09:10 | 27/04/2018 In bài biết
Sư đoàn bộ binh 5 - một trong hai sư đoàn chủ lực ra đời đầu tiên trên chiến trường "Miền Đông gian lao mà anh dũng". Sư đoàn đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân 2 lần…
Nhân các sự kiện kỉ niệm 45, 50 năm ngày thành lập Sư đoàn 5, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn đã bàn giao kỉ vật chiến tranh cho phòng trưng bày truyền thống của Sư đoàn. Cựu chiến binh (CCB) Đinh Thiên Lý, nguyên Trưởng đài 2WC1, D26, F5, không chỉ tặng kỉ vật bản mật mã cho phòng truyền thống của Sư đoàn, mà còn kể lại sự ra đời của bản mật danh trong Chiến dịch mùa Xuân 1975 lịch sử.
Đại tá Nguyễn Thanh Tuyền, Trưởng Ban liên lạc Hội Bạn chiến đấu CCB Sư đoàn 5 phía Bắc, trở lại Sư đoàn 5 đóng quân trên đất Tây Ninh, để bàn về các hoạt động kỉ niệm ngày truyền thống và thay mặt các CCB ở phía Bắc, bàn giao kỉ vật chiến tranh cho Sư đoàn. Kỉ vật lần này gồm 4 tấm hình chụp bộ đội bên chiếc xe tăng và trực thăng Mỹ bị ta phá hỏng trong chiến dịch giải phóng thị xã Mimốt (Campuchia) năm 1970. Chủ nhân của các kỉ vật này là của Thiếu tướng Nguyễn Biền, nguyên Tư lệnh Sư đoàn. Một kỉ vật là bản mật mã gồm 2 bản viết tay trên trang giấy học sinh của anh Lý. Thay mặt cho chủ nhân của kỉ vật bản mật mã, Đại tá Tuyền cho rằng, chính ông nhận được kỉ vật này cũng sửng sốt, vì đây là bí mật quân sự, sao anh Lý lại có được và giữ nó đến bây giờ? Hỏi ra mới hay, thay vì phải nộp lại cho đơn vị theo quy định, anh Lý đã xin thủ trưởng cho giữ lại để làm kỉ niệm, vì chiến tranh đã kết thúc.
Ngược dòng thời gian, từ bản mật mã kỉ vật chiến tranh được Đại tá Tuyền trao lại cho Sư đoàn 5, chúng tôi đã tìm về quê hương của anh Lý, ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Câu chuyện về bản mật mã được chính anh Lý kể lại cùng kí ức về mùa Xuân 1975 lịch sử .
Anh Lý kể: "Ngày ấy tôi còn là một anh lính trẻ đầy nhiệt huyết, năng động, có trách nhiệm và yêu nghề. Giờ đây tôi đã ở tuổi thất thập. Bản mật mã tôi giữ là kỉ vật của chiến tranh, mỗi lần nhớ đến miền Nam, nhớ bạn bè, đồng đội, nhớ những kỉ niệm không thể nào quên nơi chiến trường khói lửa, tôi lại lấy bản mật mã ra xem, rồi kể cho con cháu nghe về những năm tháng gian khổ ác liệt ở chiến trường. Tôi nói với các con rằng tuy chỉ là mảnh giấy bình thường với những con chữ tưởng như vô nghĩa, nhưng đó là mồ hôi, xương máu của biết bao đồng đội thân yêu. Lại nói về xuất xứ của bản mật danh lịch sử. Khi ấy bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, phương tiện liên lạc duy nhất của Sư 5 chúng tôi là mạng thông tin 2W. Vì chuyển quân trên địa hình Đồng Tháp Mười cực kì khó khăn, đường dây hữu tuyến triển khai không thuận tiện, nên phương tiện liên lạc giữa Sư đoàn với các đơn vị là thông tin vô tuyến điện, Khoảng 10 ngày sau, Sư đoàn được bổ sung thêm 3 máy 15W khối lượng thông tin liên lạc rất lớn, 2 máy trưởng mạng 2W và 15W phải thay nhau làm việc 24/24 giờ, để bảo đảm bí mật điện đi, điện đến đều phải mã hóa, mỗi ngày phải thay một khóa mật mã, vì vậy khó khăn lại chồng lên khó khăn.
Chiến sĩ thông tin trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Kim Châu
TẠP CHÍ NGÀY MỚI ONLINE
Hội Người cao tuổi Việt Nam
Tổng biên tập: Trần Duy Phương
Giấy phép hoạt động báo chí số 47/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 5/2/2020.
Liên hệ: Tòa soạn
Đường dẫn bài viết: https://ngaymoionline.com.vn/dang-sau-ban-mat-ma-bi-mat-11131.html