e magazine
15/11/2023 15:20
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

15/11/2023 15:20

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Ở tuổi 76, ông Nguyễn Hồng Lam vẫn khỏe mạnh, cơ thể căng chắc, hồng hào. Nhìn dáng đi chắc nịch của ông, không ai nghĩ ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”. Ấy thế mà, ông vẫn “cầm trịch”, làm chủ một tập đoàn lớn, một tổ chức tầm cỡ quốc gia: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Quế Lâm, Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam. Ông là đại biểu đặc biệt xuất sắc tham dự Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi toàn quốc, giai đoạn 2018-2023.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Khi tôi liên hệ xin gặp ông để phỏng vấn, chia sẻ thông tin, ông luôn sẵn sàng ủng hộ, với sự thân thiện, chân tình của một lão nông cả đời gắn bó với đồng ruộng, với bà con nông dân, luôn trăn trở phải làm ra những sản phẩm ngon, sạch, không hóa chất để chăm lo sức khỏe cộng đồng.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Nguyễn Thanh Bình và Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam Nguyễn Hồng Lam kí kết chương trình phối hợp

Dẫn dắt doanh nghiệp lớn mạnh…

Theo dòng tâm sự của ông, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm) ra đời vào những năm đầu của thế kỉ XXI, là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trải qua một phần tư thế kỉ, đến nay Quế Lâm có thể tự hào là doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, không chỉ đóng góp đáng kể vào ngân sách các địa phương nơi đứng chân, mà còn chung tay cùng Đảng, Chính phủ, chính quyền các địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng yếu thế. Đặc biệt, Quế Lâm đã cùng Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam kí kết chương trình phối hợp với Trung ương Hội NCT Việt Nam để có thể hỗ trợ nhiều hơn cho các chương trình, các phong trào của lớp người “cây cao bóng cả”.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Hiện Tập đoàn Quế Lâm thiết lập được mạng lưới hàng chục đơn vị thành viên, trong đó có 8 nhà máy sản xuất phân bón trải đều trên khắp cả nước và 1 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm tại Campuchia. Doanh nghiệp tạo việc làm cho hơn 1.000 người lao động, thu nhập liên tục được nâng cao. Mỗi năm, Tập đoàn Quế Lâm sản xuất hơn 750.000 tấn phân bón hữu cơ, NPK cùng nhiều chế phẩm sinh học; doanh thu bình quân đạt 3.000 tỉ đồng/năm; nộp ngân sách nhà nước mỗi năm hàng trăm tỉ đồng. Tập đoàn Quế Lâm luôn đặt phương châm “sản xuất, kinh doanh tử tế”, kiên định đi theo con đường sản xuất phân bón và nông sản hữu cơ với phương châm cái gì của đất thì trả lại cho đất, sản xuất nông nghiệp không bỏ sót thứ gì và không ai bị bỏ lại phía sau.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Lễ kí kết hợp tác giữa Hội NCT Việt Nam và Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam

Vì lẽ đó, bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều năm qua, Tập đoàn Quế Lâm còn rất tích cực tham gia nhiều chương trình, hoạt động an sinh xã hội hướng về cộng đồng với tinh thần san sẻ yêu thương để không ai bị bỏ lại phía sau. Hằng năm, ông Lam cùng doanh nghiệp trích hàng tỉ đồng ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ người nghèo, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ phát triển nông nghiệp; trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi. Hằng tháng, “Quỹ từ thiện ông Lam” đều đặn đem đến cho người lao động nghèo tại thành phố Huế hàng trăm suất cháo từ thiện...

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình và Đoàn công tác Trung ương Hội thăm mô hình của Quế Lâm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Sản phẩm hữu cơ an toàn cho cộng đồng

Bên cạnh sản xuất phân bón hữu cơ, năm 2020, ngay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp nhất, ông Lam đã quyết định đầu tư hơn 700 tỉ đồng để xây dựng “Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F”. Ông giải thích với tôi, 4F bao gồm Farm - Food - Feed – Fertilizer (trang trại - thành phẩm - thức ăn chăn nuôi - phân bón hữu cơ), đó là một vòng tuần hoàn khép kín, để không bỏ lãng phí bất cứ thứ gì trong sản xuất, lại bảo vệ môi trường. Theo ông Lam, Tổ hợp 4F góp phần hình thành hệ sinh thái bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát tất cả đầu vào cho tới đầu ra, theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất trên thế giới, lại rất phù hợp với nông thôn Việt Nam.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Tập đoàn Quế Lâm kí kết hợp tác với tỉnh Hà Tĩnh

Điểm chung của các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ là đều sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học vào quy trình sản xuất; các phụ phế phẩm nông nghiệp được tái sử dụng. Nhờ vậy, cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, môi sinh môi trường được cải tạo rõ rệt, hệ thống vi sinh vật trong đất sinh sôi trở lại. Qua đó giúp giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Đoàn công tác Trung ương Hội thăm mô hình sản xuất của Tập đoàn Quế Lâm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một xu hướng phát triển tất yếu, đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài, nghiêm túc. Qua suốt mấy chục năm làm nông nghiệp hữu cơ, ông càng nhận thức sâu sắc rằng: Chỉ có sự vào cuộc đồng bộ và sự đồng hành, hợp tác, liên kết bền chặt giữa nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông và rộng hơn cả là toàn xã hội, thì mới có thể thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

Với mô hình sản xuất khép kín từ sản xuất đến bao tiêu toàn bộ sản phẩm, ông đã giúp người dân an tâm liên kết sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững với Tập đoàn Quế Lâm. Đến nay, doanh nghiệp đã xây dựng được bộ sản phẩm hữu cơ mang thương hiệu Quế Lâm gồm phân bón hữu cơ vi sinh, thịt heo hữu cơ, các sản phẩm gạo hữu cơ, trà, cà phê, trái cây, rau củ quả hữu cơ… Nông sản hữu cơ Quế Lâm đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ tốt, củng cố lòng tin cho người chăn nuôi tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm sạch, an toàn.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Những năm qua, ông đã chỉ đạo Tập đoàn Quế Lâm tập trung, đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển nông nghiệp hữu cơ với nhiều tỉnh, thành phố, địa phương, các hợp tác xã và hàng ngàn nông hộ trong cả nước. Các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và trồng trọt hữu cơ của Quế Lâm được thực hiện trên nhiều cây trồng, vật nuôi khác nhau và liên tục được mở rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, như: Mô hình nuôi lợn hữu cơ và trồng thanh trà ở Thừa Thiên Huế; trồng cam ở Hà Tĩnh; bưởi ở Bắc Giang; su su ở Vĩnh Phúc; lúa hữu cơ ở Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Sóc Trăng; trồng chè ở Lâm Đồng... Phát triển mạnh các vùng chuyên canh cây ăn quả hữu cơ ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, miền Đông và Tây Nam bộ, như: Thanh long ruột tím hồng ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An; gạo ST 24, dưa hấu, bưởi hữu cơ và cây hành tím ở Sóc Trăng; cây xoài ở Đồng Tháp; mô hình lúa - tôm ở Bạc Liêu...

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Lãnh đạo Trung ương Hội NCT Việt Nam thăm mô hình của Quế Lâm tại tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Thừa Thiên Huế

“Nhà khoa học của nhà nông”

Chúng tôi đã được theo chân Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Nguyễn Thanh Bình đến thăm Tổ hợp “4F” của Quế Lâm tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế và tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ở đây, ngoài chăn nuôi hàng nghìn con lợn nái và lợn thịt theo hướng an toàn sinh học, Tổ hợp còn có phân khu sản xuất thức ăn chăn nuôi, các nhà máy sản xuất men vi sinh, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Hiện nay, Tổ hợp 4F đã trở thành tổ hợp nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn sinh thái, là điểm tham quan, học tập cho các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong và ngoài nước, đặc biệt là bà con nông dân muốn học hỏi và liên kết, hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm để phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi giá trị một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Tập đoàn Quế Lâm đã vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ban ngành Trung ương và nước bạn (Lào, Campuchia) tới thăm và làm việc; được cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và bà con nông dân các tỉnh, thành phố đến tham quan, học hỏi và trao đổi, đặt vấn đề hợp tác phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tập đoàn Quế Lâm đã kí kết hợp tác về nghiên cứu sản xuất và phát triển nông nghiệp hữu cơ với nhiều cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương. Các hoạt động kí kết đều nhằm mục đích xây dựng, phát triển thật nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với chuyển giao công nghệ xử lí phụ phẩm, phế phẩm, chất thải trong nông nghiệp nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững, bảo vệ môi trường.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình và Đoàn công tác Trung ương Hội làm việc với Tập đoàn Quế Lâm

Còn ông Lam, cả cuộc đời gắn bó mật thiết với nông dân, vì sinh kế của người nông dân. Giờ đây, nhiều người gọi ông là thầy, là doanh nhân, nhưng ông vẫn thích được gọi là “nông dân” hay “nhà khoa học của nhà nông”. Trong suốt hành trình theo đuổi nông nghiệp hữu cơ, ông luôn tâm niệm, làm nông nghiệp hữu cơ là làm với nông dân. Nông nghiệp bền vững là nông nghiệp luôn gắn kết giữa trồng trọt và chăn nuôi để tạo thành một chuỗi kinh tế tuần hoàn khép kín bằng các mô hình liên kết với người nông dân.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một xu hướng phát triển tất yếu, đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài, nghiêm túc. Qua suốt mấy chục năm làm nông nghiệp hữu cơ, ông càng nhận thức sâu sắc rằng: Chỉ có sự vào cuộc đồng bộ và sự đồng hành, hợp tác, liên kết bền chặt giữa nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông và rộng hơn cả là toàn xã hội, thì mới có thể thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Thế nhưng, để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn thì ngoài doanh nghiệp, rất cần sự tham gia của nhiều thành phần khác trong xã hội. Hay nói cách khác, đã đến lúc cần phải có một Hội chuyên ngành về nông nghiệp tuần hoàn.

Với mong muốn có một Hội chuyên ngành về nông nghiệp tuần hoàn để tập hợp người nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các cơ quan truyền thông, cơ quan quản lí nhà nước chung tay xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn vừa nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp vừa đảm bảo được sự phát triển bền vững, năm 2021, ông vận động và bảo trợ thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, trong đó nòng cốt là nhân lực và nguồn lực từ Tập đoàn Quế Lâm.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam
“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Ngày 8/6/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 713 thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam. Ngày 19/12/2021, tại Hà Nội, đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kì 2021 – 2026; bầu Ban Chấp hành 51 thành viên; ông Nguyễn Hồng Lam được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội.

Tuy mới thành lập được hơn 2 năm, nhưng Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam bước đầu đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, đến nay, đã có trên 1.100 hội viên. Hội tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch, nội dung đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất; đồng thời hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân triển khai hiệu quả các mô hình kinh tế tuần hoàn nông nghiệp trong cả nước.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Là hội viên xuất sắc của Hội NCT Việt Nam, ông Lam rất hiểu tầm quan trọng của thực phẩm sạch đối với sức khỏe NCT. Do vậy, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam do ông làm Chủ tịch đã kí kết chương trình phối hợp với Hội NCT Việt Nam nhằm hợp tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức cho hội viên, cộng đồng và toàn xã hội về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn an toàn, bền vững, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tuyên truyền cho hội viên NCT về tác dụng và ý nghĩa của việc sử dụng sản phẩm hữu cơ trong cuộc sống hằng ngày.

Trong lịch sử phát triển của dân tộc, NCT có nhiều đóng góp to lớn bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước. Song, bằng kinh nghiệm, trí tuệ và uy tín, NCT vẫn nỗ lực, hăng hái tham gia phát triển kinh tế, góp phần làm giàu cho gia đình và cống hiến cho xã hội. Ông Nguyễn Hồng Lam, nhiều người cũng khuyên nghỉ ngơi vui thú điền viên. Nhưng với tình yêu và trách nhiệm với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, hằng ngày ngoài công việc chỉ đạo hoạt động của Tập đoàn Quế Lâm và Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam, ông vẫn đi đến nhiều tỉnh, thành phố nói về “câu chuyện miếng thịt và hạt gạo” với khát vọng tìm được niềm hạnh phúc, tương lai cho các thế hệ con, cháu sau này. Ông coi đó là trách nhiệm và cũng là niềm vui của tuổi già.

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Tuy nhiên, theo ông, để thúc đẩy và lan tỏa phong trào phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, cần có sự vào cuộc đồng bộ và sự hợp tác, liên kết bền chặt giữa nhà nước - doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông và rộng hơn cả là toàn xã hội. Ông mong muốn Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành tiếp tục quan tâm, ủng hộ, đầu tư thúc đẩy phát triển hơn nữa nền nông nghiệp hữu cơ, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ. Đó là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Kiến nghị Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, đặc biệt là các điều kiện, thủ tục thành lập hoạt động doanh nghiệp, chính sách về thuế, về đất của các cơ sở kinh tế do NCT làm chủ, tạo điều kiện cho NCT tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ, kinh nghiệm, chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ông Nguyễn Hồng Lam

“Nhà khoa học của nhà nông” Nguyễn Hồng Lam

Bài và ảnh: Thanh Hà

Trình bày: Thanh Hà

Phiên bản di động