Thơ lục bát, truyền thống ngàn năm thăng hoa!

Lục bát là một thể thơ truyền thống của nước ta đã có từ lâu đời. Cùng với thơ Đường luật và ca dao, tục ngữ, thơ lục bát tồn tại, phát triển hàng nghìn năm trong lịch sử văn hoá Việt Nam. Nền văn học thuộc các triều đại trước đây và ngày nay, lục bát vẫn chiếm ưu thế trong dòng chảy thi ca. Từ xa xưa, lục bát đi vào đời sống xã hội bằng ca dao thuần Việt trong những bài hát ru, câu hò, giọng ví khắp ba miền đều từ lục bát hoặc là lục bát biến thể (song thất lục bát).

Từ thế kỉ thứ XV trở đi, thơ lục bát không chỉ rực rỡ trong ca dao mà hình thành rất nhiều tác phẩm văn học đương thời của các tác giả Lê Đức Mao (thế kỉ XV), Đào Duy Từ (thế kỉ XVI), Chu Mạnh Trinh (thế kỉ XVII) đã lần lượt ra đời các tác phẩm đặc sắc như Tống Trân Cúc Hoa, Trê Cóc, Thạch Sanh, Phạm Công Cúc Hoa, Phan Trần, Nhị độ mai, Trương Chi, Quan Âm Thị Kính… đặc biệt, thế kỉ XVIII ra đời Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3.254 câu thì thơ lục bát đạt đỉnh cao về bút pháp nghệ thuật, tài năng sáng tạo thi ca “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, một tác phẩm độc đáo vừa mang tính bác học, vừa thấm đẫm giá trị truyền thông dân gian, có một không hai mà cho đến nay chưa có tác phẩm nào xứng tầm như thế.

Âm hưởng thơ lục bát hằng ngày đã hoà nhập vào mỗi tâm hồn người Việt mà hầu như bất cứ ai đều có thể ứng khẩu đọc lên vài câu, đầy đủ vần điệu. Tuy nhiên, để có bài thơ lục bát hay, câu lục bát xuất thần cũng không phải dễ.

Thơ lục bát, truyền thống ngàn năm thăng hoa!
Lễ ra mắt Trung tâm thơ Lục bát Vạn Xuân tại Hà Nội ngày 9/10/2022.

Là “con đẻ” của thơ lục bát, các lĩnh vực nghệ thuật sản sinh ra rất nhiều loại hình truyền thống như dân ca quan họ, các làn điệu chèo, hát cải lương, hát chầu văn, hát trống quân, hát ví dặm, hò sông Mã, hò Huế, ca bài chòi, đàn ca tài tử… trong số đó không ít loại hình đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Trong văn học hiện đại, từ khi xuất hiện thơ mới đến nay, các nhà thơ nổi tiếng ở nước ta đã sáng tác lục bát rất thành công như Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo, Đồng Đức Bốn, Vương Trọng, Trần Nhương…

Ngày nay, trong trào lưu văn học và dòng chảy thi ca, phong trào sáng tác thơ nói chung, thơ lục bát nói riêng có chiều hướng gia tăng vượt trội. Bên cạnh sáng tác của các nhà thơ chuyên nghiệp thì có hàng triệu người thích làm thơ, nhất là sáng tác thơ lục bát chiếm số đông bởi thể thơ dễ làm, dễ thuộc. Từ trào lưu ấy, các nhóm yêu thơ lục bát, thích sáng tác đã tự nguyện, tự phát hình thành những sân chơi là câu lạc bộ thơ lục bát từ cấp xã, phường, đến cấp tỉnh, lan toả ra toàn quốc rất đông đảo, đủ các thành phần, lứa tuổi, trình độ học vấn, phổ cập một cách bình dân, thân thiện với môi trường văn hoá trong cộng đồng. Trong chừng mực, trào lưu ấy thể hiện rất rõ ý thức và khát vọng bảo tồn, phát triển thể thơ truyền thống này, góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sự chuẩn mực cuả ngôn ngữ Việt. Các câu lạc bộ hoạt động với nhiệt huyết đam mê, cổ vũ động viên người người viết, bình phẩm thơ của nhau nhằm nâng cao kĩ năng sáng tác trong điều kiện nghiệp dư với mong muốn góp phần nâng tầm vị thế thơ lục bát trong đời sống văn học, trong cộng đồng xã hội, để lại hàng nghìn cuốn sách về thơ, trong đó thơ lục bát rất phổ biến. Hằng năm, các câu lạc bộ, các tác giả trong phong trào quần chúng xuất bản số lượng sách chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ xuất bản phẩm văn học cả về số lượng và chất lượng. Nhiều người trưởng thành trong số đó được gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội Nhà văn các địa phương. Chưa nói đến chất lượng nhưng về số đông ấy đã góp phần rất đáng kể trong việc làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần của người dân ở cơ sở, trong việc góp phần vào sự phát triển của ngành xuất bản, ngành giấy và tạo việc làm cho người lao động các nhà in. Đây là vấn đề không nhỏ nhưng chưa được cơ quan Nhà nước quản lí về văn hoá quan tâm, chưa có chủ trương xây dựng, định hướng hoạt động của các câu lạc bộ, các Hội thơ văn quần chúng một cách bài bản, lành mạnh, hiệu quả tốt hơn.

Trong nhiều năm qua, những người yêu thơ lục bát ở ba miền xích lại gần nhau, từng tổ chức đại hội khu vực, tổ chức những “Ngày hội lục bát Việt Nam” để lại dấu ấn như những kỉ niệm đẹp về tinh thần, văn hoá. Xuất phát từ một nhu cầu thực tiễn, một nhóm các nhà thơ có sáng kiến thành lập một đơn vị sự nghiệp về thơ lục bát và lấy tên là “Trung tâm Thơ lục bát Vạn Xuân”. Cái tên có vẻ cổ kính nhưng cũng như nhiều tổ chức văn hoá, giáo dục mang tên Thăng Long, Đông Đô, Đại La, Hùng Vương… vậy! Vạn Xuân là quốc hiệu nước ta giữa thế kỉ thứ VI sau Công nguyên, hình thành và tồn tại từ năm 504 đến năm 602 vào thời Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương thống lĩnh trong kỉ nguyên Bắc thuộc.

Trung tâm Thơ Lục bát Vạn Xuân là một đơn vị sự nghiệp văn hoá, xã hội, tự nguyên ngoài công lập, hoàn toàn tự chủ về mọi mặt để hoạt động trên tinh thần phát huy năng lực, trí tuệ các nhà thơ, người yêu thơ, người làm thơ lục bát. Trung tâm có chức năng hội tụ các câu lạc bộ từ ba miền để lan toả trong xã hội. Mô hình Trung tâm mang bóng dáng của một Hội đoàn về thơ trong tương lai, mang tính đặc thù một tổ chức của những người có cùng sở thích thơ lục bát; nói rộng hơn, bao quát hơn là Hội tự nguyện của những người yêu mến và phát huy thể thơ truyền thống đặc thù của dân tộc, vừa bác học, vừa bình dân, song hành cùng với duy trì, phát triển tình yêu ngôn ngữ và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

Những người yêu và làm thơ lục bát có một khát vọng lớn lao là rồi đây thơ lục bát được vinh danh để có thể trở thành Quốc thơ và được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại như tổ chức quốc tế này từng công nhận cho dân ca quan họ, đàn ca tài tử, hát xoan, hát chầu văn trong văn hoá thờ mẫu… Những loại hình nghệ thuật đó đều bắt nguồn từ thơ lục bát, tạo nên và lan toả từ lục bát.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong hơn 9 thập kỉ qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Hiện tổ chức Công đoàn Việt Nam đã trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Phát huy bản sắc ngoại giao “Cây tre Việt Nam”

Trong bối cảnh hội nhập, Ðảng ta đã không ngừng phát triển, hoàn thiện và xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của “thời đại Hồ Chí Minh”, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Bác Hồ với sự nghiệp trồng cây, trồng người

Trước lúc đi xa, Bác Hồ kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân bản "Di chúc" lịch sử, gửi gắm cho chúng ta và các thế hệ mai sau. Trong "Di chúc", Bác dặn: "Đầu tiên là công việc đối với con người"… "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Theo Người, thế hệ kế tục sự nghiệp sẽ là thế hệ quyết định sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Đảng ta cũng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”…
Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mọi tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau. Do đó, phải được tổ chức thực hiện đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là mặt trận chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các lực lượng phấn đấu vì hòa bình, vì mục tiêu của dân tộc.

Tin khác

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục

Bác Hồ Người khởi nguồn xã hội hóa giáo dục
Một ngày, sau Tuyên ngôn Độc lập, 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bàn về "nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước". Tại đây, Hồ Chủ tịch đề xuất 6 nhiệm vụ tối quan trọng và cấp bách.

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?

Cha mẹ làm gì để giảm bớt áp lực học tập của con?
Nhiều người vẫn cho rằng con trẻ bây giờ thật sướng, khi vật chất đủ đầy, cha mẹ chăm lo cho từng li từng tí… Điều đó thực ra cũng chỉ đúng một phần mà thôi, bởi học sinh thời nay có một thứ “vô hình” luôn đè nặng lên các em, đó là áp lực học tập!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!

Kinh ngạc về những tác phẩm mang tính dự báo của Văn Cao!
Năm 2023, sẽ có nhiều hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của tác giả Quốc ca - Nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), một trong những sự kiện đó là Hội thảo khoa học với chủ đề “Thế giới Nhạc, Họa, Thơ của Văn Cao” vào ngày 8/11/2023, tại Hà Nội. Rất hi vọng Hội thảo sẽ làm sáng tỏ thêm cuộc đời và sự nghiệp của con người tài năng, đức độ này.

Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?

Thị trường bất động sản khi nào hết trầm lắng?
Bất động sản (BĐS) là một thị trường lớn của nền kinh tế quốc dân, có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút mọi nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển. Nếu thị trường này đình trệ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp, kéo theo hệ lụỵ nhiều thị trường khác (tài chính, tiền tệ, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động…).

Thị trường tín chỉ Carbon: ​​​​​​​Cơ hội cho các doanh nghiệp

Thị trường tín chỉ Carbon: ​​​​​​​Cơ hội cho các doanh nghiệp
Sau Hội nghị Thượng đỉnh COP 26 (tháng 11/2021), Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đến năm 2050 sẽ giảm phát thải ròng bằng 0. Từ đó đến nay, cùng sự vào cuộc của các cơ quản quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội về môi trường và doanh nghiệp rất mạnh mẽ.

Cần chấn chỉnh, định hướng về phát triển du lịch cộng đồng

Cần chấn chỉnh, định hướng về phát triển du lịch cộng đồng
Nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vốn có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Tuy nhiên việc phát triển du lịch cộng đồng ồ ạt làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách, khiến DLCĐ thiếu tính bền vững.

Một vài ý kiến về tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”

Một vài ý kiến về tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”
Thế kỉ XVIII, Nguyễn Du là một nhà tư tưởng, một trí thức lớn, một nhà thơ vĩ đại, không chỉ là “một ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam mà năm 2015 còn được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (chỉ sau Nguyễn Trãi và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3.254 câu thơ lục bát, kiệt tác đã trở thành một tài sản văn học chung của nhân loại, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Cải cách chính sách tiền lương lần thứ 5

Cải cách chính sách tiền lương lần thứ 5
Tại kì họp thứ 6 Quốc hội khoá XV có bàn về thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 (Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khoá XII) “về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp”.

Tọa đàm giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”

Tọa đàm giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”
Vừa qua, tại huyện Tánh Linh, thực hiện Kế hoạch số 242/KH-MTTQ-BTT ngày 10/11/2022 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Thuận về tổ chức tọa đàm giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ và Tỉnh đoàn Thanh niên tỉnh Bình Thuận phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm chuyên đề về giải pháp đẩy mạnh phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” trên địa bàn tỉnh.

Phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe như lời Bác dạy

Phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe như lời Bác dạy
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên kêu gọi toàn dân hãy tập luyện thể dục thể thao. Người khẳng định: “Dân cường thì nước thịnh”.

Giữ gìn chiếc áo bà ba

Giữ gìn chiếc áo bà ba
Mấy ngày qua, phim "Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng ra rạp tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Người khen rất nhiều, mà người chê cũng không ít.

Công tác dân vận với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Công tác dân vận với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác dân vận. Người đã căn dặn cán bộ, đảng viên trong lần về thăm Thanh Hóa năm 1947 rằng: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân”.

Suy nghĩ từ bài báo "Dân vận" của Bác

Suy nghĩ từ bài báo "Dân vận" của Bác
Ngày 15/10/1949, Báo Sự Thật đăng bài "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bút danh X.Y.Z. Bài báo ra đời ở thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn cầm cự, chuẩn bị bước vào những chiến dịch lớn trong cuộc trường kì kháng chiến anh dũng của dân tộc. Bài báo "Dân vận" tiếp nối tư tưởng của Bác về lực lượng to lớn của Nhân dân đã được Người viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10/1947).

Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô là ngọn cờ cổ vũ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô là ngọn cờ cổ vũ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu thất bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. Tinh thần Ngày Giải phóng Thủ đô đã trở thành ngọn cờ cổ vũ cho dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Học tập, thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập, thực hiện phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày có Đảng lãnh đạo đến nay, sự thành công của cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử luôn gắn với công tác dân vận của Đảng. Dân vận giỏi là phải thực hiện tốt quan điểm đường lối đúng đắn của Đảng và có phong cách thu phục nhân tâm quần chúng.
Xem thêm
Phiên bản di động