Tìm lại gia đình sau 24 năm do đi lạc đường trong mùa dịch Covid

Bị mất tích bí ẩn trong lúc đang chung sống cùng người tình, 24 năm lưu lạc nơi xứ người, cuối cùng bà Trần Thị Huệ, 58 tuổi (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại trở về trong sự ngỡ ngàng của người thân. Lý do khiến bà Huệ được đoàn tụ với gia đình cũng thật đặc biệt. Đó là do bà bị lạc đường sau đó được Công an Trung Quốc đưa lên một chiếc xe ô tô lớn cùng nhiều người khác trao trả về Việt Nam để kiểm soát dịch Covid -19.

Cuộc trở về không định trước

Nhớ lại khoảnh khắc hạnh phúc khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn gọi điện thông báo người em gái thất lạc 24 năm đang cách ly ở đó, ông Trần Thế Nguyên chia sẻ: “Ngày UBND phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng) gửi thông báo về nhà, cho biết đã tìm thấy em gái của tôi trong khu cách ly ở Lạng Sơn, gia đình tôi không ai dám tin. Sau khi lấy số điện thoại để liên lạc với điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, nơi Huệ đang được cách ly và theo dõi sức khỏe, tôi vẫn bán tín bán nghi bởi rất có thể bệnh viện đã có sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng khi nhìn tấm ảnh một người phụ nữ gầy gò, ngồi bó gối trên giường bệnh, tôi không kìm được nước mắt bởi tôi nhận ra đó chính là người em gái đã thất lạc 24 năm. Dù không còn những nét của ngày xưa nhưng tôi nhận ra Huệ vì cô ấy có nhiều nét giống những người trong gia đình tôi”.

0434 ynh 3 5
Ông Nguyên cùng gia đình đón em ở Lạng Sơn.

Khi được công an Quảng Tây (Trung Quốc) bàn giao cho Việt Nam, bà Huệ và những người khác được đưa vào khu cách ly để phòng chống COVID-19, nhưng do sức khỏe yếu, người phụ nữ này lại được chuyển đến theo dõi tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Những ngày đầu, bà Huệ có dấu hiệu rối loạn tâm thần, thường xuyên bị kích động, đập phá… Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của bà Huệ đã thuyên giảm. Các bác sĩ đã cố gắng giao tiếp, từ đó khai thác lấy được thông tin địa chỉ gia đình để liên hệ với cơ quan chức năng xác minh, gọi người thân đến đón.

Sau khi hết thời gian cách ly, ông Nguyên đã cùng em gái út và người em rể lập tức đi Lạng Sơn để đón Huệ. Lúc đi, ông Nguyên cũng đã xác định tinh thần nhiều khả năng em gái sẽ không nhận ra những người thân trong gia đình, bởi bà Huệ đã thiếu minh mẫn từ trước khi mất tích.

0423 ynh 2 4
Bức ảnh của bà Huệ ngày còn trẻ.

“Vậy mà không ngờ khi nhìn thấy tôi và cô út, cô Huệ đã reo lên rồi gọi tên từng người. Đó thực sự là một kỳ tích” – ông Nguyên nhớ lại.

Do sống ở Trung Quốc nhiều năm và tinh thần cũng không được minh mẫn nên khi được hỏi, bà Huệ không nhớ được gì nhiều.

Việc bà có thể đọc được địa chỉ và họ tên người thân là một điều vô cùng bất ngờ. Nhưng kỳ diệu hơn trong ngày đoàn tụ với người thân, chỉ từ những cái nhìn ban đầu, bà Huệ đã nhận ra anh trai và em gái của mình. Ông Nguyên xúc động cho rằng, có lẽ trên trời cao, bố ông đã hiển linh phù hộ cho anh em ông được đoàn viên.

Trở thành người mất tỉnh táo vì nỗi đau mất con

Ông Nguyên kể lại, ngày còn trẻ bà Huệ cũng như bao cô gái khác, đến tuổi cập kê cũng có nhiều người đàn ông theo đuổi.

Nhưng sau này khi xin vào làm công nhân tại Nhà máy dệt 8/3, như một duyên nợ, Huệ đem lòng yêu thương rồi sau đó kết hôn với một nam đồng nghiệp. Chồng Huệ chân chất nhưng chậm chạp, không linh hoạt như bao người đàn ông khác.

Khi mang thai đứa con đầu tiên, do sức khoẻ của bà Huệ không tốt nên đứa trẻ đã bị sinh non thành ra luôn bị ốm đau, bệnh tật. Do chồng chậm chạp nên mọi việc trong gia đình và chăm sóc con cái đều do một tay bà Huệ cáng đáng. Bao đêm thức trắng chăm con nhưng rồi đứa trẻ vì quá yếu nên đã không qua khỏi. Quá đau xót trước sự ra đi của đứa con đầu lòng nên bà Huệ đã mất tỉnh táo, sau đó bỏ nhà đi lang thang. Chuyện vợ chồng cũng “đường ai nấy đi”.

Trong những tháng ngày lang thang đó, đã có lần bà Huệ được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, vì nhiều người tưởng bà là người tâm thần, vô gia cư.

Sau khi được điều trị một thời gian, được bố mẹ đón về ở cùng, bà Huệ đã tỉnh táo hơn nhiều. Nhưng nỗi đau mất con vẫn cứ đeo bám người phụ nữ này khiến bà Huệ chìm đắm trong tuyệt vọng và bệnh tình lại tái phát. Đúng lúc này bà Huệ bị một gã đàn ông bụi đời tán tỉnh, gạ gẫm về ở cùng.

Nhưng chung sống với người đàn ông mới chỉ được một thời gian ngắn thì bà Huệ mất tích. Gia đình đã báo chính quyền địa phương để tiến hành điều tra, nhưng do đây là một kẻ nghiện rượu, nghiện ma túy nặng, lúc nào cũng trong tình trạng không tỉnh táo nên không thể khai thác được thông tin gì về bà Huệ. Và không lâu sau đó người đàn ông này cũng chết do ma túy.

Nghĩ rằng bà Huệ lại phát bệnh đi lang thang như trước, gia đình ông Nguyên đã chia nhau đi tìm khắp các nơi quanh Hà Nội, từ các khu chợ cho đến đình chùa miếu mạo hay các trung tâm bảo trợ nhưng vẫn không có thông tin của em gái.

0420 ynh 1 4

Bà Huệ và mẹ già 97 tuổi ngày đoàn tụ.

Những năm sau này, anh chị em của bà Huệ cũng tìm nhiều cách để tìm em, kể cả những cách tâm linh mê tín như xem bói, gọi hồn… nhưng mọi cố gắng đều đổ xuống sông, xuống biển.

Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào đó mà gia đình ông Nguyên luôn tin rằng em gái mình vẫn còn sống, đang lưu lạc ở nơi nào đó và sẽ có ngày trở về. Bằng chứng cho niềm tin ấy chính là việc mẹ của bà Huệ nhất định không cắt khẩu con gái mình cho dù đã hơn 20 năm trôi qua.

Và đúng như linh cảm của họ, sự trở về của bà Huệ đều là cơ duyên. Trong ngày trở về của mình, bằng những câu từ nửa Việt nửa Trung chắp nối lại, bà Huệ kể rằng mình từng có chồng ở bên kia biên giới.

Một ngày, người chồng này dẫn bà đi thăm họ hàng rồi không rõ vì lý do nào đó, bà Huệ bị lạc đường và cứ thế đi lang thang. Cho đến khi gặp Công an Trung Quốc, được họ đưa lên một chiếc ô tô lớn có nhiều người Việt Nam và trao trả về nước.

Ông Nguyên cũng phải thừa nhận rằng rằng, có lẽ nếu không vì tình hình dịch bệnh, phía bên kia biên giới kiểm soát chặt chẽ hơn, có lẽ gia đình ông sẽ không có cơ hội gặp lại em gái.

Ngày đón bà Huệ trở về nhà đoàn tụ với người mẹ già đã 97 tuổi, gia đình ông cũng có nhiều cảm xúc buồn vui lẫn lộn.

Vui vì em gái đã trở về còn buồn vì giờ đây tinh thần bà Huệ không được minh mẫn, khó giao tiếp với gia đình bởi thứ tiếng nửa Việt nửa Trung của mình. Điều ông mong muốn nhất hiện tại, đó là có thể sớm hoàn thành các giấy tờ thủ tục cá nhân bà Huệ để có thể đảm bảo các quyền lợi về y tế, sức khỏe.

Quang Anh

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rửa tay nhưng không gác kiếm: 36 đầu sách, 5 lần nằm Bệnh viện, 0 lần đầu hàng…

Từ một phóng viên báo Tuổi Trẻ, phóng viên báo Lao Động… đến giảng viên thỉnh giảng khoa báo chí trường đại học KHXH&NV. Từ tranh vẽ đời thường trên giường bệnh đến tranh vẽ in lên áo dài thời trang, được các báo đặt hàng, 4 năm tập vẽ được triển lãm 3 lần… nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vẫn “viết và vẽ không ngưng nghỉ” như chính nhịp đập con tim của mình.
Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Nơi hội tụ tinh hoa báo chí cách mạng Việt Nam

Hội Báo toàn quốc 2025:
Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân xã Nghi Phương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Tin khác

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa
Đoàn công tác của Ban Chăm sóc NCT (Hội NCT Việt Nam) vừa đến thăm, làm việc, tặng quà Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng ban Chăm sóc NCT làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên của Ban.

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già
60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn
Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay
Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ
Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Xem thêm
Tri ân thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách

Tri ân thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách

Nhân Kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng ngày 20/7, Ban Công tác Mặt trận phối hợp Chi ủy Chi bộ, Ban Điều hành khu phố và Chi hội Cựu Chiến binh khu phố 29, phường Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt tri ân các t
Công điện về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Thanh Hóa

Công điện về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Thanh Hóa

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có Công điện số 19-CĐ/TU về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 3 năm 2025
Tăng cường quản lí chất thải rắn sinh hoạt, người cao tuổi tiên phong phân loại rác tại nguồn

Tăng cường quản lí chất thải rắn sinh hoạt, người cao tuổi tiên phong phân loại rác tại nguồn

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cấp thiết, việc quản lí chất thải rắn sinh hoạt trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với TP. Hồ Chí Minh và NCT.
Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh trên toàn quốc chính thức có hiệu lực

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, với 440/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

VinUni vinh danh thế hệ trưởng thành từ đại dịch

Ngày 28/6/2025, Trường Đại học VinUniversity (VinUni) đã tổ chức Lễ tốt nghiệp khóa 2 (2021–2025) cho gần 150 sinh viên. Với thành tích xuất sắc: chưa tốt nghiệp nhưng 55% sinh viên năm cuối đã được tuyển vào các tập đoàn đa quốc gia; 26% đã trúng tuyển T
Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nghệ An: Hơn 40.000 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Sáng nay (26/6), cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh trên cả nước, hơn 40.000 thí sinh Nghệ An chính thức bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Phiên bản di động