Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Sự kiện 16/05/2025 16:47
Sáng 16/5, tại Kì họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Nước ta hiện có trên 940.000 doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 30% tổng thu ngân sách, 82% lao động và khoảng 50% GDP. Việt Nam đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp đến 2030, tương ứng 20 doanh nghiệp trên 1.000 người dân. Trong số đó, ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cùng với đó, kinh tế tư nhân tăng trưởng bình quân khoảng 10-12% một năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực này đóng góp khoảng 55-58% GDP, 35-40% tổng thu ngân sách, giải quyết 84-85% việc làm và năng suất lao động tăng bình quân tăng 8,5-9,5% mỗi năm.
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) phát biểu góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, sáng ngày 16/5 |
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đã quán triệt yêu cầu đổi mới tư duy, nhận thức về kinh tế tư nhân; có các quy định cụ thể về cơ chế, chính sách mang tính đặc biệt, với cách tiếp cận cởi mở, thực tiễn, đặt trọng tâm vào việc tháo gỡ rào cản và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, để phát triển kinh tế tư nhân; thực sự là những quy định mang tính “cởi trói”, được cử tri, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp rất mong đợi.
Theo đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam), thực tế doanh nghiệp tư nhân hiện đang đối mặt nhiều điểm nghẽn, phải tháo gỡ mới phát triển được. Tuy nhiên các quy định nêu tại dự thảo Nghị quyết "chưa đủ mạnh". Một số nội dung đã có trong các luật, nghị quyết ban hành trước đó, như việc đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội đã nêu trong Hiến pháp, nên không phải cơ chế đặc biệt cho doanh nghiệp tư nhân, nên không cần phải thêm vào nội dung này.
Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách của Dự thảo Nghị quyết cũng chưa đủ mạnh chẳng hạn như, hỗ trợ về tín dụng, hiện nay doanh nghiệp rất khó tiếp cận về tín dụng như: thanh niên muốn khởi nghiệp, vay 2 tỷ nhưng phải đáp ứng điều kiện đảm bảo công việc cho 20 người, rất khó có thể thực hiện được cho nên những vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm.
Để thể thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, xứng đáng là cơ chế đặc thù thì cần thêm những chính sách đủ mạnh. Đồng thời, cần tập trung vào các nội dung để đảm bảo ổn định của chính sách, cải cách thủ tục hành chính..., đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, để đạt kế hoạch 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 cần phải có giải pháp rất đặc biệt. Theo đại biểu, hiện nay mỗi năm bình quân chỉ tăng 30-40 nghìn doanh nghiệp. Vậy làm sao 5 năm có thể tăng lên 2 triệu? Vì vậy cần phải có chính sách hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể để chuyển sang loại hình doanh nghiệp thì lúc đó mục tiêu mới có thể đạt được; đồng thời phải nâng cao, mở rộng thêm những doanh nghiệp có quy mô lớn.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nhưng trên thực tế cho thấy khu vực kinh tế tư nhân còn gặp phải nhiều rào cản, bất cập cần được tháo gỡ để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên, về hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khoản 2 Điều 7 quy định: “Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dành một phần diện tích đất đã đầu tư hạ tầng để cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê, thuê lại”.
Do đó, đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị rà soát lại quy định này để đảm bảo chặt chẽ và cũng phải khuyến khích được nhà đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ. Việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng một số địa phương đã có cơ chế thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp ở một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, thu hút chậm.
“Quy định một phần diện tích là bao nhiêu cũng là rất khó khăn để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân; nếu để lại một phần diện tích mà không có doanh nghiệp thuê lại, để lãng phí đất sau đầu tư hạ tầng thì ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này, như thế sẽ khó khăn cho việc thu hút các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp”, đại biểu Mai Văn Hải boăn khoăn.
Góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đề cập đến quy định về nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân và nhất trí với chủ trương chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong quản lý điều kiện kinh doanh; đây là hướng đi phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo và mở rộng sản xuất
“Nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì chính sách này rất dễ trở thành kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng chính sách thông thoáng để lập ra hàng trăm “công ty ma”không hoạt động thực tế, mua bán hóa đơn, trốn thuế, rửa tiền, gây thất thu ngân sách và làm méo mó môi trường cạnh tranh”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu rõ.
Theo nội dự thảo nghị quyết cũng quy định hoạt động thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp tư nhân được chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cụ thể, việc thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp hộ kinh doanh không quá một lần trong năm (trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng). Hành vi lạm dụng thanh, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ bị xử nghiêm. Quy định này thể hiện bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, trừ trường hợp vi phạm phải thanh tra theo yêu cầu, vụ việc bắt buộc.