Tỉnh Bình Thuận: Khánh thành 2 tuyến đường trọng điểm trục ven biển hơn 1.350 tỉ đồng

Tin tức - Sự kiện 07/03/2025 07:42
Dự lễ khai mạc có ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh thành phố vùng ven biển; khách quốc tế, đông đảo người dân và du khách gần xa…
![]() |
Văn nghệ khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 |
Phát biểu tại lễ khai mạc ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Từ bao đời nay, muối Bạc Liêu đã gắn liền với cuộc sống của người dân. Những cánh đồng muối trắng mênh mông, trải dài như những tấm lụa khổng lồ, là minh chứng cho sự cần cù, chịu khó và tinh thần lao động sáng tạo của diêm dân Bạc Liêu.
![]() |
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại lễ khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 |
Muối Bạc Liêu không chỉ là một gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, mà còn là sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và kinh tế của địa phương. Với chất lượng vượt trội, hạt muối trắng tinh, vị mặn đậm đà, muối Bạc Liêu đã chinh phục được khẩu vị của người tiêu dùng, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang một số nước bạn, điển hình như món kim chi truyền thống của Hàn Quốc đa phần sử dụng muối Bạc Liêu để chế biến, tạo hương vị ngon nổi tiếng.
Nghề làm muối ở Bạc Liêu có lịch sử lâu đời, được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 20, khi người dân khai hoang mở đất ven biển, vào thời điểm đó Bạc Liêu được xem là “Thủ phủ muối” của Việt Nam. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với bờ biển dài, nắng gió nhiều, nước biển có độ mặn phù hợp, cùng với kỹ thuật làm muối tỉ mỉ, cẩn thận và kinh nghiệm quý báu của diêm dân Bạc Liêu đã đúc kết được trong việc chọn đất, làm ruộng, phơi muối, tạo nên những hạt muối chất lượng cao, mang đậm hương vị đặc trưng của vùng đất Bạc Liêu, nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh và một số nước bạn lân cận.
Nghề làm muối cũng là nét văn hóa, thể hiện bản sắc của người dân Bạc Liêu. Đặc biệt vào năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghề làm muối ở Bạc Liêu là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Đây được xem là động lực, là lời nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển nhằm góp phần tạo ra thu nhập, việc làm, vừa tạo ra động cơ và nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.
![]() |
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 |
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thức được rằng, nghề làm muối đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng muối, các yếu tố cạnh tranh thị trường làm cho giá muối rất bấp bênh, thường xuyên xuống thấp, v.v.. dẫn đến thu nhập từ nghề làm muối kém hơn so với những nghề khác, ảnh hưởng đến công tác gìn giữ, bảo tồn nghề làm muối truyền thống của Bạc Liêu. Do đó, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành để hỗ trợ cho nghề muối hướng đến đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ là muối ăn mà còn là muối làm đẹp, muối chữa bệnh, muối phục vụ sản xuất công nghiệp, v.v..
Thông qua Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 chúng ta cùng nhau tôn vinh những giá trị của hạt muối, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo tồn và phát triển nghề làm muối truyền thống, đưa muối Bạc Liêu nói riêng và Muối cả nước nói chung được vươn xa hơn nữa.
![]() |
Ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại lễ khai mạc Festival |
Tại lễ khai mạc thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị các Bộ, Ban, Ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương ven biển, nhất là các địa phương có điều kiện và truyền thống làm muối cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ phát triển ngành sản xuất muối nói riêng và chuối giá trị sản phẩm liên quan mật thiết đến muối, góp phần phát triển không gian kinh tế biển đảo và đáp ứng nhu cầu muối của toàn xã hội và xuất khẩu. Trước mắt tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh triển khai hiệu quả “Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021 – 2030” theo Quyết định số 1325/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngành nông nghiệp và môi trường, các địa phương cần quan tâm đến xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đất bảo vệ đất sản xuất muối, hạn chế tình trạng suy giảm diện tích làm muối ở địa phương mình. Có kế hoạch hỗ trợ nâng cấp hạ tầng thủy lợi, hạ tầng sản xuất, chế biến và thương mại ở các vùng sản xuất muối có nhiều tiềm năng; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nghề nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, nâng tầm giá trị hạt muối. Gắn phát triển nghề muối với việc phát triển văn hóa, du lịch, bảo tồn nghề và làng nghề muối truyền thống.
![]() |
Ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen, biểu trưng cho các chủ thể sản phẩm tiêu biểu của nghề muối Việt Nam |
Thứ hai, cần rà soát đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 40/2017/NĐ-CP và Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2020 –2030 nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra đối với ngành Muối. Trường hợp cần sửa đổi bổ sung các nội dung của Nghị định - nhất là các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành muối hiệu quả, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các loại muối phụ vụ công tác quản lý nhà nước và hội nhập; xây dựng nhãn hiệu thương hiệu muối của các nhà sản xuất trong nước, thương hiệu nhãn hiệu muối Việt nam, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tín dụng tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất và chế biến muối.
Thứ ba, cần rà soát soát hệ thống các doanh nghiệp có sử dụng muối làm nguyên liệu và các phụ phẩm từ sản xuất muối kết hợp với điều tiết cung cầu, quản lý xuất nhập khẩu về muối cho phù hợp với nhu cầu về muối của xã hội, tránh tình trạng để muối nhập khẩu giá rẻ làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hoặc để thiếu muối phục vụ cho ngành ngành công nghiệp, sản xuất khác.
Thứ tư, cần quan tâm đến công tác đào tạo cho lực lượng lao động ngành muối, hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên sâu cho diêm dân và doanh nghiệp sản xuất muối nhằm nâng cao kỹ năng, áp dụng công nghệ mới và tiếp cận thị trường quốc tế.
Ngoài ra, đề nghị các địa phương quan tâm: Đầu tư nâng cấp hạ tầng sản xuất muối, đặc biệt là các vùng sản xuất trọng điểm, chuyển đổi sang mô hình sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng muối, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
Festival ngành Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 không chỉ là sự kiện tôn vinh nghề muối mà còn là diễn đàn quan trọng để các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học và diêm dân cùng nhau thảo luận, tìm ra hướng đi mới cho ngành muối Việt Nam. Chính phủ kỳ vọng rằng, với quyết tâm của toàn ngành và sự đồng hành của các địa phương, ngành muối Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, nâng cao giá trị, góp phần bảo vệ sinh kế của diêm dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.
![]() |
Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh bạn thực hiện nghi thức đổ muối vào biểu tượng Muối khai mạc Festival. |
Phó Thủ tướng Chính phủ hy vọng rằng, sau kỳ Festival này, nghề Muối Bạc Liêu nói riêng và nghề Muối Việt Nam nói chung sẽ có một bước chuyển mình để có một kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên mà nghề làm muối không phải gắn với suy nghĩ là nghề vất vả nhất, nghề có thu nhập kém nhất mà sẽ chuyển sang là Diêm dân có thể sống và làm giàu từ nghề muối.