Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng

07:03 | 31/05/2025 In bài biết

Mỗi lần bạn bè ới nhau đi họp lớp tôi lại thấy tâm hồn trẻ lại như những ngày còn là học trò tuổi 18. Gặp nhau trong giây phút hân hoan tưởng thấy mình vẫn là những cậu học trò tuổi mới lớn, ngoài những cái bắt tay và cho nhau những nụ cười động viên tôi chợt phát hiện trên mái đầu của bạn đã điểm thêm những sợi tóc bạc, những nét nhăn gợn lên trên khuôn mặt, tôi bổng thấy cay cay trên khóe mắt rồi thầm nghĩ "mình đã già ...!".

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Khi U50 đi họp lớp

Chúng tôi sinh ra trong năm tháng chiến tranh bom đạt rồi lớn lên được đi học trong những ngày độc lập, cho dù tâm trạng luôn sướng vui trong nền hòa bình nhưng phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế mặc dù vậy nhưng tuổi mới lớn thì cứ hồn nhiên yêu đời. Tôi nhớ những buổi đi học, sáng ra không có gì ăn nhưng phải cắp cặp lội bộ ba bốn cây số để đến trường, lớp chúng tôi trên 40 người nhưng ít đứa có xe đạp, nhà nào có điều kiện cũng chỉ mua được chiếc xe tòng tọc như vậy cũng đã "oách" lắm rồi. Cái thời khó khăn ấy đói rét là chuyện thường chúng tôi phải kham nhẫn nên thành thói quen. Sinh ra ở nông thôn nên ngoài việc học chúng tôi còn phải làm nhiều việc đồng áng, quanh năm lam lũ nhưng vẫn không đủ ăn, đủ mặc nhiều hôm đi học còn phải mặc quần "rách đít' ấy vậy mà vẫn cứ hồn nhiên.

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Gặp nhau để trao nhau niềm vui

Trong những năm tháng học trò dưới mái trường thân yêu chứa đựng những tâm hồn trong trắng, những ánh mắt hồn nhiên với bao ước mơ hoài bảo trong tương lai nhưng đôi khi nghĩ việc học thì ít mà nghịch ngợm và phá phách thì nhiều. Nhớ những ngày đông rét buốt, những ngày hè nóng nực chúng tôi chỉ một manh áo mỏng ngồi im thin thít nghe thầy cô giảng bài, nhiều hôm đói run người trong lớp có đứa bạn đứng dậy: "Thưa cô chúng em đói lắm rồi sáng chỉ có ăn sắn gạc hươu nên xin cho chúng em về sớm...! cô giáo dừng lại nhìn học sinh trong không khí tĩnh lặng rồi cô chậm rãi nói: "Thì cô cũng giống các em, sáng nay có gì ăn mà vẫn phải lên lớp, trưa nay nhà cô cũng chỉ có sắn gạc hươu chứ có gì hơn các em đâu...". Lời nói của cô giáo đã đeo đẳng trong tâm trí tôi mấy chục năm khi xa mái trường, giờ đây nhớ lại những khoảnh khắc ấy chúng tôi thấy thật có lỗi vì chỉ nghĩ mình nghèo đói mà không nghĩ cho thầy cô, chính thầy cô cũng không có gì hơn ngoài hai bữa cơm ghế khoai sắn nhưng vẫn phải lên lớp dạy hết thời gian mới được nghỉ..

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Hơn 30 năm gặp lại mỗi người vẫn tưởng mình là những học trò mới lớn

Tuổi học trò thật đẹp nhưng nó cũng thoảng qua như cơn gió vô thường trong cuộc đời mỗi người, xa ghế nhà trường chúng tôi chia tay nhau trong phút giây luyến tiếc rồi xa nhau để bước vào cuộc sống mới, công việc, gia đình những bộn bề bủa vây, những lo toan và tính toán cho gia đình, cho con cái cho đến khi làm nhiệm vụ ông bà chăm các cháu...cứ như vậy đâu biết mình đã già lúc nào.

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Hãy ưu tiên cho cuộc sống, như sự bình yên tâm hồn, hạnh phúc cá nhân, và việc sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Thôi thì quy luật của cuộc đời nó là điều tất yếu, con người sinh ra lớn lên rồi già đi ta cứ để mặc nó miễn sao mỗi lần gặp nhau tâm hồn cứ trẻ trung là được, ai rồi cũng phải già nhưng điều quan trọng là biết điều chỉnh cuộc sống làm sao cho bản thân được vui khỏe. Chúng ta khi già và khi nghĩ về già, suy nghĩ của mỗi người thường thay đổi, tập trung vào những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Đầu tiên là nghĩ đến sức khỏe là điều quan trọng hàng đầu. Nhiều người bắt đầu tự hỏi cách duy trì sức khỏe tốt, như ăn uống và rèn luyện thể chất hợp lý. Mỗi người đã nhận ra rằng sức khỏe quan trọng hơn nhiều so với tiền bạc hay những thành công trước đây.

Bên cạnh đấy là suy nghĩ về gia đình và mối quan hệ của mình và thường nhấn mạnh giá trị của việc gắn bó với con cháu, những người thân thích. Thời gian bên gia đình tạo ra cảm giác hạnh phúc và giúp giảm bớt cảm giác cô đơn, điều mà nhiều người cao tuổi thường phải đối mặt.

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Tình bạn cho chúng ta niềm vui

Cũng có rất nhiều người lo lắng về di sản mà mình để lại cho con cháu hoặc đánh giá cuộc đời của mình thông qua ký ức và những trải nghiệm đã qua. Họ thường suy ngẫm về các quyết định trong quá khứ và cách những quyết định đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ cũng như cuộc sống của những người xung quanh. Đôi khi chúng ta cũng vướng bận về kinh tế, vấp ngã trong cuộc sống về tình duyên, khổ về con và bệnh tật thật khó lường.

Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Đi họp lớp tuổi về già nhớ thời học trò ngây thơ trong trắng
Hãy quên đi tuổi già để trở lại tuổi thanh xuân, tuổi học trò thơ ngây trong sáng như những ngày còn đi học.

Tuy nhiên, trong mỗi lần gặp nhau tôi mong rằng các bạn nên ưu tiên cho cuộc sống, như sự bình yên tâm hồn, hạnh phúc cá nhân, và việc sống một cuộc đời có ý nghĩa. Chúng ta nên chú trọng vào những giá trị tinh thần hơn là vật chất, tìm kiếm niềm vui trong những điều nhỏ nhặt của cuộc sống. Suy nghĩ về những điều trên không chỉ giúp chúng ta tìm kiếm hạnh phúc mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trong những năm tháng về sau.

Và lần họp lớp này tôi cũng như các bạn gặp nhau rồi hãy xua đi những ưu phiền bộn bề để được vui, được hưởng thụ hạnh phúc, hãy quên đi tuổi già để trở lại tuổi thanh xuân, tuổi học trò thơ ngây trong sáng như những ngày chúng ta còn đi học.

Tân Thành

TẠP CHÍ NGÀY MỚI ONLINE

Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tổng biên tập: Trần Duy Phương

Giấy phép hoạt động báo chí số 47/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 5/2/2020.

Liên hệ: Tòa soạn

Đường dẫn bài viết: https://ngaymoionline.com.vn/di-hop-lop-tuoi-ve-gia-nho-thoi-hoc-tro-ngay-tho-trong-trang-59201.html