, nhất là luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù cho sự phát triển Công nghiệp quốc phòng, an ninh; đồng thời, để thống nhất với các Luật ban hành trong thời gian qua quy định về vấn đề này, như: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quy hoạch, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, … Do đó, đặt ra yêu cầu phải xây dựng Luật để điều chỉnh những quy định về Công nghiệp quốc phòng, Công nghệ an ninh và Động viên công nghiệp đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật…
![]() |
Toàn cảnh phiên trình bày Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp của Đại tướng Phan Văn Giang. |
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang nhấn mạnh, mục đích xây dựng Luật nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài, bao gồm cả đảm bảo cơ chế, chính sách đặc thù cho những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh; phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh và Động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở Công nghiệp quốc phòng, cơ sở Công nghiệp an ninh phù hợp đặc thù Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh, Đông viên công nghiệp và gắn với phương thức tác chiến của Quân đội, nhiệm vụ của Công an, đáp ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh và Động viên công nghiệp.
Đồng thời, huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển Công nghiệp quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ Động viên công nghiệp, tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết thêm, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp có bố cục gồm 07 chương và 73 điều. Cụ thể, Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5); Chương II – Công nghiệp quốc phòng, An ninh (từ Điều 6 đến Điều 32); Chương III - Chuẩn bị và thực hành Động viên công nghiệp (từ Điều 33 đến Điều 46); Chương IV - Chế độ, chính sách trong Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (từ Điều 47 đến Điều 52); Chương V - Hợp tác quốc tế Công nghiệp quốc phòng, an ninh (từ Điều 53 đến Điều 60); Chương VI - Trách nhiệm quản lý nhà nước về Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (từ Điều 61 đến Điều 71); Chương VII - Điều khoản thi hành (Điều 72, Điều 73).
Nội dung cơ bản của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tập trung vào 05 chính sách nổi bật đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, gồm: Chính sách 1- Phát triển Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh; Chính sách 2- Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh; Chính sách 3- Thúc đẩy hoạt động Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh; Chính sách 4- Huy động nguồn lực cho phát triển Công nghiệp quốc phòng, Công nghiệp an ninh; Chính sách 5- Bảo đảm hiệu quả hoạt động Động viên công nghiệp...
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. |
Thẩm tra dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới bày tỏ đồng tình về sự cần thiết ban hành Luật; khắc phục những hạn chế, bất cập sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, 20 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp và thực tiễn phát triển công nghiệp an ninh từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay; nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.
Về bảo đảm nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh, Ủy ban Quốc phòng An ninh cơ bản nhất trí với dự thảo Luật quy định nguồn lực tài chính cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh do ngân sách Nhà nước bảo đảm và trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn khó khăn thì việc huy động các nguồn hợp pháp khác như từ các quỹ, nguồn vay, tài trợ, trích lập sau thuế là phù hợp, đây sẽ là nền tảng vật chất quan trọng để bảo đảm cho công nghiệp quốc phòng, an ninh, song Chính phủ dự kiến sẽ không quy định về "Nguồn vốn chuyên biệt" mà thay bằng "nguồn vốn hợp pháp khác"; đây là vấn đề mới, việc triển khai phải gắn với chế độ bảo mật, do đó, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để phù hợp với thực tiễn và thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Về chế độ chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, ông Lê Tấn Tới cho rằng, việc phân loại các chế độ, chính sách theo từng đối tượng, nhóm đối tượng là hợp lý. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, các chế độ, chính sách còn tản mạn, thiếu tính khái quát. Đồng thời, các quy định liên quan đến các luật như: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND, Luật An ninh Quốc gia… Vì vậy, đề nghị nghiên cứu chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết.