Nghị quyết Quốc hội về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 

Nghị quyết nêu rõ, tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát số 16/BC-ĐGS ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 với những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nghị quyết Quốc hội về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp nhà nước
Quốc hội thông qua nghị quyết về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước được ban hành khá đầy đủ, phạm vi điều chỉnh bao quát hơn so với giai đoạn trước. Doanh nghiệp nhà nước đã chuyển dịch theo hướng tập trung hơn vào những ngành, nghề then chốt của nền kinh tế hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không tham gia, tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước xét trên các tiêu chí như: lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả tích cực… Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển. Quá trình thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhìn chung được thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tiền lương, thu nhập và quyền lợi của người lao động cơ bản được bảo đảm ổn định.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt được một số kết quả tích cực. Nhìn chung doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động minh bạch hơn, hầu hết có quy mô, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc, bất cập, vi phạm pháp luật trong kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính và vi phạm nguyên tắc thị trường; chưa hoàn toàn tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu, vẫn còn tình trạng chưa bảo đảm công khai, minh bạch trong việc định giá, mua bán tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vị trí và nguồn lực được giao quản lý, sử dụng. Một số dự án đầu tư quy mô lớn nhưng triển khai chậm, không hiệu quả, thất thoát, lãng phí; hoạt động đầu tư ra ngoài ngành, nghề kinh doanh chính, đầu tư ra nước ngoài nhìn chung hiệu quả thấp. Tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ ở các công ty cổ phần còn cao. Mô hình quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới. Việc thu hút nhà đầu tư chiến lược còn hạn chế. Công tác quản lý tài chính trong quá trình cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn bất cập và có một số vi phạm, nhất là xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước. Quản lý sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các tập đoàn, tổng công ty còn tồn tại, hạn chế.

Những hạn chế, vướng mắc, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chồng chéo, thiếu thống nhất với một số luật khác. Việc xử lý, cơ cấu lại một số tập đoàn, tổng công ty, dự án đầu tư thua lỗ và thu hồi vốn nhà nước từ các dự án đầu tư không hiệu quả còn chậm. Hoạt động kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thường xuyên, kém hiệu quả. Công tác tổ chức cán bộ chưa tốt, năng lực quản lý còn bất cập, trách nhiệm chưa rõ, một số trường hợp cố ý vi phạm quy định của pháp luật gây lãng phí và hậu quả nghiêm trọng.

Mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng xây dựng cơ sở pháp lý, tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nhưng hiệu quả đạt được chưa cao; còn một số Bộ chưa làm tốt trách nhiệm được giao, chưa kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan, còn để xảy ra một số vụ việc sai phạm của các doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý nhưng chậm phát hiện và ngăn chặn, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế. Sự phối hợp, hỗ trợ giữa các Bộ, ngành, địa phương còn có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời. Chính quyền ở một số địa phương còn buông lỏng quản lý đất đai; quản lý chuyển đổi mục đích và thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn bất cập, thiếu minh bạch. Nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa tuân thủ pháp luật; chưa xây dựng được hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả để kịp thời giám sát và cảnh báo các sai phạm tại doanh nghiệp.

Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Quốc hội giao Chính phủ và Kiểm toán nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

1. Đối với Chính phủ:

a) Khẩn trương tổng kết, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các nội dung còn vướng mắc của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các văn bản khác có liên quan.

b) Ban hành văn bản phân công, phân cấp việc thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổng kết, đánh giá mô hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và mối quan hệ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Ban hành văn bản quy định về bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp (chậm nhất vào tháng 5 năm 2019).

d) Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp. Khẩn trương bàn giao phần vốn nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đến năm 2020, xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp. Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2019). Gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước.

đ) Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước.

e) Tiếp tục đổi mới cơ chế để doanh nghiệp thực sự chủ động trong trả tiền lương, tiền thưởng dựa vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc.

g) Tiếp tục rà soát, tách bạch giữa những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc lĩnh vực công ích mà Nhà nước cần nắm quyền chi phối với những lĩnh vực nên huy động vốn đầu tư từ xã hội; xác định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư bên ngoài và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp một cách thực chất. Tách bạch giữa hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, an sinh xã hội với hoạt động sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận của doanh nghiệp. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, các doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội. Đánh giá việc cổ phần hoá, thoái vốn, chuyển đổi mô hình tại doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích liên quan đến các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, trường hợp vẫn cần phải thoái vốn, cổ phần hoá thì phải có chính sách phù hợp để bảo đảm phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại vùng nông thôn, địa bàn có điều kiện khó khăn, địa bàn chiến lược biên giới hải đảo.

h) Tổng kết, đánh giá và tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc và cơ chế thị trường; minh bạch, công khai thông tin; xem xét cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong xử lý các vấn đề về tài chính, đất đai, lao động, chính sách khoa học, công nghệ... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp đã cơ cấu lại nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh còn chưa khả quan; áp dụng biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, nhất là doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng giải thể, phá sản mà không có phương án cơ cấu lại khả thi.

i) Rà soát diện tích đất của các doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện việc xác định giá đất cụ thể phù hợp với quy định của Luật Đất đai để xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ tiền thuê đất của doanh nghiệp, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, bảo đảm tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp; trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được phê duyệt thì tổ chức thu hồi và đấu giá công khai theo quy định của pháp luật; nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Tiến hành thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011- 2017, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2019).

k) Tăng cường minh bạch thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với công ty đại chúng; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước.

l) Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện vi phạm và có biện pháp xử lý, khắc phục; thực hiện nghiêm, dứt điểm các kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, có chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện, chậm thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

m) Đánh giá việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, có biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng Quỹ; báo cáo Quốc hội việc quản lý, sử dụng Quỹ tại kỳ họp Quốc hội tháng 10 hằng năm.

n) Nghiên cứu trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tinh thần khoản thu này phải nộp đầy đủ, kịp thời và phải được đưa vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn; chỉ được bố trí dự toán chi cho đầu tư phát triển, tạo nguồn lực lâu dài; các trường hợp thu vượt, đột xuất cần báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc quản lý và sử dụng nguồn thu này theo quy định của pháp luật.

2. Đối với Kiểm toán Nhà nước:

Thực hiện kiểm toán Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp và việc sử dụng nguồn thu từ đất của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa giai đoạn 2011-2017, báo cáo Quốc hội kết quả tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2019)./.

TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Long An: Nâng tầm đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư công nghệ cao

Long An: Nâng tầm đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư công nghệ cao

Ngày 25/4/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác, Đoàn công tác tỉnh Long An thăm, làm việc và khảo sát tại Trung tâm Phát triển thành phố Quốc tế tự do Jeju (JDC).
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc: Gặp mặt đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ têu biểu của tỉnh

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc: Gặp mặt đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ têu biểu của tỉnh

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vừa tổ chức buổi gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh. Đồng chí Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi gặp mặt.
Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Văn phòng Bộ Công an vừa có Công điện số 01 gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh CSCĐ; Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; Cục CSGT; Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông CAND và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố khu vực Bắc baộ, Thanh Hóa và Nghệ An về việc chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sơn La: Thiên tai khiến 4 người thương vong, thiệt hại hơn 54 tỷ đồng

Sơn La: Thiên tai khiến 4 người thương vong, thiệt hại hơn 54 tỷ đồng

Từ ngày 17-24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện những trận dông lốc, mưa đá diện rộng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Hải Phòng tạm dừng xe ô tô qua phà sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Hải Phòng tạm dừng xe ô tô qua phà sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 25/4, UBND TP. Hải Phòng có văn bản về việc phân luồng phương tiện giao thông qua phà Đồng Bài (huyện Cát Hải) sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Tin khác

Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower

Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa có thông báo gửi Tổng Công ty Thành An, Bộ Quốc phòng; Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Ba Đình; Công ty CP quốc tế Holding; người tố giác tội phạm về kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan dự án Thành An Tower tại số 21 Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024
Sáng 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024. Ông Võ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức chủ trì cuộc họp; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền Thông; các Sở, ban, ngành liên quan; các phóng viên báo chí của Trung ương và địa phương.

An Giang: Thêm 1 Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt

An Giang: Thêm 1 Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt
Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch TP. Long Xuyên về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Tuyên án 3 cha con bị cáo Trần Quí Thanh

Tuyên án 3 cha con bị cáo Trần Quí Thanh
Sáng 25/4, TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984).

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Nguyên nhân Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Nguyên nhân Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Quang Ninh (thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (cựu Trưởng Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù

Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù
Ngày 24/4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981) và Trần Ngọc Bích (SN 1984).

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Minh bạch,  phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Sáng 24/4, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số họp phiên lần thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban chủ trì phiên họp.

Bộ Y tế: Yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh trong kỳ nghỉ lễ

Bộ Y tế: Yêu cầu  tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh  trong kỳ nghỉ lễ
Thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024,, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, bảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ...

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo khẩn trương ứng cứu vụ chìm tàu gần đảo Lý Sơn

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo khẩn trương ứng cứu vụ chìm tàu gần đảo Lý Sơn
Khoảng 4 giờ ngày 24/4, tàu lai kéo số hiệu LA-06695 kéo sà lan số hiệu LA-06883 (2 phương tiện thủy nội địa này đều mang cấp đăng kiểm VR-SB), chở 1236 tấn đá hành trình từ Kỳ Hà (Quảng Nam) đi Lý Sơn (Quảng Ngãi), trên tàu kéo có 5 thuyền viên, khi đến khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 3 hải lý thì xảy ra sự cố chìm đắm.

Hợp tác Long An - Jeju: Nâng tầm mối quan hệ hữu nghị

Hợp tác Long An - Jeju: Nâng tầm mối quan hệ hữu nghị
Với quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Long An có những bước tiến mạnh mẽ trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt, hữu nghị với các địa phương của Hàn Quốc. Chuyến xúc tiến đầu tư Hàn Quốc lần này của tỉnh Long An là minh chứng cho nỗ lực trên.

Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024

Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024
Sáng 24/4, BĐD Hội NCT TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024. Tham dự Hội nghị có các Trưởng và Phó BĐD Hội NCT quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can

Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can
Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái khiến 10 người thương vong, cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (SN 1980; trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động".

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước.

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài
Ngày 23/4, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) giải cứu thành công bé gái 13 tuổi bị lừa bán ra nước ngoài.
Xem thêm
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Phiên bản di động