Hà Nội: Mô hình quản lý chợ cần minh bạch, mới tránh được nạn bảo kê

Chợ là nơi giao thương buôn bán, trao đổi các sản phẩm, hàng hóa. Tùy theo cấp độ, quy mô, loại hàng hóa sẽ có phân cấp quản lý khác nhau. Trong các mô hình quản lý chợ như hiện nay tại Hà Nội, mô hình nào dễ phát sinh tiêu cực, bảo kê?

Bốn mô hình chợ Thủ đô

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phổ có 454 chợ, gồm: 15 chợ hạng 1 (chiếm 3,3%), 59 chợ hạng 2 (chiếm 13%), 331 chợ hạng 3 (chiếm 72,9%) và 49 chợ chưa phân hạng (chiếm 10,8%).

Hà Nội: Mô hình quản lý chợ cần minh bạch, mới tránh được nạn bảo kê
Các quầy hàng hoa quả tại chợ Long Biên

Các chợ trên địa bàn Thành phố được quản lý theo 4 mô hình: Ban quản lý (67 chợ); Tổ quản lý hoặc xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý (229 chợ); doanh nghiệp quản lý (106 chợ), hợp tác xã quản lý (52 chợ).

Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, việc quản lý chợ trên địa bàn, trong đó có chợ đầu mối, đã có sự phân cấp giữa Sở Công Thương và UBND cấp quận huyện. Theo đó, Sở Công thương chỉ xét duyệt phân hạng, bố trí ngành hàng, còn việc thành lập ban quản lý, thành lập Ban chỉ đạo thuộc về trách nhiệm của địa địa phương.

Đối với chợ đầu mối và chợ hạng 1 tại Hà Nội, công tác quản lý còn gặp bất cập, lý do là dù việc bố trí ngành hàng đã được Sở Công Thương duyệt, tuy nhiên ban quản lý chợ vẫn để các hộ bày bán, lấn chiếm, vi phạm thiết kế ban đầu. Sở trong quá trình kiểm tra đã yêu cầu các quận huyện chấn chỉnh những tồn tại này.

Đánh giá về khả năng xảy ra nạn bảo kê tại các chợ, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại, nguyên Phó giám đốc thường trực Sở Thương mại Hà Nội (phụ trách chợ và siêu thị) cho biết: Bảo kê chỉ xuất hiện ở những chợ buôn bán sầm uất, đông đúc như chợ Long Biên, và trước kia là chợ Đồng Xuân. Còn những chợ vắng vẻ như chợ Láng Hạ, Nghĩa Đô... thì không có hoặc rất ít có bảo kê.

Thời kỳ ông Vũ Vinh Phú làm lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội, các băng nhóm xã hội đen như Khánh Trắng, Phúc Bồ bảo kê tại chợ Đồng Xuân cũng nảy sinh từ chính sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng tại chợ này, trong khi nhu cầu mua bán quá cao.

“Không đấu thầu công khai minh bạch, hạ tầng yếu kém, cùng với sự buông lỏng quản lý của chính quyền phường, quận là những nguyên nhân sâu xa phát sinh bảo kê tại chợ. Không chỉ ảnh hưởng đến những người buôn bán trong chợ, mà nó đẩy giá hàng hóa lên cao, tác động đến cả người sản xuất và người tiêu dùng. Tiểu thương tính cả các chi phí không chính thức như tiền giữ xe, bến bãi vào giá bán”, ông Phú cho biết.

Đánh giá về việc “bảo kê” tại chợ Long Biên mà báo chí chỉ ra mới đây, ông Vũ Vinh Phú cho rằng: Chợ Long Biên vốn chỉ là chợ dân sinh nhưng đang phải gánh “sứ mệnh” như chợ đầu mối nên chật chội, thiếu cơ sở hạ tầng. Chỗ đỗ xe, chỗ buôn bán đắt đỏ nên mới phát sinh bảo kê.

Khảo sát tại một số mô hình chợ tại Hà Nội cho thấy, nếu việc quản lý công khai minh bạch sẽ hạn chế tiêu cực. Nếu không có quy định rõ ràng sẽ nảy sinh tiêu cực liên quan đến các khoản đóng góp sửa chữa, xây dựng hoặc các vị trí chỗ ngồi tại chợ với các mức giá khác nhau, thu tiền không có hóa đơn, phiếu thu...

Chợ trung tâm Đồng Xuân (Hoàn Kiếm) trước đây từng có nạn bảo kê do “Khánh trắng” cầm đầu, sau thời gian chấn chỉnh hiện hoạt động theo mô hình doanh nghiệp quản lý. Chị Bích Ngọc, chủ một cửa hàng bán quần áo trên tầng 2 chợ Đồng Xuân cho biết: "Mỗi năm, chúng tôi phải đóng thuế môn bài 1 triệu đồng; tiền thuê đất 5 năm một lần, giá cả thuê đất tùy vào vị trí, những ki ốt đẹp, rộng rãi có giá khoảng 1 triệu đồng/tháng, còn những ki ốt ở giữa chợ có giá khoảng 500.000 đồng/tháng. Các tiểu thương còn phải đóng tiền điện khoảng 100.000 đồng/tháng, tiền vệ sinh và bảo vệ khoảng 160.000 đồng/tháng.

Hà Nội: Mô hình quản lý chợ cần minh bạch, mới tránh được nạn bảo kê
Một góc chợ Đồng Xuân

Khâu dễ phát sinh nạn bảo kê là việc bốc dỡ hàng hóa cũng được đơn vị quản lý chợ Đồng Xuân công khai. Trước đây, tại chợ Đồng Xuân cũng có một số lao động tự do tới nhận bốc vác thuê với giá 10.000 đồng/bao. Trong khi đó, giá của tổ bốc vác là 20.000 đồng/bao. Vì vậy có xảy ra việc tổ bốc vác "làm khó" những người lao động tự do bốc vác thuê.

“Chúng tôi đã khiếu nại với ban quản lý chợ và hai bên đã thống nhất giảm giá xuống 15.000 đồng/bao. Chúng tôi cũng muốn thuê tổ bốc vác của chợ vì những người này hoạt động có tổ chức, lai lịch rõ ràng. Nếu thuê bên ngoài, tuy rẻ hơn một chút nhưng nếu họ vác hàng đi mất sẽ không biết tìm ai. Do vậy, sau khi thỏa thuận hợp lý cả hai bên đã thống nhất với giá 15.000 đồng/bao", chị Ngọc cho biết.

Trong khi đó, chợ Mơ (Hai Bà Trưng) hoạt động lồng ghép giữa trung tâm thương mại và chợ truyền thống với quy định công khai đã hạn chế tiêu cực. Chị Nguyễn Minh Trang, chủ một sạp bán vải tại chợ Mơ cho biết: "Trước khi vào đây bán hàng, các tiểu thương ở chợ đã được họp với ban quản lý chợ để thống nhất về mức thu hàng tháng. Theo đó, tiền điện khoảng 100.000 đồng một bóng đèn. Tiền thuế đóng cho nhà nước với các hộ kinh doanh 200.000 đồng/tháng, tiền thuê đất đóng cho ban quản lý chợ, mức tiền thuê đất tùy thuộc vào diện tích, vị trí của từng cửa hàng".

“Bên cạnh đó, một số khoản như tiền vệ sinh, tiền bảo vệ… có quy định giá, chúng tôi không phải đóng bất cứ khoản tiền nào khác, không phải lo lắng tình trạng bảo kê không cho đưa hàng vào chợ”, chị Nguyễn Minh Trang cho biết.

Theo đại diện Ban quản lý Chợ Mơ, trước khi vào chợ kinh doanh, các tiểu thương đã được họp bàn và thống nhất về các mức giá cả thuê đất, vệ sinh, bảo vệ… Do vậy, các tiểu thương yên tâm khi kinh doanh nên không có nạn bảo kê hay tranh dành vị trí kinh doanh trong chợ. Mọi cửa hàng đã được phân định rõ ràng, có lực lượng bảo vệ trông coi.

Trong khi đó tại chợ Nghĩa Đô (Cầu Giấy) được đưa vào hoạt động từ năm 2007 theo hình thức Ban quản lý. Các tiểu thương ở đây cho biết, tùy theo vị trí có giá khác nhau, dao động từ 1,2 triệu đến 2,5 triệu đồng/tháng. Với những vị trí buôn bán nhỏ như hàng xôi, rau thì thuê 3 tháng/lần; còn các ki ốt, hàng thịt cá đóng tiền thuê theo năm. Bên cạnh đó, tiền điện với hộ dùng ít là 25.000 đồng/số; hồ dùng nhiều thường xuyên thu 10.000 đồng/số. “Khi nào có đợt sửa chữa, cải tạo thì Ban quản lý chợ lại thu tiếp theo hình thức tự nguyên đóng góp, lúc thì 500.000 đồng/ki ốt; lúc thì 1 triệu đồng/ki ốt”, bà Linh cho biết.

Cùng với những hộ cố định là thu tiền với những tiểu thương không thường xuyên quanh chợ, mức thu phí theo diện tích chỗ ngồi và ngành hàng. Đối với chỗ bán hàng rau quả, nhân viên quản lý chợ thu 20.000 đồng/ngày, còn chỗ bán quần áo thu 150.000 đồng/ngày. Điểm đáng chú ý là việc thu này thường không có hóa đơn, phiếu thu.

Vai trò quản lý của địa phương có tính quyết định

Theo phân cấp, các chợ trên địa bàn Hà Nội đã bàn giao về các quận huyện quản lý, Sở Công thương phê duyệt các mã ngành hàng tại chợ. Việc ban hành quy định mức giá dịch vụ, thuê ki ốt… đều do chính quyền địa phương phê duyệt. Do đó, việc quy định các khoản thu, đầu tư xây dựng, sửa chữa nếu làm công khai minh bạch, họp bàn dân chủ với tiểu thương sẽ hạn chế tiêu cực với các tiểu thương.

Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), mô hình quản lý nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Có những địa phương, doanh nghiệp mua cả khu ruộng trống để xây dựng, đầu tư chợ. Mô hình hợp tác xã quản lý tại chợ Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), chợ đầu mối tại Đồng Nai hoạt động cũng rất tốt. Tuy nhiên về xu hướng sẽ chuyển dần cho tư nhân quản lý chợ, hoặc mô hình hợp tác công tư PPP.

Thực tế, một số tỉnh thành trên cả nước đã có cơ chế, chính sách đặc thù đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia quản lý chợ nhưng quá trình xã hội hóa còn chậm. Đến cuối năm 2017, cả nước mới có 1.337/8.533 chợ do các HTX, DN quản lý.

Hà Nội: Mô hình quản lý chợ cần minh bạch, mới tránh được nạn bảo kê
Một góc chợ Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội)

Về tình trạng bảo kê xảy ra tại chợ Long Biên, bà Lê Việt Nga đề nghị phải nhìn ở nhiều góc độ, trong đó có vai trò quản lý của lãnh đạo quận, phường sở tại. “Bảo kê không nảy sinh từ mô hình quản lý. Mỗi chợ một kiểu, khác nhau. Chợ do doanh nghiệp quản lý cũng có thể có dân “xã hội đen” bảo kê. Chợ do nhà nước quản lý thì phải xem trách nhiệm của cán bộ nhà nước. Tôi muốn nhấn mạnh sự minh bạch. Mô hình quản lý nào cũng cần sự minh bạch”.

Bà Nga cho biết thêm: “Quản lý chợ liên quan rất nhiều khâu, thuộc trách nhiệm nhiều cơ quan. Quản lý về mặt thương mại là Bộ Công Thương, quản lý chất lượng hàng tại chợ đầu mối là Bộ Nông nghiệp, vệ sinh trong chợ là thuộc ngành môi trường, còn an ninh là thuộc về công an. Đối với tình trạng bảo kê thì công an phải vào cuộc mới xác định được vi phạm và xử lý được tình trạng này, ngành công thương không thể can thiệp, thậm chí còn bị liên lụy”.

So sánh với quản lý nước ngoài, ông Vũ Vinh Phú cho hay: Chợ đầu mối tại Tây Ban Nha rộng 100 ha, trong khi chợ Long Biên chỉ 1-1,5 ha. Hạ tầng cơ sở quá tải, xe nào cũng muốn vào chợ trong khi chợ nằm trong trung tâm thành phố. Thời kỳ lập quy hoạch chợ cách đây gần 20 năm, chúng tôi đã kiến nghị di dời chợ Long Biên nhưng đến nay vẫn chưa di dời. Chợ chật chội trong khi tiểu thương có nhu cầu lớn về buôn bán nên nảy sinh tranh giành, độc quyền, đầu gấu bắt nạt tiểu thương.

"Cơ quan quản lý phải quan tâm nhiều hơn đến cải tạo chợ, hiện có sự lệch pha trong đầu tư cho chợ và siêu thị. Đơn vị quản lý chợ phải đấu thầu công khai, minh bạch, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ ngăn chặn tình trạng bảo kê", ông Phú cho biết.

Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Bộ Công an: Chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Văn phòng Bộ Công an vừa có Công điện số 01 gửi Thủ trưởng các đơn vị: Bộ Tư lệnh CSCĐ; Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; Cục CSGT; Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Truyền thông CAND và Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố khu vực Bắc baộ, Thanh Hóa và Nghệ An về việc chủ động ứng phó với mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sơn La: Thiên tai khiến 4 người thương vong, thiệt hại hơn 54 tỷ đồng

Sơn La: Thiên tai khiến 4 người thương vong, thiệt hại hơn 54 tỷ đồng

Từ ngày 17-24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện những trận dông lốc, mưa đá diện rộng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Hải Phòng tạm dừng xe ô tô qua phà sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Hải Phòng tạm dừng xe ô tô qua phà sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 25/4, UBND TP. Hải Phòng có văn bản về việc phân luồng phương tiện giao thông qua phà Đồng Bài (huyện Cát Hải) sang đảo Cát Bà dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower

Khởi tố vụ án liên quan dự án Thành An Tower

Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa có thông báo gửi Tổng Công ty Thành An, Bộ Quốc phòng; Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Ba Đình; Công ty CP quốc tế Holding; người tố giác tội phạm về kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan dự án Thành An Tower tại số 21 Lê Văn Lương (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024

Sáng 26/4, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, UBND huyện Châu Thành tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành, lần 2 năm 2024. Ông Võ Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban Thường trực Ban tổ chức chủ trì cuộc họp; đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền Thông; các Sở, ban, ngành liên quan; các phóng viên báo chí của Trung ương và địa phương.

Tin khác

An Giang: Thêm 1 Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt

An Giang: Thêm 1 Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên bị bắt
Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch TP. Long Xuyên về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Tuyên án 3 cha con bị cáo Trần Quí Thanh

Tuyên án 3 cha con bị cáo Trần Quí Thanh
Sáng 25/4, TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984).

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng

Nestlé Việt Nam cùng đối tác thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
Ngày 24/4, Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI), đại diện các Bộ, ban, ngành tổ chức buổi trao đổi về định hướng, lộ trình, các quy định pháp luật về kiểm kê và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net Zero) vào năm 2050.

Nguyên nhân Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố

Nguyên nhân Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk bị khởi tố
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Quang Ninh (thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (cựu Trưởng Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù

Bị cáo Trần Quí Thanh bị đề nghị 9-10 năm tù
Ngày 24/4, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương (SN 1981) và Trần Ngọc Bích (SN 1984).

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Minh bạch,  phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Sáng 24/4, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số họp phiên lần thứ 8. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban chủ trì phiên họp.

Bộ Y tế: Yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh trong kỳ nghỉ lễ

Bộ Y tế: Yêu cầu  tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh  trong kỳ nghỉ lễ
Thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024,, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, bảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ...

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo khẩn trương ứng cứu vụ chìm tàu gần đảo Lý Sơn

Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo khẩn trương ứng cứu vụ chìm tàu gần đảo Lý Sơn
Khoảng 4 giờ ngày 24/4, tàu lai kéo số hiệu LA-06695 kéo sà lan số hiệu LA-06883 (2 phương tiện thủy nội địa này đều mang cấp đăng kiểm VR-SB), chở 1236 tấn đá hành trình từ Kỳ Hà (Quảng Nam) đi Lý Sơn (Quảng Ngãi), trên tàu kéo có 5 thuyền viên, khi đến khu vực cách đảo Lý Sơn khoảng 3 hải lý thì xảy ra sự cố chìm đắm.

Hợp tác Long An - Jeju: Nâng tầm mối quan hệ hữu nghị

Hợp tác Long An - Jeju: Nâng tầm mối quan hệ hữu nghị
Với quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Long An có những bước tiến mạnh mẽ trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt, hữu nghị với các địa phương của Hàn Quốc. Chuyến xúc tiến đầu tư Hàn Quốc lần này của tỉnh Long An là minh chứng cho nỗ lực trên.

Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024

Hội nghị tập huấn về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024
Sáng 24/4, BĐD Hội NCT TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn các nội dung về Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT năm 2024. Tham dự Hội nghị có các Trưởng và Phó BĐD Hội NCT quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can

Vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam 1 bị can
Liên quan đến vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái khiến 10 người thương vong, cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng (SN 1980; trú tại tổ 8, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái) về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động".

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước.

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài
Ngày 23/4, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) giải cứu thành công bé gái 13 tuổi bị lừa bán ra nước ngoài.

Long An tiếp tục nỗ lực xúc tiến đầu tư từ Hàn Quốc

Long An tiếp tục nỗ lực xúc tiến đầu tư từ Hàn Quốc
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Long An tiếp tục nỗ lực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hiện thực hóa quan hệ hợp tác với các đối tác Hàn Quốc sau khi hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa
Sáng 23/4, TAND TP.Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Xem thêm
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh - ngọt ngào đắm say lòng người

Nhắc đến Hà Tĩnh, người ta thường nghĩ đến món kẹo cu đơ nức tiếng gần xa, thứ mà mỗi khi du khách đặt chân đến nơi đây sẽ được người dân địa phương mời thưởng thức.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Phiên bản di động