Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại

Hoạt động hội địa phương 11/03/2021 18:19
![]() |
Bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia Tổ chức HAI phát biểu |
Ông Phạm Văn Ngọc, Phó Trưởng BĐD Hội NCT TP, Trưởng ban Quản lí Dự án cho biết: Thực hiện Quyết định 1533/QĐ-TTg ngày 2/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch và quyết định của UBND TP, Hội đã hướng dẫn các cấp triển khai. Căn cứ danh sách các thôn, khu phố được phê duyệt, UBND các xã, phường có liên quan ban hành quyết định thành lập các CLB, công nhận Ban Chủ nhiệm và thành viên. Năm đầu tiên thực hiện Dự án 2018 đã có 5 CLB được thành lập tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng và quận Đống Đa. Một năm sau, thêm 6 CLB tại quận Thanh Xuân và các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương Mỹ. Đến cuối năm 2020 đã nhân rộng thêm các CLB tại quận Ba Đình, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, nâng tổng số toàn thành phố lên 16 CLB, vượt 1 CLB so với cam kết ban đầu.
![]() |
Ông Phạm Văn Ngọc, Phó Trưởng ban Thường trực BĐD Hội NCT TP tặng hoa cảm ơn Tổ chức HAI |
Các CLB thu hút 866 thành viên, chủ yếu là NCT nghèo, cận nghèo, là phụ nữ, người có hoàn cảnh khó khăn (sống một mình, tuổi cao sức yếu, người khuyết tật, bệnh nặng kéo dài…) và một số người trẻ tuổi để có điều kiện giúp đỡ CLB. Các CLB sinh hoạt định kì hằng tháng. Thành viên được truyền thông nâng cao nhận thức, kĩ năng về quyền và lợi ích; các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCT; cách tự chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa các bệnh thường gặp; phương pháp, cách làm một số sản phẩm đơn giản để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập…
Năm 2018, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2906/QĐ-UBND ngày 14/6/2018 về việc phê duyệt “Dự án hỗ trợ người thiệt thòi thông qua nhân rộng mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở Việt Nam". Đến nay đã thành lập 16 CLB trong Dự án, vượt 1 CLB so với kế hoạch. Trong quá trình triển khai, Dự án đã hỗ trợ tập huấn kĩ thuật để Hội NCT thành lập thêm các CLB khác ngoài dự án. Đến cuối năm 2020, toàn TP thành lập được 94 CLB LTHTGN. |
Ngoài ra, các thành viên còn sôi nổi tham gia giao lưu văn nghệ, trò chơi tập thể và luyện tập thể dục dưỡng sinh; được tặng quà sinh nhật, v.v. Cùng với thành lập các đội tình nguyện viên chăm sóc NCT khó khăn tại nhà, hằng tháng, mỗi CLB đều thảo luận, lựa chọn ít nhất một trường hợp đặc biệt khó khăn trong thôn xóm cần giúp đỡ và một việc có ích cho cộng đồng. Ông Ngọc cho biết thêm: Sinh hoạt CLB đã thật sự là điểm đến là “sân chơi” bổ ích, thiết thực, phù hợp với nhu cầu, tâm lí, lứa tuổi của NCT, làm cho mỗi thành viên thật sự háo hức, đợi chờ.
![]() |
Hội NCT quận Thanh Xuân kí nhận bàn giao |
Chăm sóc tinh thần và rèn luyện sức khỏe là thế mạnh của hầu khắp các CLB, lôi cuốn nhiều người dân trong làng, phố tham gia. Ban Chủ nhiệm hướng dẫn các thành viên nhiều bài tập mới, phong phú, đồng thời thành lập 37 đội thể dục thể thao, 22 đội văn nghệ làm nòng cốt phong trào tại địa phương. Trong năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các CLB đã tổ chức được hàng chục cuộc giao lưu, tăng cường sự gắn bó, đoàn kết, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Mỗi năm, CLB phối hợp với Trạm Y tế, các bệnh viện, Hội Đông y khám sức khỏe định kì cho thành viên từ 1 - 2 lần, qua đó phát hiện một số hội viên có chỉ số huyết áp và cân nặng bất thường, đã vận động đi kiểm tra chuyên sâu để điều trị kịp thời.
Khi triển khai Dự án, mỗi CLB được cấp 100 triệu đồng (trong đó có 75 triệu đồng từ Dự án VIE070 và 25 triệu đồng đối ứng của địa phương). Các CLB đã tiến hành thảo luận, lập phương án, thông qua danh sách các thành viên CLB được vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập. Mỗi CLB cho từ 22 - 35 thành viên vay 5 triệu đồng để đầu tư. Khi thành viên đã hoàn trả vốn và chứng minh được năng lực, nếu có nhu cầu lại được vay tiếp 10 triệu đồng… Một nửa số tiền lãi thu được nhập vào Quỹ tăng thu nhập, nửa còn lại nhập vào Quỹ CLB để chi các hoạt động.
![]() |
Hội NCT huyện Đan Phượng nhận bàn giao |
Do số vốn vay không nhiều nên các thành viên chủ yếu đầu tư mua giống trồng rau sạch, làm giá, rau mầm; làm bánh, bán hàng ăn; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; làm hàng hóa thủ công, bán hàng tạp hóa… Để hỗ trợ hội viên bảo toàn vốn, tăng trưởng thu nhập, CLB tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.
Từ một khu vực nội thành rất khó làm kinh tế, nhờ dự án phổ biến kĩ thuật, CLB LTHTGN phường Khương Đình đã sản xuất hàng tạ giá đỗ, rau mầm mỗi tháng, cung cấp cho bếp ăn trường học, cư dân trong vùng. CLB còn lập quầy bán giá đỗ sạch, xanh (đựng bằng túi giấy) mang thương hiệu riêng thu hút khá đông khách hàng. Tiếp đà làm giá đỗ, bằng nguồn vốn vay và lãi tăng thu nhập, CLB đã đầu tư hàng chục triệu đồng để trồng nấm, đang thu hoạch và bắt đầu có lãi.
![]() |
Thành viên CLB LTHTGN thôn Xuân Lai, Sóc Sơn thực hành làm than sinh học |
CLB LTHTGN khu phố Tân Xuân (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) sản xuất chế phẩm vi sinh phổ biến rộng rãi cho dân cư sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi cho năng suất cao. Thông qua một sĩ quan “mũ nồi xanh”, kĩ thuật làm giá đỗ, trồng rau sạch, dùng chế phẩm vi sinh của CLB đã vượt biên giới mang màu xanh sự sống đến tận miền Nam Xu Đăng, một dải Trung Phi cằn cỗi.
Ở huyện Sóc Sơn, CLB LTHTGN thôn Xuân Lai được hướng dẫn kĩ thuật được than sinh học, tận dụng luôn nguồn nguyên liệu sẵn có từ các gộc tre, mẩu gỗ bỏ đi của làng nghề. Sản phẩm than sinh học được đưa vào ruộng đồng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, cải tạo đất, có lợi cho môi trường. Bà Nguyễn Thị Tiện, Chủ nhiệm CLB cho biết: Đã có 70% các gia đình tham gia và có thu nhập tăng ít nhất 20% so với ban đầu.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, Ban Quản lí Dự án đánh giá, trong thời gian ngắn thành lập và đi vào vận hành, ít có mô hình nào quy củ, bài bản và hiệu quả như mô hình CLB LTHTGN. Những kết quả đạt được của CLB không chỉ góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương, mà còn nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng, khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Hội và NCT trong cộng đồng dân cư.