10:18 | 07/06/2019 In bài biết
“Từ xưa, dân vùng Nam thị xã Ba Đồn thường đọc câu ca: Thọ Linh hái lá/ Thọ Hạ đốt than/ Diên Trường nghề đan/ La Hà may nón. Làng Thọ Hạ không có đất đai sản xuất, quanh năm lấy nghề đốt than làm nguồn sống. Mà khi nào có người sinh đẻ mới đặt mua một gánh, chứ không phải lúc nào cũng có người nằm bếp để mình bán than. Rồi rừng ngày càng cạn kiệt, lấy đâu ra cây cối nữa mà chặt, mà đốt”. Ông Trương Xuân Hùng, hội viên Chi hội NCT thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nói như thế.
Sinh ra trên mảnh đất Thọ Hạ, năm 1970, ông Hùng và bà Phạm Thị Sâm cùng lên đường nhập ngũ một đợt. Năm 1973, họ thành vợ, thành chồng, bà Sâm về làng đốt than để nuôi con, còn ông Hùng đến năm 1976 mới ra quân. Những năm đó, làng Thọ Hạ không có lúa để chia theo công điểm mà phải chia theo nhân khẩu, mỗi miệng ăn một mùa chỉ nhận được 6kg thóc.
Năm 1994, xã Quảng Sơn cho đấu thầu hơn 1ha đất bàu Trống của thôn Diên Trường, mỗi năm nộp sản lượng 1,6 tấn thóc. Ông bà “trúng thầu”, mua máy bơm, tát cạn bàu nước, vơ cỏ năn để cấy lúa. Đất bàu để hoang lâu không ai cày cấy nên lúa rất tốt. Chẳng cần bón phân mà năm đầu tiên thu được hơn 8 tấn.
![]() |
Bà Phạm Thị Sâm |
Bài và ảnh Hoàng Minh Đức
TẠP CHÍ NGÀY MỚI ONLINE
Hội Người cao tuổi Việt Nam
Tổng biên tập: Trần Duy Phương
Giấy phép hoạt động báo chí số 47/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 5/2/2020.
Liên hệ: Tòa soạn
Đường dẫn bài viết: https://ngaymoionline.com.vn/tuoi-cang-cao-cang-phan-dau-9463.html