Tìm người tình Mai Sơn Phủ của Hồ Xuân Hương

Trong tập thơ tình Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương có nhiều bài thơ nghiêng về tình cảm với Mai Sơn Phủ thi hữu của Tao Đàn- Cổ Nguyệt Đường (1811-1814, chàng có quê ở xứ Tam Kỳ, đất Quảng.

Mai Sơn Phủ quê làng Liên Cừ chỉ là huyện thoại!

Trong khi dấu tích và thân thế chàng Mai Sơn Phủ người làng Liên Cừ rơi vào bế tắc, thì lại xuất hiện một Mai Sơn Phủ trong Tao Đàn-Cổ Nguyệt Dường của Hồ Xuân Hương trong những năm 1811-1814. Nếu Mai Sơn Phủ của hội Tao Đàn chính là Mai Sơn Phủ làng Liên Cừ trở lại, thì chính Hồ Xuân Hương đã nhận ra chàng. Thế nhưng trong các bài thơ nữ sĩ viết cho Mai Sơn Phủ không có bài nào đồng nhất hình bóng hai chàng Mai là một. Thế nên tôi phải đi tìm hình bóng chàng Mai, Hồ Xuân Hương yêu ở Cổ Nguyệt Đường.

Trong số những người bạn tình của Hồ Xuân Hương có Tốn Phong, chàng là người si tình nữ sĩ là người hiểu rõ nhà Cổ Nguyệt Đường nhất. Chàng biết nàng thơ từ cái thủa nhà nàng còn ở thôn Tiêu Thị, cái thủa Xuân Hương mới bỏ Tổng Cóc về Thăng Long mở quán bán sách ở phố Nam. Sau 6 năm bôn ba lưu lạc khi ở Kinh kỳ, khi về xứ Hoan Châu, Tốn Phong vẫn miệt mài đèn sách, chàng lại dự kỳ thi năm 1813, nhưng vẫn thi hỏng như kỳ thi năm 1807 chàng đã tham dự. Sau khi thi hỏng Tốn Phong trở lại Kinh thành dạy học gần Hồ Kim Âu, trước Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là lớp học do Phan Huy Ích là bậc Tiến sĩ, người anh họ cùng quê mời Tốn Phong về đây dạy học. Tốn Phong trở lại Kinh thành muốn nối lại tình xưa, chàng đến phố Nam quán sách xưa của Hồ Xuân Hương để gặp nàng, nhưng, nàng đã thôi bán sách, buôn bán, để dạy học tại làng Nghi Tàm và đã chuyển nhà ở từ thôn Tiêu Thị về Cổ Nguyệt Đường. Gặp người tình cũ, Tốn Phong vừa buồn vừa vui. Buồn vì chàng lại lỡ chuyến đò tình với Xuân Hương, nhưng lại mừng và vui khi biết nàng đã chọn được bạn tình là Trần Phúc Hiển- Tri phủ Tam Đái, sắp nhận chức Tham Hiệp trấn Yên Quảng .

Tượng Bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương ở Đà Nẵng
Tượng Bà chúa thơ Nôm -Hồ Xuân Hương ở Đà Nẵng

Năm xưa thủa mới yêu nàng, (năm 1807), Tốn Phong đã viết được 11 bài thơ tặng Hồ Xuân Hương, giờ đây gặp lại nàng, tiếc nuối tình xưa, chàng Tốn si tình đã làm thêm 20 bài thơ chỉ viết về Xuân Hương (31 bài). Bài thơ số 10 trong 31 bài thơ tặng Hồ Xuân Hương, Tốn Phong nói về quê hương mình trong lưu bút: “Trường đình từ biệt nàng còn nhớ/Ghi lấy, Hoan Nam, Thạch Ẩn nhi”.

Vậy là con người lâu nay Hồ Xuân Hương gọi là Tốn Phong, xưng danh hiệu Nham Giác Phu, chính là Phan Huy Huân, quê ở Hoan Nam (Nghệ Tĩnh), nhà ở gần núi Huyện, Thạch Hà, nơi chánh quán dòng họ Phan Huy Ích. Trong 31 bài thơ của Tốn Phong viết tặng Hồ Xuân Hương có nhiều bài chỉ rõ ngôi nhà Cổ Nguyệt Đường của nữ sĩ, chàng cũng đã nhiều lần đến thăm nơi đây. Mùa xuân năm Giáp Tuất (1814) khi Tốn Phong đến thăm nữ sĩ, hai người gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi. Xuân Hương cầm tập Lưu Hương Ký, đưa cho Tốn Phong xem mà bảo chàng rằng:“Đây là tất cả thơ văn trong đời tôi từ trước đến nay, nhờ anh làm cho bài tựa”.'.

Nếu như con đường thi cử không cho Tốn Phong lưu danh bảng vàng, thì nhân duyên thơ phú, lại cho chàng lưu bút, lưu danh, khi viết lời tựa cho tập thơ Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương và 31 bài thơ tặng riêng cho nữ sĩ.

Trong tập Lưu Hương Ký nữ sĩ gửi Tốn Phong viết lời tựa, có nhiều bài thơ xướng họa viết tặng kể cả tỏ tình với Mai Sơn Phủ người tình trong nhóm bạn thơ đến Cổ Nguyệt Đường trong khoảng thời gian từ 1811-1814.

Như vậy Mai Sơn Phủ trong hội Tao Đàn với nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại Cổ Nguyệt Đường, không thể là Mai Sơn Phủ đã biệt tăm từ năm 1801, chàng Mai này chỉ là trong huyền thoại.

Mai Sơn Phủ ở Hội Tao Đàn -Cổ Nguyệt Đường, là con người thật quê ở Tam Kỳ.

Theo nghiên cứu của tôi, Mai Sơn Phủ ở hội Tao Đàn- Cổ Nguyệt Đường và trong thơ Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương từ năm 1811-1814, chính là người yêu của nữ sĩ.

Đi tìm chân mẫu Mai Sơn Phủ trong thơ Hồ Xuân Hương để lại, tôi cho rằng vì chưa sắp xếp được thời gian xuất xứ của các bài thơ, nên nhà nghiên cứu Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh đã nhầm cho rằng mối quan hệ của Mai Sơn Phủ và Hồ Xuân Hương vào khoảng năm 1800. Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh đưa ra liên quan từ mối tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với Tiên Điền Nguyễn Du năm 1790 không thành, đến khi gặp Mai Sơn Phủ 10 năm sau (1800), Hồ Xuân Hương và Mai Sơn Phủ đã ăn thề và viện dẫn bài thơ: “Cảm nghĩ khi thề” của Hồ Xuân Hương để minh chứng:“Mười mấy năm trời một chữ tình/Duyên tơ này đã sẵn đâu dành/Mái mây cắt nửa nguyền phu phát/Giọt máu đầy hai chén tử sinh…”.

Viện dẫn trên tưởng chừng đã ổn cho mối tình của Hồ Xuân Hương với Mai Sơn Phủ năm 1800, thế nhưng thật ngẫu nhiên, hay đây mới là sự thật, liên quan đến mối tình Tổng Cóc, nữ sĩ chia tay năm 1804, thì 10 năm sau Hồ Xuân Hương đã gặp được Tri phủ Tam Đái- Trần Phúc Hiển và cuối năm 1813 Phúc Hiển đã có lễ ăn hỏi nàng thơ ở Kinh thành Thăng Long. Bài thơ “Cảm nghĩ khi thề” tình ấy, cảnh ấy, thời gian ấy, chính là bài thơ nữ sĩ viết cho Trần Phúc Hiển. Bài thơ này không có tựa đề viết cho Mai Sơn Phủ, nên người ta đều có thể so sánh cái mốc 10 năm duyên tình, để chọn người tình của nữ sĩ là ai. Nếu vào thời điểm cuối năm 1813 đầu năm 1814, thì người tình đi đến hôn nhân “Cắt máu ăn thề” của nữ sĩ chỉ có ông Trần Phúc Hiển- Tri phủ Tam Đái.

Trong tập thơ Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương, có nhiều bài ghi rõ viết cho Mai Sơn Phủ, thi hữu hội Tao Đàn-Cổ Nguyệt Đường (1811-1814), đặc biệt là bài “Thu nguyệt hữu ức Mai Sơn Phủ”, nữ sĩ viết “ Bên Am Nhất trụ trông còn đấy” chỉ nguồn gốc nơi Hồ Xuân Hương đang ở là Kinh thành Thăng Long có chùa Một Cột “Am Nhất Trụ”, còn “Ngọn nước Tam Kỳ chảy về đâu? Chính là quê hương của Mai Sơn Phủ, ở ngọn nguồn ngã ba sông Tam Kỳ, đất Quảng Nam.

Sự thật ông Trần Phúc Hiển người chồng thứ hai của Hồ Xuân Hương cũng có quê ở đằng trong, nhận chức Tri phủ Tam Đái từ năm 1810-1813, có mối liên quan nào giữa ông Mai Sơn Phủ và ông Trần Phúc Hiển?

Trong thời gian này, chính Tốn Phong cũng thừa nhận Hồ Xuân Hương đã nhận lời yêu ông Trần Phúc Hiển (Tri Phủ- Tam Đái, vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long vùng Sơn Tây- Bạch Hạc) và mong nàng lên xe loan với người tâm đầu ý hiệp: “ Xe loan mong sớm với người xa”, (bài thơ số 21 của Tốn Phong).

Với những căn cứ có tính thuyết phục viện dẫn ở trên, theo tôi thì ông Trần Phúc Hiển đã lấy tên Mai -nguyên danh của Hồ Phi Mai, tên người yêu của mình, để ghép với danh xưng miền Sơn Tây nơi ông làm Tri phủ, thành biệt danh Mai Sơn Phủ.

Nghiêm Thị Hằng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Tin khác

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động