e magazine
31/05/2024 07:40
Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống lâu đời

31/05/2024 07:40

Từ bao đời nay, nghề đan lát ở xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê không chỉ mang lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, có một thời gian làng nghề đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ thất truyền, thậm chí nhiều người không còn mặn mà với nghề truyền thống. Nhưng, bằng tình yêu nghề và lòng tin vào những giá trị bền vững mà sản phẩm thủ công chất liệu tự nhiên đem lại, nhiều gia đình ở Ngô Xá, nhất là lớp người cao tuổi (NCT) vẫn gắn bó, gìn giữ và trao truyền, nỗ lực phát huy giá trị tinh hoa nghề đan lát…

Người cao tuổi “giữ lửa” nghề truyền thống

Từ bao đời nay, nghề đan lát ở xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê không chỉ mang lại giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, có một thời gian làng nghề đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, có nguy cơ thất truyền, thậm chí nhiều người không còn mặn mà với nghề truyền thống. Nhưng, bằng tình yêu nghề và lòng tin vào những giá trị bền vững mà sản phẩm thủ công chất liệu tự nhiên đem lại, nhiều gia đình ở Ngô Xá, nhất là lớp người cao tuổi (NCT) vẫn gắn bó, gìn giữ và trao truyền, nỗ lực phát huy giá trị tinh hoa nghề đan lát…

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Ông Nguyễn Văn Vui, hội viên NCT xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang truyền dạy nghề truyền thống đan lát cho con cháu

“Giữ lửa” nghề truyền thống

Ấn tượng khi đến Ngô Xá đối với nhiều người là những sản phẩm đặc trưng của làng nghề đan lát. Đó là nong nia, mẹt, dần, sàng, rổ, rá, những vật dụng gia đình đã gắn bó với các bà, các mẹ từ thời xa xưa… Đồng thời, để bám trụ với nghề đan lát, người dân phải cần cù, khéo léo và “thổi hồn” vào cây tre, nứa, vầu để tạo ra những sản phẩm vừa chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần nâng cao thu nhập.

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Nhiều nghệ nhân cao tuổi ở Ngô Xá cho biết, nghề đan lát đòi hỏi sự kiên trì bởi phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, từ pha nan, chẻ nan, vót nan, đan, cạp… Tre, nứa dùng để pha nan, làm cật phải là thân cây thẳng, không già quá, cũng không non quá mới có độ dẻo dai, sản phẩm làm ra mới bền và đẹp. Để sợi nan dẻo hơn, sau khi pha nan, tre được ngâm qua nước, đem phơi khô, sau cùng là công đoạn đan và hoàn thiện để tạo ra thành phẩm…

Nhiều năm qua, gia đình ông Nguyễn Văn Thiện, Chi hội trưởng Chi hội NCT khu Xóm Giữa, xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê vẫn miệt mài với nghề đan lát. Những sản phẩm đẹp mắt từ nan tre của ông không chỉ mang lại thu nhập cho tuổi già mà còn góp phần lan tỏa niềm đam mê gìn giữ nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Sinh ra, lớn lên ở làng nghề, từ nhỏ, bà Nguyễn Thị Lắm, khu Ý Miễn, xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê được bố mẹ truyền dạy cho nghề đan lát. Cứ như vậy, nghề đan lát “ngấm vào máu” của bà lúc nào không hay. Lớn lên lập gia đình, ra ở riêng, ngoài thời gian mùa vụ cấy cày, khi hết việc vợ chồng bà lại bắt đầu ngồi chẻ nan, pha nứ, làm ra những sản phẩm đẹp cho thị trường, tăng thu nhập gia đình. Các sản phẩm bà làm đều bền đẹp nên “tiếng lành đồn xa”, nhiều thương lái trong và ngoài xã tìm đến tận nhà để đặt hàng.

Bà Lắm tâm sự: “Từ bé, tôi đã được ông nội và bố dạy cho nghề đan lát. Những ai đã biết làm nghề này thì luôn say nghề, nhớ mãi, nhiều năm sau vẫn nhớ. Bởi nghề góp phần rèn cho con người tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo. 8 người con của bố mẹ tôi cũng đều theo nghề ông cha để lại, hiện nay mỗi ngày công thợ giỏi cũng chỉ đạt từ 100 nghìn đến 150 nghìn đồng, thu nhập kém xa những công việc khác. Nhưng bằng tình yêu nên tôi vẫn động viên con, cháu nếu không đi làm công ty, nhà máy, xí nghiệp thì phải biết giữ lấy nghề truyền thống của ông cha. Tuy thu nhập không cao nhưng cũng giúp cho bản thân tôi và nhiều NCT trong làng kiếm được đôi ba đồng, trang trải cuộc sống”.

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Sản phẩm làng nghề Ngô Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đa dạng mẫu mã sản phẩm

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều vật dụng gia đình được sản xuất từ inox, nhựa, nhôm giá thành rẻ, mẫu mã phong phú, đa dạng, khiến những vật dụng gia đình làm từ mây, tre, nứa khó tiêu thụ và nghề đan lát ở Ngô Xá từng đứng trước nguy cơ bị mai một. Trước thực trạng này, nhiều NCT trong xã vì đam mê với nghề đan lát truyền thống của ông cha để lại đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức trong việc giữ gìn nghề truyền thống, trực tiếp truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Thương lái đến tận nhà mua sản phẩm

Một thời “hoàng kim”

Những năm 1998 - 2010 được coi là thời kì “hoàng kim” của làng nghề, đến vùng quê Ngô Xá đi khắp làng đâu đâu cũng gặp già trẻ, gái trai, mỗi người một việc, tiếng cưa tiếng xẻ, chẻ nan, pha nứa “lốp đốp” làm cho không khí thêm nhộn nhịp, gấp gáp. Ban đầu đan lát không phải là công việc chính của những người dân nơi đây, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, họ tận dụng thời gian nhàn rỗi sau mùa vụ để đan lát, tạo ra những vật dụng của gia đình. Về sau, các sản phẩm này được ưa chuộng, người tìm mua rất nhiều, nên từ đó hình thành nhu cầu mua bán và chuyên biệt hóa trong sản xuất. Cứ như vậy, nghề đan lát truyền thống tại Ngô Xá đã gắn bó với đời sống người dân từ đời này sang đời khác.

Năm 2004, nghề đan lát đã thoát ra khỏi “lũy tre làng”, được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Bằng công nhận “Làng nghề đan lát Ngô Xá”. Cũng tại thời điểm đó, ông Nguyễn Khắc Dũng, khu Xóm Ngoài rất năng động trong cơ chế thị trường, đã lặn lội sang tận Trung Quốc đi tìm mối tiêu thụ mới cho sản phẩm… Trở về nước, ông mở xưởng sản xuất mây tre đan, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động lúc bấy giờ.

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Sau này, đan lát trở thành nghề chính ở hầu hết các gia đình, sản phẩm không phải lo đầu ra, làm đến đâu có thương lái trực tiếp thu mua đến đấy. Trung bình mỗi ngày một người đan giỏi có thể làm ra được 15 đến 20 sản phẩm tùy loại, giá bán trung bình từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng. Theo đó, người già truyền cho người trẻ, cha truyền cho con, ông truyền cho cháu. Nhà nào nhà nấy chất đầy hàng ở sân hoặc hiên nhà. Nhiều mặt hàng, sản phẩm gắn bó với nhà nông cũng được ra lò từ làng Ngô Xá như giỏ, rổ, rá, dần, sàng, sọt đựng chuối, nơm, nong nia, dậm bắt cá, gầu múc nước… đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, có nhiều mặt hàng được du khách nước ngoài lựa chọn mua về làm kỉ niệm.

Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời
Người cao tuổi “giữa lửa” nghề truyền thống lâu đời

Ông Hồ Trọng Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Ngô Xá, huyện Cẩm Khê cho biết: “Các sản phẩm đan lát thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu mà còn chứa đựng nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Trước mắt, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phối hợp với Hội NCT xã để tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân làm nghề khắc phục khó khăn, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh một cách lành mạnh để làng nghề tồn tại và từng bước phát triển theo hướng bền vững…”..

Phóng sự: Xuân Hiền

Trình bày: Xuân Hiền

Phiên bản di động