Khó thì gỡ khó
Hoạt động hội địa phương 24/08/2020 14:00
Tỉnh Đắk Lắk: Chăm lo đôi mắt cho NCT Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk: Hội viên NCT xin thoát nghèo là sự sẻ chia sâu sắc |
Ngay khi có văn bản của Thủ tướng, Hội NCT tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ra Quyết định số 3178 ngày 17/11/2017 phê duyệt “Đề án thành lập và nhân rộng mô hình CLB LTHTGN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020”. Theo đó, giao chỉ tiêu trong giai đoạn 2017 - 2018 thành lập 8 CLB; từ 2018 - 2020 duy trì hoạt động 8 CLB và thành lập mới 12 CLB. Ngân sách hỗ trợ ban đầu cho các CLB từ nhiều nguồn khác nhau.
Buổi tập dưỡng sinh của CLB LTHTGN ở Đắk Lắk |
Hội NCT tỉnh khẩn trương triển khai để Hội huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án hoặc kế hoạch tham mưu cho UBND cùng cấp phê duyệt. Để tạo kiến thức, kĩ năng, Hội NCT tỉnh tổ chức lớp tập huấn cho 130 cán bộ Hội và Ban Chủ nhiệm, mời giảng viên từ TƯ Hội vào giảng bài. Các học viên được phổ biến cách thức thành lập, vận hành, nội dung và các mảng hoạt động của CLB LTHTGN.
Đến tháng 6/2020, toàn tỉnh đã có 14/15 huyện có đề án hoặc kế hoạch; đã thành lập 48/20 CLB đạt 240% kế hoạch đề ra. Vốn quỹ CLB có trên 2,73 tỉ đồng trong đó ngân sách cấp huyện, cấp xã và Quỹ Chăm sóc, Phát huy vai trò NCT hỗ trợ 156 triệu đồng, còn lại do thành viên tự đóng góp và huy động xã hội hóa. Trong dịp lễ ra mắt các CLB, đại diện Hội NCT tỉnh, MTTQ, các ngành, đoàn thể đều tặng quà, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong các thành viên. Huyện Krông Pắk thành lập nhiều nhất với 10 CLB; Krông Năng thành lập 7 CLB, ngân sách địa phương hỗ trợ 85 triệu đồng tạo vốn quỹ cho CLB; huyện Cư M’gar có 5 CLB; các huyện khác thành lập 1 đến 3 CLB. Từ nguồn Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT, hai huyện Krông Bông và Ea H’Leo hỗ trợ 1 CLB lần lượt là 21 triệu đồng và 15 triệu đồng. Hầu hết các huyện và cơ sở vận dụng Quỹ hỗ trợ ít nhiều cho CLB.
Tiết mục văn nghệ của CLB LTHTGN ở Đắk Lắk |
Theo quy chế hoạt động, các CLB sinh hoạt định kì hằng tháng hoặc từng quý. Tại buổi sinh hoạt, các thành viên được giao lưu văn nghệ, tập dưỡng sinh, chia sẻ tâm tư nguyện vọng và thảo luận công việc của CLB hoặc cộng đồng dân cư.
Mô hình CLB LTHTGN ở Đắk Lắk ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của NCT cơ sở, tạo môi trường để NCT được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, là nơi rèn luyện sức khỏe và nâng cao nhận thức, kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe; là nơi thúc đẩy sự hiểu biết và hỗ trợ giữa các thành viên, gắn kết tình làng nghĩa xóm, thúc đẩy các hoạt động tại cộng đồng, động viên nhau thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, tại CLB, NCT nghèo có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, được hướng dẫn về kĩ thuật phát triển sản xuất, chăn nuôi... nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Tặng quà NCT có hoàn cảnh khó khăn huyện Buôn Đôn |
Bà Hồ Thị Thúy Do, Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh cho biết: Hầu hết các CLB đều triển khai, thực hiện tốt 8 nội dung hoạt động. Tuy nhiên, do vốn quỹ thấp, huy động khó khăn nên hoạt động tăng thu nhập hạn chế. Kinh phí hạn hẹp kéo theo việc mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chưa thực hiện được. Hoạt động khám, theo dõi sức khỏe các thành viên và phổ biến kiến thức trong sản xuất, chăn nuôi tăng thu nhập còn bất cập. Đây là mô hình hoạt động mới, nên Ban Chủ nhiệm các CLB còn lúng túng khi triển khai hoạt động.
Bà Do cũng cho rằng, sở dĩ việc thành lập CLB LTHTGN thành công là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và tạo điều kiện của chính quyền; phối hợp chặt chẽ giữa Hội NCT với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Công tác NCT, MTTQ, đoàn thể. Và thực tế đã khẳng định, nơi nào cấp ủy, chính quyền nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thành lập CLB LTHTGN thì nơi đó đề án hoặc kế hoạch sớm được phê duyệt và ngược lại; nơi nào cán bộ Hội có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết thì CLB hoạt động hiệu quả, chất lượng.