Vụ khiếu nại của ông Huỳnh Văn Sen, ở thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: Đề nghị Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc chỉ đạo giải quyết dứt đ

14:44 | 09/05/2018 In bài biết

Vụ việc trên đã được Báo Người cao tuổi phản ánh tại các số báo ra ngày 6/8/2014 và các ngày 5/7 - 7/7/2017. Tuy nhiên, thị xã Sông Cầu và tỉnh Phú Yên vẫn “im lặng đáng sợ”! Sau khi chính quyền không cấp lô đất ở 100m2, dòng tộc Trần Quang (do ông Trần Quang Huỳnh làm tộc trưởng), quyết định đòi lại toàn bộ vườn dừa 2.765,4m2 của dòng tộc bị thu hồi trái pháp luật, rồi… bỏ hoang từ 1995 đến nay…

Báo Người cao tuổi số 206 (2150) ngày 27/12/2017 và số 9 (2161), ngày 15/1/2018 có các bài phản ánh về việc tranh chấp đất đai giữa ông Huỳnh Văn Sen, ở khu phố 7, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc và ông Nguyễn Văn Tùng. Sau khi Báo đăng, ông Đinh Khoa Toàn, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Quốc rà soát lại hồ sơ vụ việc và báo cáo kết quả, để trả lời bằng văn bản cho Báo Người cao tuổi. Trong khi chưa có trả lời của Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Báo Người cao tuổi tiếp tục nhận được “Đơn kiến nghị” của ông Huỳnh Văn Sen đề ngày 24/4/2018, về việc phản bác Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ngày 22/3/2018. Để rộng đường dư luận, giúp bạn đọc và các cơ quan chức năng hiểu rõ vụ việc, thực hiện đúng quy định của Luật Báo chí, chúng tôi giới thiệu dưới đây những nội dung ông Sen phản ánh.

Nội dung tranh chấp

Trong đơn gửi Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Tỉnh ủy Kiên Giang, Thanh tra Nhà nước tỉnh Kiên Giang, Thanh tra Nhà nước huyện Phú Quốc và các cơ quan báo chí, ông Sen viết: “Năm 1976, cha tôi là Huỳnh Văn Cang có khai khẩn thửa đất hơn 12.000 m2 đất tại tổ 1, ấp 7, thị trấn An Thới, Phú Quốc. Năm 1994, cha tôi qua đời để lại toàn bộ diện tích đất này cho tôi. UBND huyện Phú Quốc đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ - sổ xanh) cho diện tích 8.800 m2 . Phần diện tích đất còn lại (hơn 4.000 m2), tôi vẫn tiếp tục sử dụng trồng cây lâu năm. Ngày 20/4/2003, tôi có viết giấy tay chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Tùng diện tích 8.800 m2 (theo diện tích được cấp sổ xanh) với giá là 264 triệu đồng. Phần diện tích đất còn lại hơn 4000 m2 tôi có cắm ranh và quản lí, sử dụng trồng cây lâu năm cho đến nay. Tuy nhiên, bà Trần Thị Dung thường trú tại số 404 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Vĩnh Lợi, Rạch Giá, Kiên Giang, nhận chuyển nhượng đất từ ông Nguyễn Văn Tùng vào năm 2014 và được UBND huyện Phú Quốc cấp GCNQSDĐ thửa số 292, tờ bản đồ số 95, tọa lạc tại khu phố 7, thị trấn An Thới đứng tên bà Dung. Khi bà Dung khiếu nại ra UBND thị trấn An Thới, tôi mới được biết là đất của mình đang sử dụng, quản lí mấy chục năm nay đã đứng tên người khác (bà Dung - PV)”.

Viết tiếp bài Chủ tịch huyện Phú Quốc chỉ đạo giải quyết trả lời báo chí


Nhiều bất cập trong biên bản hòa giải

Ngày 22/3/2018, UBND thị trấn An Thới tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai đối với thửa đất số 292, tờ bản đồ số 95, tọa lạc tại khu phố 7, thị trấn An Thới. Tuy nhiên, theo ông Sen, Biên bản hòa giải này thể hiện có nhiều nội dung bất cập. Cụ thể:

Thứ nhất: Quá trình hòa giải UBND thị trấn An Thới không đưa đầy đủ nội dung ý kiến của ông Sen vào Biên bản hòa giải (soạn sẵn biên bản với những nội dung bất lợi cho ông Sen và có lợi cho bà Dung).

Thứ hai: UBND thị trấn biết rõ, trong giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất có GCNQSDĐ, thì thẩm quyền thuộc về Tòa án. Tuy nhiên, trong Biên bản hòa giải, UBND thị trấn lại kết luận, bà Dung mua đất hợp pháp, nguồn gốc đất của ông Tùng là đúng pháp luật và yêu cầu ông Sen phải dừng ngăn cản bà Dung xây dựng!? Kết luận này thể hiện trái thẩm quyền, “lấn sân” Tòa án, thậm chí là kết luận “vội vã”, bởi trong khi chưa xác định đúng thực tế (ông Sen có quá trình quản lí, sử dụng đất), cũng như chưa có kết luận của cơ quan chức năng thẩm quyền về hồ sơ cấp GCNQSDĐ của ông Tùng và của bà Dung có đúng pháp luật hay không?.

Thứ ba: Ông Sen luôn cho rằng, vợ chồng ông chỉ kí giấy nhượng 8.800 m2, mà không kí giấy nhượng hơn 12.000 m2 đất cho ông Tùng (ông Sen nghi ngờ có dấu hiệu giả mạo chữ kí của vợ chồng ông cần được cơ quan thẩm quyền làm rõ). Mặt khác, tại hợp đồng chuyển nhượng viết tay ngày 20/4/2003 giữa ông Sen và ông Tùng xác định rõ ranh giới đất “giáp ranh đất ông Sen”, phù hợp với diện tích hơn 4000m2 đất còn lại ông Sen sử dụng sau khi đã nhượng cho ông Tùng 8.800 m2. Ngoài ra, giấy viết tay này ông Tùng cũng chưa kí tên và chưa có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, tại Biên bản hòa giải, UBND thị trấn lại khẳng định: “Các bên đã kí vào hợp đồng chuyển nhượng”!?.

Thứ tư: Theo quy định, việc cấp GCNQSDĐ khi chuyển nhượng, phải được công chứng, chứng thực. Nếu chuyển nhượng bằng giấy tay, phải xem xét thực tế sử dụng, quản lí đất (đất nông nghiệp trồng cây lâu năm). Hội đồng tư vấn không xem xét thực tế mà xét cấp quyền sử dụng đất cho ông Tùng và bà Dung là không phù hợp pháp luật.

Từ những phản ánh trên, có thể thấy, có quá nhiều bất cập, mâu thuẫn trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ở vụ việc này. Báo Người cao tuổi đề nghị Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc thông báo kết quả giải quyết những nội dung phản ánh trong bài viết này, theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước

Mai Thân

TẠP CHÍ NGÀY MỚI ONLINE

Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tổng biên tập: Trần Duy Phương

Giấy phép hoạt động báo chí số 47/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 5/2/2020.

Liên hệ: Tòa soạn

Đường dẫn bài viết: https://ngaymoionline.com.vn/vu-khieu-nai-cua-ong-huynh-van-sen-o-thi-tran-an-thoi-huyen-phu-quoc-tinh-kien-giang-de-nghi-chu-tich-ubnd-huyen-phu-quoc-chi-dao-giai-quyet-dut-diem-3003.html