Vườn nho Hạ đen của ông Nguyễn Văn Nội

Khó có thể tin được ông bà chủ vườn cây ăn quả rộng khoảng 2.000m2, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng lại là NCT. Đó là vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Nội và Nguyễn Thị Sinh ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội...

Dám nghĩ, dám làm

Là người đầu tiên trồng thử nghiệm giống nho Hạ đen của huyện Đan Phượng, ông Nội kể: “Trước đây, đất nhà tôi phần lớn dành cho trồng đào, quất hay hoa màu nhưng thu nhập không ổn định. Đào quất cả năm chỉ có một vụ, giá hoa màu thì lên xuống thất thường. Năm 2019, tôi vô tình biết giống nho Hạ đen thích hợp với thời tiết miền Bắc, nên đã lên Bắc Giang học hỏi cách trồng”.

Dù tuổi đã cao, ông vẫn không ngại học hỏi, mạnh dạn đầu tư vào mô hình mới với cây nho Hạ đen. Ngoài sự giúp đỡ từ Hội Nông Lâm Bắc Giang, Hội Khuyến nông huyện Đan Phượng, ông bỏ tiền mời chuyên gia Hoàng Giang Lưu, người Trung Quốc về hướng dẫn thêm kĩ thuật trồng giống nho này với quyết tâm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vườn nho Hạ đen của ông Nguyễn Văn Nội
Ông Nguyễn Văn Nội bên vườn nho của gia đình.

Theo ông, ngoài dám nghĩ, dám làm, việc trồng nho tuy không vất vả, nhưng đòi hỏi phải kiên trì, cẩn thận trong chăm sóc và đặc biệt là phải dám đầu tư. Để có vườn nho, vợ chồng ông phải bỏ ra vài trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng từ tiền giống, giàn leo, mái che, tường bao, hệ thống ống tưới nước nhỏ giọt tự động cho đến phân bón. Để bảo vệ đất và đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn, gia đình ông sử dụng phân bón hữu cơ làm từ đỗ tương ngâm với chế phẩm vi sinh, hoặc “ủ dịch chuối” hay tro bếp để bón cho nho. Tất cả các vườn nho của ông đều có chuồng ủ phân riêng mặc dù giải pháp này mất thời gian và chi phí nhiều hơn so với sử dụng phân bón hóa học. Để cho ra sản phẩm phân bón an toàn, chất lượng, không ảnh hưởng đến môi trường là sự tâm huyết và cũng lấy đi không ít công sức của vợ chồng ông.

Sau 3 năm kiên trì chăm sóc, vườn nho của ông đã đem lại hiệu quả rõ rệt, mỗi năm cho thu hoạch 2 - 3 tấn quả. Giá nho Hạ đen bán lẻ 150.000 đồng/kg, còn bán sỉ là 120.000 đồng/kg, trừ các chi phí thu về mỗi năm trên 200 triệu đồng. Hiện sản phẩm của ông đã có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng trái cây sạch không chỉ Hà Nội mà còn ở nhiều tình thành khác. “Nho Hạ đen có mùi thơm, quả chín ngọt, giòn nên rất được khách hàng ưa chuộng, sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường”, ông Nội cho biết.

Vườn nho Hạ đen của ông Nguyễn Văn Nội

Bên cạnh đó, ông và những hộ gia đình trồng nho Hạ đen trên địa bàn xã còn phát triển du lịch, tạo điều kiện cho du khách tham quan, trải nghiệm hái nho tại vườn mà không cần phải đi đâu xa. Từ đó, không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế, du lịch cho địa phương.

Giúp người, giúp đời

Không chỉ trồng nho Hạ đen, ông Nội còn trồng thêm bưởi Diễn, có những cây bưởi lâu năm mỗi vụ cho ra tới 200 quả cùng với vườn dâu tây gần 400m2. Vào mùa thu hoạch nho, ông phải thuê thêm vài chục nhân công, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Sau những nỗ lực, ngoài được chứng nhận VietGAP, năm 2020 sản phẩm nho Hạ đen của ông được UBND TP Hà Nội chứng nhận OCOP 3 sao. Vinh dự hơn, năm 2022, sản phẩm đạt chứng nhận TOP 3 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.

Thành công với giống nho mới, ông Nội không ngại chia sẻ kinh nghiệm cho những người dân để cùng nhau làm giàu. Ông cho biết: “Tôi hỗ trợ kĩ thuật cho người dân không chỉ ở Hà Nội mà còn cả ở các tỉnh khác như Thái Bình, Bắc Ninh, Hòa Bình. Với mong muốn mọi người có thể phát triển mô hình, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình”. Với những thành quả đạt được, ông đã phát huy tốt vai trò của NCT trong lao động sản xuất, dám nghĩ, dám làm, vươn lên trong cuộc sống, nêu gương cho thế hệ trẻ và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Ông Phùng Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Đình khẳng định: Mô hình trồng nho và cây ăn quả sạch của ông Nguyễn Văn Nội đem lại hiệu quả rõ rệt. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũ sang các mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bài và ảnh Triệu Hồ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

“Già làng” luôn hết mình vì cộng đồng

“Già làng” luôn hết mình vì cộng đồng

Dù đã ở tuổi 81, nhưng cụ Trần Phước Hoàng, hiện ở thôn Phước Thuận Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, vẫn luôn nỗ lực cống hiến cho cộng đồng.
Nâng cao vị thế của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, ấm no

Nâng cao vị thế của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, ấm no

Xây dựng gia đình với những giá trị cốt lõi “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”, nhiều gia đình NCT trên địa bàn tỉnh An Giang đã nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng nhau vun đắp xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành.
Những việc làm thiết thực của Chi hội trưởng Hoàng Thị Hiền

Những việc làm thiết thực của Chi hội trưởng Hoàng Thị Hiền

Bà Hoàng Thị Hiền, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Ngọc Đồng, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là tấm gương điển hình tiêu biểu xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; góp phần tích cực cùng địa phương xây dựng nông thôn mới bằng những tuyến đường xanh, sạch, đẹp; phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Chi hội trưởng Phụ nữ hết lòng với công việc

Chi hội trưởng Phụ nữ hết lòng với công việc

Bà Nguyễn Thị Lợi, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Phúc Khánh, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang luôn nhiệt tình, tận tâm trong thực hiện nhiệm vụ, quan tâm chăm lo đời sống hội viên, đóng góp hiệu quả cho hoạt động Hội ở địa phương.
Những kỉ niệm khó quên trong công tác người cao tuổi ở cơ sở

Những kỉ niệm khó quên trong công tác người cao tuổi ở cơ sở

Về hưu năm 2015, năm 2019, tôi xin gia nhập Hội NCT. Cuối năm 2020, các hội viên Chi hội NCT Cụm 9, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội bầu tôi làm Chi hội trưởng.

Tin khác

Người lan toả võ cổ truyền ở vùng Mỏ

Người lan toả võ cổ truyền ở vùng Mỏ
Gần 15 năm gắn bó với bộ môn võ thuật cổ truyền dân tộc và có ý thức gìn giữ môn phái gia truyền, cho đến nay, nhiều người biết đến bà Trần Thị Loan, không chỉ là một võ sư mà còn là người năng nổ, nhiệt tình của câu lạc bộ võ thuật cổ truyền của TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh..

Thấy gì sau hơn nửa năm hoạt động của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Kim Hoàng?

Thấy gì sau hơn nửa năm hoạt động của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Kim Hoàng?
CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội được thành lập vào ngày 18/5/2024, trong khuôn khổ thực hiện Dự án VIE085 “Hỗ trợ NCT thiệt thòi thông qua nhân rộng CLB LTHTGN ở Việt Nam - giai đoạn 2”. Dự án do Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ thông qua Tổ chức HelpAge Hàn Quốc (HAK) và Tổ chức HelpAge International (HAI) tại Việt Nam và hỗ trợ kĩ thuật của Trung ương Hội NCT Việt Nam.

Gương sáng phụ nữ cao tuổi nơi xứ Mường

Gương sáng phụ nữ cao tuổi nơi xứ Mường
Không chỉ gương mẫu, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng, bà Bùi Thị Sừ (68 tuổi), Tổ trưởng Tổ Phụ nữ xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái thành đạt, các cháu chăm ngoan, học giỏi. Nhiều năm liền gia đình bà đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” và được các cấp khen thưởng.

Góp phần làm đẹp cuộc sống

Góp phần làm đẹp cuộc sống
Cụ Đại tá công an Đào Đức Ninh quê ở xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, hiện sinh sống ở số nhà 61, ngõ 66, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội đã ngót nghét cửu thập.

Những phụ nữ cao tuổi có uy tín tiêu biểu ở tỉnh Cà Mau

Những phụ nữ cao tuổi có uy tín tiêu biểu ở tỉnh Cà Mau
Tỉnh Cà Mau hiện có 66 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có 7 nữ; dân tộc Khmer 51 người (6 nữ), dân tộc Hoa 7 người, dân tộc Kinh 8 người (1 nữ).

Vai trò quan trọng của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Vai trò quan trọng của người cao tuổi trong gia đình và xã hội
Trong những năm qua, NCT trên địa bàn tỉnh Thái Bình luôn phát huy vai trò gương mẫu trong gia đình và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi có dịp trao đổi phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch Hội NCT tỉnh Thái Bình về vai trò của NCT trong gia đình và xã hội hiện nay...

Điểm tựa vững chắc xây dựng gia đình hạnh phúc

Điểm tựa vững chắc xây dựng gia đình hạnh phúc
Từ bao đời nay, ông bà, cha mẹ luôn dành nhiều thời gian để dạy dỗ con cháu nên người. Vì họ luôn ý thức, con cháu là sự tiếp nối chính mình và là tương lai của xã hội. NCT không chỉ là chỗ dựa riêng cho người trẻ trong gia đình mà còn là tấm gương cho lớp trẻ ở xóm làng noi theo...

Gia đình tốt thì xã hội mới tốt

Gia đình tốt thì xã hội mới tốt
Bà Bùi Thị Mai, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hưu trí khu phố An Dương, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên là tấm gương sáng, tiêu biểu mẫu mực, nuôi dạy các con ngoan ngoãn, góp phần tích cực cho phong trào xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.

Người “thuyền trưởng” vững tay chèo

Người “thuyền trưởng” vững tay chèo
Với vai trò Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, ông Phạm Văn Vượng (67 tuổi) luôn năng động, nhiệt tình với công việc; gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; có nhiều đóng góp tích cực xây dựng Đảng và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hà Nội: Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng phát huy hiệu quả

Hà Nội: Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng phát huy hiệu quả
Là địa phương có tỷ lệ NCT khá cao, chiếm khoảng 12,8% dân số, Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng, phát huy vai trò của NCT trong gia đình và xã hội.

Trong cuộc sống, NCT phải nêu gương sáng để các thành viên trong gia đình học tập noi theo

Trong cuộc sống, NCT phải nêu gương sáng để các thành viên trong gia đình học tập noi theo
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã có nhiều NCT và gia đình NCT sẵn sàng hiến đất, góp công, góp của chung sức xây dựng NTM tại địa phương. Phóng viên (PV) Tạp chí Người cao tuổi có dịp gặp gỡ, trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiện, hội viên Chi hội NCT khu Xóm Giữa, xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường mầm non…

Nhiều kết quả đáng khích lệ nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau

Nhiều kết quả đáng khích lệ nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau
Sáng 21/12, Hội NCT TP Hà Nội phối hợp Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết Dự án VIE085 Hỗ trợ NCT thiệt thòi thông qua nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) giai đoạn 2. Tham dự Hội nghị có đại diện Hội NCT Việt Nam, một số sở, ngành TP Hà Nội; Hội NCT TP Hà Nội và các quận, huyện, xã, phường cùng đại diện Ban Chủ nhiệm các CLB. Ông Phạm Huy Giáp, Phó Chủ tịch Hội NCT TP Hà Nội và bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia Tổ chức HAI tại Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Người cao tuổi nêu gương sáng trong xây dựng văn hóa gia đình

Người cao tuổi nêu gương sáng trong xây dựng văn hóa gia đình
Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, NCT luôn có vai trò quan trọng gìn giữ nền nếp, gia phong của gia đình. Cả cuộc đời hấp thụ những tinh hoa của gia đình, truyền thống, NCT luôn đi đầu trong việc bảo vệ chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Để có góc nhìn thực tiễn, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dĩnh, 75 tuổi, Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái, Trưởng Ban kiểm tra Hội NCT xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về những kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò của NCT trong xây dựng văn hóa gia đình...

Ra mắt CLB LTHTGN khu phố 3 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ra mắt CLB LTHTGN khu phố 3 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Hội NCT phường 10 vừa tổ chức Lễ ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) khu phố 3 và tổng kết công tác năm 2024.

Tôi được vào Hội Bảo thọ

Tôi được vào Hội Bảo thọ
Năm 1992, tôi nghỉ hưu và về sinh sống ở nơi “chôn rau cắt rốn”. Ngày đó, thấy địa phương tôi có tổ chức Hội, gọi là Hội Bảo thọ, ban đầu, tôi cũng chưa rõ lắm về mục đích, ý nghĩa và nội dung hoạt động như thế nào, nhưng khi được ông Chủ tịch Hội giải thích, cho biết Hội Bảo thọ cũng từ Hội Phụ lão cứu quốc mà được chuyển sang, nay đặt tên là Hội Bảo thọ, hoạt động chủ yếu là giúp nhau trong việc rèn luyện, giữ gìn sức khỏe để người già có tuổi thọ cao.
Xem thêm
Phiên bản di động