Một số vấn đề Luật đất đai cần quan tâm

09:58 | 11/01/2023 In bài biết

Đất đai là một loại tài nguyên đặc biệt có liên quan mật thiệt tới phát triển dân số và an sinh xã hội. Trên quan điểm đất đai là của chung được giao cho Nhà nước quản lí điều hành, giao cho dân sử dụng theo nguyên tắc và nhu cầu bảo đảm đời sống.

Tuy vậy, cho đến nay một phần các cơ quan soạn thảo cũng chưa lường hết những hệ lụy xảy ra. Cùng với đó là các cơ quan chuyên trách và ngay cả người dân cũng chấp hành chưa nghiêm bởi câu từ chưa kín. Hiện đã xuất hiện một số mâu thuẫn do luật quy định còn thiếu chặt chẽ, để rồi quá trình quản lí, chuyển đổi sử dụng dẫn đến thiếu công bằng ảnh hưởng tới chuẩn về định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do vậy Luật Đất đai sửa đổi cần phân rõ tính hợp hiến hợp pháp về thời điểm có hiệu lực pháp lí để tránh sự thiếu công bằng bảo đảm quyền lợi cho người có cùng thời điểm.

Quy định cũ về “đất thổ cư” trong sổ đỏ có đất ở là 360m2, đất vườn được công nhận là đất không thời hạn. Với tinh thần đó, nhiều nhà đã bán, đã chuyển đổi đất vườn thành đất ở có nguồn lợi rất cao. Nay lại có quy định trong đất thổ cư phần đất ở chỉ có 300m2 được công nhận đất phi nông nghiệp. Phần đất vườn lại thuộc đất khoán có thời hạn, thế là 2 nhà cùng được giao đất, cùng một thời điểm có hiệu lực pháp lí quyền lợi lại khác nhau hẳn là thiếu công bằng. Đề nghị Luật Đất đai sửa đổi cần phân rõ thời điểm thay đổi mục đích quyền sử dụng đất bắt đầu từ ngày thay đổi mới nhất, còn phần đã được công nhận cũ phải giữ nguyên quyền lợi đã công nhận.

Luật Đất đai năm 2013 có quy định: Đất nông nghiệp người được cho tặng, được mua phải là người trong xã và phải là người làm nông nghiệp. Thực tế đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi mục đích đã chia ô, phân lô rồi tiến hành đấu giá. Như vậy nghiễm nhiên người có tiền là được tham gia trúng giá dẫn đến họ rất nhiều đất rồi để đó. Ngược lại người không có tiền thì không bao giờ có đất, thậm chí còn phải bán đi để bảo đảm cuộc sống tối thiểu.

Đề nghị Luật Đất đai sửa đổi lần này cần có quy định tối thiểu với người, với hộ, tối đa cũng với người, với hộ để rồi khi xét đấu giá phải xét để tránh trở thành ông chủ và người làm thuê.

Về đất nghĩa địa: Chúng ta đã biết mỗi người sinh ra đến lúc chết đều cần một khoảng đất để an táng. Tuy vậy, thời phong kiến thì trẻ sơ sinh khi an táng không chiếm phần đất lâu dài. Người thành niên cũng chỉ giữ phần mộ đến 5 đời rồi tất cả được hoàn lại để trở thành đất có giá trị cho đời sống. Thời nay, khi kinh tế phát triển, thế là mỗi con người sinh ra khi chết đều vĩnh viễn chiếm một phần đất từ kiên cố mồ mả. Người thì mỗi ngày một đông, đất thì không phát sinh mà còn nghèo kiệt đi từ mồ mả, sạt lở do biến đổi khi hậu.

Vậy Luật Đất đai sửa đổi cũng cần quy định cụ thể về phần đất cho người chết để tại nghĩa địa cả tuổi tác và diện tích. Cũng có thể quy định về giá cho mỗi phần mộ với diện tích cụ thể. Không coi đây như đất ở mà coi là đất thị trường, để mỗi người tuân theo, tiết kiệm đất, bảo đảm an sinh xã hội.

Nguyễn Tiến Lộc

TẠP CHÍ NGÀY MỚI ONLINE

Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tổng biên tập: Lê Quang

Giấy phép hoạt động báo chí số 47/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 5/2/2020.

Liên hệ: Tòa soạn

Đường dẫn bài viết: https://ngaymoionline.com.vn/mot-so-van-de-luat-dat-dai-can-quan-tam-40862.html