Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn

Tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 6/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Không bỏ quên xã hội, không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế

Chất vấn Phó Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu vấn đề: Cử tri đánh giá cao thành tựu kinh tế của đất nước ta trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, nhưng vấn đề xã hội chưa ngang tầm với chấn hưng văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp gây bức xúc trong dư luận. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết quan điểm về vấn đề này và sắp tới, Chính phủ có giải pháp mạnh mẽ nào để khắc phục?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An)

Trả lời đại biểu, Phó Thủ tướng cho biết, vấn đề xã hội luôn được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, kỳ họp nào cũng thảo luận, nhưng kỳ này đặc biệt nhiều đại biểu lo lắng kinh tế phát triển nhưng đạo đức xuống cấp. Chính phủ, Thủ tướng chia sẻ với các đại biểu và đồng bào cử tri về lo lắng này.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Đảng và Nhà nước luôn xác định chủ trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, nhưng phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, quốc phòng là trọng yếu và thường xuyên.

Cách đây 20 năm, Trung ương đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI, Bộ Chính trị đã trình Trung ương đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết này và ban hành Nghị quyết mới về xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết này cũng đánh giá, so với kinh tế, chính trị, an ninh đối ngoại, thì phát triển văn hóa thì chưa ngang bằng. Quan điểm của Đảng là đặt văn hóa ngang tầm phát triển kinh tế. Chính phủ cũng khẳng định, trong phát triển kinh tế, cũng bảo đảm phát triển bền vững, dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. “Không bỏ quên xã hội, không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế”, Phó Thủ tướng nói.

“Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ cùng với Ban Cán sự đảng Chính phủ và các thành viên Chính phủ rà soát, sắp xếp lại toàn bộ chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết Trung ương 9, Khóa XI”, Phó Thủ tướng cho biết.

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, hiện nay vấn đề xã hội diễn biến phức tạp, nhưng mặt tích cực vẫn là chủ đạo, chỉ có một số vụ việc đạo đức xã hội xuống cấp. “Chúng ta cũng không quá bi quan, thành tựu KT-XH năm 2017 được đánh giá là hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ đề ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn.

Đặc khu phải đặc biệt

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình): Nếu Quốc hội thông qua luật về đặc khu thì tiêu chí tuyển chọn cán bộ, nhất là người đứng đầu đặc khu như thế nào?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, "đã là đặc khu thì cái gì cũng phải đặc biệt, cán bộ cũng phải đặc biệt".

Phó Thủ tướng cho biết, trong dự thảo luật đã đề xuất quy định lựa chọn Chủ tịch đặc khu với quy trình chặt chẽ, theo hướng Chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định và HĐND bầu, Thủ tướng phê chuẩn.

Với quy trình chặt chẽ như thế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tin tưởng sẽ chọn người đủ đức, đủ tài chèo lái đặc khu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn
Đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai)

Quyết liệt bảo đảm chất lượng, giảm giá thuốc

Mở đầu phiên chất vấn đại biểu Mùa A Vàng, Giàng A Chu, Giàng Thị Bình, Huỳnh Thanh Phương,... chất vấn Phó Thủ tướng về công tác phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng; quyết tâm của Chính phủ trong phòng chống tham nhũng; giải pháp bảo vệ thương hiệu sản phẩm cà phê, tiêu và các sản phẩm nông nghiệp khác;...

Về giải pháp ngăn chặn thuốc giả, thuốc kém chất lượng, Phó Thủ tướng cho biết, thời gian vừa qua xảy ra một số vụ việc rất nghiêm trọng, đặc biệt là vụ thuốc ung thư giả... trước tình hình này, một mặt Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm, đồng thời tăng cường công tác quản lý về mặt nhà nước,...

Đồng thời tăng cường công tác đấu thầu thuốc tập trung tại 2 kênh Bộ Y tế, BHXH Việt Nam,... để bảo đảm chất lượng thuốc đầu vào, giảm chi phí giá thuốc (trong đó giá thuốc giảm 15-20%, giá biệt dược cũng giảm 13-14%); tăng cường công tác quản lý chất lượng và quy trình kê đơn, bán thuốc...

Vừa qua Thủ tướng đã chỉ đạo và triển khai kết nối công nghệ thông tin giữa cơ sở điều trị với nhà thuốc để truy xuất nguồn gốc thuốc;... Tinh thần là Chính phủ chỉ đạo quyết liệt nhằm bảo đảm chất lượng và giảm giá thuốc.

Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí

Về vấn đề chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết công cuộc này vừa qua đã đạt được những kết quả to lớn, được đồng bào cử tri ủng hộ, quốc tế đánh giá cao. Việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng không ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Chính vì vậy, năm qua chúng ta đạt được thắng lợi toàn diện cả về tăng trưởng kinh tế, cả về phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và kết quả thanh tra đã báo cáo trước Quốc hội. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã khởi tố nhiều vụ án về tham nhũng...

Trong thời gian tới Chính phủ nghiêm túc thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc này.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn
Đại biểu Giàng A Chu (Yên Bái).

Phát triển các chuỗi giá trị nông sản

Về giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện độ mở nền kinh tế Việt Nam rất lớn, Phó Thủ tướng cho biết, việc đầu tiên là củng cố sự vững chắc về kinh tế vĩ mô, gia tăng sự chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng,... Đồng thời tiến hành xây dựng đề án đánh giá rủi ro và giải pháp phát triển bền vững trong thời gian tới.

Về bảo vệ thương hiệu nông sản chủ lực, Phó Thủ tướng cho biết, năm ngoái chúng ta xuất khẩu nông sản đạt trên 34 tỷ USD, năm nay đặt mục tiêu 40 tỷ USD. Để bảo vệ thương hiệu nông sản Việt, thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra, chúng ta sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển theo chuỗi giá trị nông sản, cung ứng sản phẩm an toàn.

Theo đó, cần thực hiện một loạt giải pháp cả về: Quy hoạch vùng sản xuất; đẩy mạnh chế biến, bảo quản; mở rộng thị trường, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn từng ngành hàng, đẩy mạnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát chặt chẽ bảo đảm chất lượng nông sản,...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Trước khi trả lời chất vấn, thay mặt Chính phủ Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trình bày Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.


Theo đó, tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã gửi 93 phiếu chất vấn các thành viên Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các thành viên Chính phủ trả lời bằng văn bản gửi đến các vị ĐBQH. Hơn 2 ngày qua, đã có 4 Bộ trưởng, 2 Phó Thủ tướng và ... thành viên Chính phủ tham gia trả lời chất vấn tại hội trường.

Chính phủ, các thành viên Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH và đồng bào, cử tri cả nước, tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành, nỗ lực cao nhất phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, tài chính ngân sách năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội.

Tình hình KT-XH tiếp tục xu hướng tích cực

Cập nhật tình hình tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2018, Báo cáo cho biết, tình hình KT-XH tháng 5 tiếp tục xu hướng tích cực.

Kinh tế vĩ mô ổn định; chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 0,55% (chủ yếu do tăng giá xăng dầu và giá thịt lợn hơi), bình quân 5 tháng tăng 3,01%; lạm phát cơ bản tăng 1,34%.

Tín dụng 5 tháng tăng 5,8%, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên. Xuất khẩu 5 tháng đạt trên 93 tỷ USD, tăng 15,8%; xuất siêu 3,4 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước đạt khá, tăng 13,6%, bằng 41,6% dự toán.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6,75 tỷ USD, tăng 9,8%. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển ổn định.

Nông nghiệp được mùa, giá bán tăng, nông dân có lãi, đời sống được cải thiện; riêng sản lượng lúa Đông Xuân phía Nam ước đạt 13,3 triệu tấn, tăng trên 1 triệu tấn; sản lượng thủy sản tăng 6,7%.

Sản xuất công nghiệp 5 tháng tăng 9,7%, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 11,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,1%, loại trừ yếu tố giá tăng 8,3%. Khách quốc tế đạt trên 6,7 triệu lượt, tăng 27,6%. Trong 5 tháng có trên 52 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; tổng số vốn đăng ký và bổ sung đạt 1,42 triệu tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tạo việc làm cho trên 640 nghìn lao động, trong đó đưa 48 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, KT-XH nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng chậm lại. Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng cao hơn cùng kỳ năm 2017 nhưng mới đạt 22,5% dự toán. Nhập siêu của khu vực trong nước cao. Cắt giảm thủ tục hành chính nhiều nơi chưa đạt yêu cầu; chi phí logistics, vận tải, kho bãi... còn cao. Xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt liên tiếp. Tình hình khiếu nại, khiếu kiện, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn diễn biến phức tạp.

Thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát và chủ động ứng phó với diễn biến tình hình; tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2018.

Bên cạnh đó, Báo cáo cũng giải trình thêm về 4 nhóm vấn đề đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm, chất vấn.

Đầu tư BOT và xử lý tồn tại các dự án BOT

Trước hết, về vấn đề đầu tư BOT và xử lý tồn tại các dự án BOT, Báo cáo nêu rõ: Huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, trong đó có đầu tư theo hình thức BOT là chủ trương rất cần thiết và đúng đắn, được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là đối với kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc, yếu kém và sai phạm.

Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan (trong đó có Nghị định số 30/2015/NĐ-CP về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư BOT); thực hiện nghiêm Nghị quyết số 437 của UBTVQH, sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành công khai, minh bạch quá trình thực hiện dự án, nhất là việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Về xử lý tồn tại của các dự án BOT, Chính phủ đã và đang chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Trên cơ sở kết quả kiểm toán, thanh tra, rà soát từng dự án BOT, khẩn trương quyết toán, điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đất đai, môi trường

Về quản lý đất đai, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, Chính phủ sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách về đất đai, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tăng cường quản lý và hiện đại hóa hệ thống thông tin đất đai. Chú trọng giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, trước hết tại các khu công nghiệp. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường để lựa chọn, sàng lọc loại hình, công nghệ trong thu hút đầu tư. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Tăng cường hợp tác quốc tế; giám sát tác động môi trường xuyên biên giới; có giải pháp ngăn chặn hiệu quả dịch chuyển công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý đất đai, môi trường; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Xây dựng cơ chế đối tác công tư, ưu đãi đầu tư đối với các dự án ứng phó biến đổi khí hậu. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu; chú trọng các giải pháp phòng chống sạt lở, chống xâm nhập mặn và xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính đột phá về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

Về nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phổ thông, quản lý giáo dục mầm non và đạo đức, lối sống trong nhà trường, Chính phủ sẽ quyết liệt sắp xếp lại, đổi mới cơ chế hoạt động và tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII.

Trình Quốc hội cho ý kiến các dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao tự chủ tài chính, có lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ chi phí đối với dịch vụ giáo dục, y tế gắn với giải pháp hỗ trợ đối tượng chính sách, hộ nghèo.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo các định hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thực hiện kiểm định, công khai các điều kiện về chất lượng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các sản phẩm khoa học công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các cơ sở không đáp ứng tiêu chuẩn.

Đẩy nhanh tiến độ, sớm ban hành chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông và sắp xếp hợp lý các điểm trường, lớp ở vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng, hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện

Điều chỉnh quy định về quy mô, tăng cường quản lý ở các nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em theo hướng phát triển toàn diện, phát huy tính sáng tạo. Hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.

Có chính sách phù hợp tuyển dụng, đãi ngộ giáo viên và phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho trẻ khuyết tật và tại các khu công nghiệp. Khắc phục ngay những vi phạm trong quản lý các cơ sở giáo dục mầm non và tình trạng bạo hành trẻ em; xử lý nghiêm khắc các vi phạm.

Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học; tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường. Nâng cao đạo đức nhà giáo, phát huy dân chủ, đưa quy tắc ứng xử vào trong nội quy trường học. Chú trọng tư vấn tâm lý học đường.

Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, kiến thức pháp luật, ý thức công dân và trách nhiệm xã hội.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các vụ việc bạo hành thể chất, tinh thần đối với học sinh. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời tôn vinh, tuyên dương khen thưởng gương người tốt, việc tốt.

Nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

Về thị trường lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng dạy nghề, chăm sóc bảo vệ trẻ em, Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển thị trường lao động, bảo đảm liên thông, minh bạch, gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Nâng cao năng suất lao động nội ngành và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động tương thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hoàn thiện hệ thống thông tin kết nối cung cầu thị trường lao động. Mở rộng thị trường lao động nước ngoài bền vững. Xử lý nghiêm các vi phạm trong việc môi giới, đưa người lao động ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

Nắm bắt cơ hội của toàn cầu hóa, xu hướng phát triển khoa học công nghệ và Cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đổi mới phương pháp, nội dung và cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, nhất là triển khai chương trình đào tạo lại có hiệu quả.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Báo cáo của Chính phủ khẳng định: Đảng, Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm và thực hiện mọi biện pháp tốt nhất để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mọi hành vi bạo hành, lạm dụng, xâm hại trẻ em phải được xử lý nghiêm minh.

Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị và đề nghị các đoàn thể nhân dân vào cuộc, chung tay thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong gia đình, nhà trường và xã hội theo phương châm: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”./.

Chinhphu.vn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Ngày 18/4, Công an huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Toàn (SN 1994, trú xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh) để làm rõ hành vi "Cướp tài sản"
Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước

Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo, đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, gây ngập úng và làm chết 25 ha rừng theo yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum.
Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Chiều muộn 17/4, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra quan điểm luận tội, đồng thời đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh.
Hà Tĩnh: Bắt giữ nghi phạm táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm

Hà Tĩnh: Bắt giữ nghi phạm táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm

Nghi phạm bị bắt khi đang tẩu thoát tại TP Vinh (Nghệ An). Danh tính nghi phạm được xác định là Nguyễn Minh T., sinh năm 1994, trú quán tại thôn Hồng Hà, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh: Truy bắt đối tượng dùng búa cướp tiệm vàng

Hà Tĩnh: Truy bắt đối tượng dùng búa cướp tiệm vàng

Tối 17/4, một lãnh đạo UBND thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cướp táo tợn tại một tiệm vàng. Hiện cơ quan chức năng đang truy bắt đối tượng gây án.

Tin khác

Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương: Hướng về cội nguồn dân tộc cho các em học viên

Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương: Hướng về cội nguồn dân tộc cho các em học viên
Sáng 17/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn 2024. Đây là hoạt động vừa để ôn lại lịch sử, vừa để tưởng nhớ về các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời nhằm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn dân tộc.

Thanh Hóa huy động hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông

Thanh Hóa huy động hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông
Sau 2 năm thực hiện Cuộc Vận động, Thanh Hóa đã huy động hơn 70 tỷ đồng đầu tư hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông tại các địa phương.

Hà Nội: Điều tra vụ bé gái 12 tuổi mang thai, nghi bị hiếp dâm

Hà Nội: Điều tra vụ bé gái 12 tuổi mang thai, nghi bị hiếp dâm
Ngày 17/4, anh Đ.N.A. (52 tuổi) ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì cho biết, con gái anh là cháu Đ.T.N.L. (12 tuổi) dự kiến chiều nay sẽ mổ sinh con.

TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
"Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là công tác thường xuyên, liên tục suốt năm, từ đợt này sang đợt khác", Giám đốc Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TP. Hồ Chí Minh Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh tại Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Khởi tố vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội mang thai, nghi bị hiếp dâm

Khởi tố vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội mang thai, nghi bị hiếp dâm
Chiều 17/4, Công an huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội cho biết đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" để điều tra vụ việc.

Phú Yên rà soát các dự án, gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Phú Yên rà soát các dự án, gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An
Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Minh Hòa vừa ký Văn bản số 2163/UBND-ĐTXD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn, giao cho các cơ quan chức trách kiểm tra, báo cáo các dự án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị thành viên thực hiện tại tỉnh Phú Yên.

Liên kết vùng để cùng nhau ứng phó hạn mặn

Liên kết vùng để cùng nhau ứng phó hạn mặn
“Từ nửa cuối tháng 12/2023 tới nay, đa phần toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gần như không mưa, chỉ một số nơi có mưa nhưng lượng mưa rất thấp. Tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm ở tất cả mọi nơi với tỉ lệ hụt chuẩn lượng mưa trong thời kỳ này từ 62-94%”. Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ cho biết.

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Thông tin báo chí về hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2024

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Thông tin báo chí về hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2024
Ngày 16/4/2024 UBND TP. Sầm Sơn đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí để thông tin về hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2024.

Đề nghị cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk

Đề nghị cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an vừa gửi công văn đến UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị phối hợp cung cấp hồ sơ tài liệu.

Kon Tum: Khởi tố vụ án vụ xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh gặp tai nạn

Kon Tum: Khởi tố vụ án vụ xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh gặp tai nạn
Liên quan vụ xe khách chở đoàn cán bộ, nhân viên Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh gặp tai nạn, mới đây, Cơ quan CSĐT Công an huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".

Cụ Doãn Ngọc Trâm - mẹ Anh hùng, Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua đời

Cụ Doãn Ngọc Trâm - mẹ Anh hùng, Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua đời
Chia sẻ với báo chí, bà Đặng Kim Trâm - em gái của Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm cho biết, mẹ của bà là cụ Doãn Ngọc Trâm do tuổi cao sức yếu, dù đã được các bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc nhưng cụ đã tạ thế vào lúc 4h48 sáng ngày 16/4, hưởng thọ 99 tuổi.

Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
Chiều 15/4, tại Bệnh viện Quân Y 175, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Lễ ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế (ITLS) đầu tiên tại Việt Nam. Trên toàn thế giới có 124 Trung tâm ITLS và Trung tâm ITLS Bệnh viện Quân y 175 là Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Tỉnh Cà Mau: Công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh

Tỉnh Cà Mau: Công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh
Trước tình trạng hạn hán gây nhiều thiệt hại, ngày 10/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định số: 719/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự lĩnh 3 năm tù treo

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự lĩnh 3 năm tù treo
Sáng 15/4, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Đình Cự, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên và bị cáo Đỗ Duy Vinh, cựu Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN
Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Hơn 700 học sinh Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa) hào hứng tham gia tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn đuối nước năm 2024.
Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của 115 trường THPT công lập.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng thành phố Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Phiên bản di động