Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu động viên tôi: “Nên về báo Người cao tuổi!...”

Năm 1988, Trung tướng Lê Khả Phiêu từ Mặt trận Cam-pu-chia về làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Những năm ấy, tôi là Phó trưởng phòng Tuyên huấn, cục Chính trị phụ trách báo Chiến sĩ Hậu cần (Tổng cục Hậu cần), thường gặp ông trên báo chí và các diễn đàn của Quân đội.

Năm 1991, ông làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được phong Thượng tướng năm 1992. Trung ương khóa VII bầu bổ sung ông vào Bộ Chính trị năm 1994. Tháng 12/1997, tại Hội nghị Trung ương 4, khóa VIII ông được bầu làm Tổng Bí thư. Vào những năm đó tôi chuyển ngành ra ngoài làm báo dân sự.

cuu tong bi thu le kha phieu dong vien toi nen ve bao nguoi cao tuoi

Tôi được gần gũi ông những năm 2000 trở đi, khi làm Tổng biên tập Báo Xây dựng (Bộ Xây dựng) và làm biên tập cho tờ Văn nghệ Trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) do nhà thơ Hữu Thỉnh mời tôi làm trợ lí cho anh. Những năm đó, báo Văn nghệ Trẻ phản ánh rất quyết liệt nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng trong xã hội mà điển hình là vụ đất đai ở Đồ Sơn (Hải Phòng), nhiều vụ xảy ra ở Bộ Giao thông vận tải và ngành Đường sắt Việt Nam, v.v… Một loạt bài điều tra tôi viết gây chấn động dư luận xã hội và “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Vị Bộ trưởng Giao thông vận tải bị chất vấn, lúng túng không trả lời nghiêm túc sau đó bị miễn nhiệm. Dịp ấy, Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rất hoan nghênh báo Văn nghệ Trẻ liền bảo Thư kí Lê Văn Dần nhiều lần gọi tôi đến gặp tại Văn phòng, ở biệt thự số 65 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Lúc đầu tôi lo tưởng ông nhắc nhở viết lách có gì sai phạm nhưng không ngờ ông rất khen, động viên báo và tôi cần tiếp tục phản ảnh mạnh mẽ những vụ việc như thế. Ông nói: “Văn nghệ Trẻ nêu rất tốt! Trúng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 6, lần 2”. (Nghị quyết về chống 4 nguy cơ, trong đó có nguy cơ tham nhũng do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu làm Trưởng ban chỉ đạo). Tôi được ông cho phép khi cần có thể gặp bất cứ lúc nào. Tôi thường “Thưa Thủ trưởng” hay gọi “bác”. Ông dặn “xưng hô anh em cho thân mật”. Từ đó, tôi được gọi ông là “Anh”. Bởi vậy, tôi có nhiều dịp xin phép ông đưa khách có nhu cầu gặp Cựu Tổng Bí thư, đồng thời một số lần đăng kí làm phỏng vấn ông về phòng, chống tham nhũng, hay công tác cán bộ để đăng báo.

cuu tong bi thu le kha phieu dong vien toi nen ve bao nguoi cao tuoi 1

Năm 2005, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (FDI) mời tôi đứng ra thành lập cơ quan báo chí. Ông Chủ tịch Mai Thanh Hải gặp tôi trao đổi, đưa cho một sấp tài liệu. Trong một tuần tôi viết xong đề án. Một tháng sau có giấy phép xuất bản Tạp chí, tôi làm Tổng biên tập. Năm đầu chỉ có 3 người (tôi, nhân viên kế toán và một biên tập viên), vậy mà đều đặn xuất bản ấn phẩm hàng tháng. Vừa làm báo Văn nghệ Trẻ vừa làm Tạp chí này tôi thấy nhẹ như không.

cuu tong bi thu le kha phieu dong vien toi nen ve bao nguoi cao tuoi 3

Tháng 1/2007, ông Nguyễn Thế Dũng, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Hội NCT Việt Nam tìm gặp tôi đặt vấn đề mời về làm Tổng biên tập báo Người cao tuổi. Báo này ra đời đã 12 năm. Ông Dũng cho biết, sau Đại hội lần thứ III năm 2006 của Hội, Ban Thường vụ bàn về báo Người cao tuổi nên tồn tại hay giải thể? Lúc ấy, mấy vị Phó Chủ tịch Hội là cựu Ủy viên Trung ương, hàm Bộ trưởng như các ông Cao Sĩ Kiêm, Đỗ Nguyên Phương, bà Phạm Thị Sơn và ông Đinh Văn Tư không muốn mất đi cơ quan ngôn luận nên đặt vấn đề cần giữ nhưng tìm người có đủ năng lực, nghiệp vụ, trẻ tuổi hơn về phụ trách. Tôi khảo sát biết tờ báo này đúng là yếu kém, nội bộ rất phức tạp, ít bạn đọc biết đến nên từ chối. Hai lần sau ông Nguyễn Tấn Trịnh, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam cùng ông Dũng lại đến gặp tôi vận động. Tôi cảm ơn, nói rõ mình đang chủ trì tờ Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài. Tôi giới thiệu mấy đồng nghiệp như nhà văn Nguyễn Huy Thông (Vụ trưởng Văn phòng Quốc hội, từng là TBT báo Sáng tạo), Đại tá nhà văn Nguyễn Chi Phan (Phó TBT báo Cựu Chiến binh Việt Nam), nhà báo Lê Quang Cảnh, cựu TBT báo Đại đoàn kết (Phó trưởng ban Phong trào của Hội). Ông Trịnh bảo: “Chúng mình chỉ muốn Kim Quốc Hoa thôi!...”

cuu tong bi thu le kha phieu dong vien toi nen ve bao nguoi cao tuoi 2

Chiều 23/2/2007, thư kí Lê Văn Dần gọi điện: “Sáng mai, đúng 9 giờ anh đến gặp cụ!” Tôi hỏi: “Có việc gì thế?”. Anh trả lời: “Không biết!” Đêm hôn ấy, tôi trằn trọc suy nghĩ hay vừa qua mình viết mấy bài điều tra “nặng kí” đụng chạm ai đó nên “cụ có ý kiến”, hoặc gợi ý mình viết về vấn đề gì đang quan tâm chăng?

cuu tong bi thu le kha phieu dong vien toi nen ve bao nguoi cao tuoi 5

Hôm sau đúng giờ tôi đến. Như thường lệ, anh Dần đón từ cổng gác, dẫn tôi lên tầng 2, dặn: “Đợi cụ!”. Trong giây lát, Cựu Tổng Bí thư buớc từ trong buồng ra, hỏi: “Thế nào, có bận không?”. “Dạ, bình thường ạ!” Ông mở nắp giỏ tích rót nước mời tôi. Đó là loại nước vối ông thường dùng, cũng là để tiếp khách. Bất chợt ông Nguyễn Tấn Trịnh cũng đến. Tôi chợt hiểu! Đây là hai vị cùng trong Trung ương khóa VII, Khóa VIII, khi đó ông Trịnh là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Đảng ủy khối này, về hưu Ban Bí thư đưa ông về Hội NCT. Thì ra, trước đó ông Trịnh đã nhờ Cựu Tổng Bí thư thuyết phục tôi. Sau vài câu hỏi xã giao, Cựu Tổng Bí thư vào đề, nói: “Hội NCT có vị thế chính trị, xã hội vì là tầng lớp cây cao bóng cả, đấng sinh thành của các thế hệ, tầng lớp có công trong các thời kì cách mạng và kháng chiến. Tờ báo của Hội phải xứng tầm với vị thế ấy. Song vừa qua báo này kém quá lại khủng hoảng nội bộ, kiện cáo kéo dài phải củng cố, cần có người làm báo giỏi và tâm huyết đảm nhiệm. Làm tốt tờ báo này không kém gì Đại đoàn kết đâu. Anh Trịnh gặp tôi, nhờ mình gặp Kim Quốc Hoa động viên cậu nên về báo Người cao tuổi, giúp Hội đẩy mạnh tuyên truyền trong tình hình mới…”.

Ít ngày qua, tôi đinh ninh việc từ chối về báo Người cao tuổi đã ổn nhưng không ngờ…, đến lúc này thì tôi không thể thoái thác. Ngày 28/2/2007, tôi được mời đến Trung ương Hội, công bố trao quyết định Quyền Tổng biên tập trước đông đủ cán bộ cơ quan và các thành viên báo Người cao tuổi.

cuu tong bi thu le kha phieu dong vien toi nen ve bao nguoi cao tuoi 4

Từ khi về báo Người cao tuổi, tôi luôn luôn nhớ lời động viên và ý kiến chỉ đạo của cựu Tổng Bí thư, càng có cơ hội gần gũi, nhiều lần làm việc với ông trong lĩnh vực báo chí. Những năm ấy, có mấy lần tôi phỏng vấn ông những vấn đề hệ trọng đăng báo, trong đó có bài đề cập vai trò của NCT, vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, hay vấn đề dân chủ trong Đảng. Trong khi các báo in “Nguyên Tổng Bí thư thì riêng báo Người cao tuổi không dùng từ “nguyên” mà đề “Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu…”. Một lần tôi mạnh dạn hỏi, ông nói: “Không sao, ghi thế cũng không sai!”. Từ đó, không bao giờ tôi cho dùng từ “nguyên” trên mặt báo để chỉ chức danh người không còn đương nhiệm. Khi ông có trong tay bản dự thảo nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về “Tam nông: Nông nghiệp-nông dân-nông thôn” ông cho gọi tôi đến nói cả tiếng đồng hồ về nội dung dự thảo nghị quyết và dặn phải quán triệt vào tờ báo, bảo vệ người nông dân trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi họ sẽ mất đất canh tác, phải giải quyết chính sách như thế nào? Khi cần viết bài cho một số sự kiện như chống lũ lụt, 50 năm Bộ đội Trường Sơn, hội thảo 100 năm đồng chí Lê Đức Thọ, một số vấn đề về công tác cán bộ của Đảng, v.v… ông cho thư kí gọi tôi nói ý định và bảo tôi về chấp bút. Một số bài chính luận tôi soạn thảo mang tên ông đã đăng trên báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, hay tạp chí. Do có mối quan hệ thân thiết, tôi có nhiều lần dẫn đoàn cán bộ Hội NCT Việt Nam, một số đoàn khách, cá nhân đến thăm, chúc mừng sinh nhật, xin ý kiến đều được ông đóp tiếp thân mật, ân tình. Có thể nói, cựu Tổng Bí thư Lê khả Phiêu đã động viên tôi dấn thân trong nghề báo.

Những lần tiếp xúc với ông Nguyễn Tấn Trịnh (Chủ tịch Hội khóa III), Anh hùng lao động Cù Thị Hậu (Chủ tịch Hội khóa IV) mà tôi có mặt, cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thường nêu ra những trăn trở, ủng hộ Hội Người cao tuổi Việt Nam về mô hình tổ chức, tính chất cách mạng và phương hướng hoạt động. Ông bảo: “Hội Người cao tuổi phải là nòng cốt và thành viên tiêu biểu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…”.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.
Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.
Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi

Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.
Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi

Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Lòng ngoại mênh mông tựa biển trời

Bà ngoại tôi dù đã đi về miền mây trắng từ nhiều năm trước, nhưng tấm lòng nhân hậu, vị tha của bà luôn là tấm gương sáng để con cháu chúng tôi noi theo.

Tin khác

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi

Lời khuyên và điều ước của ông nội tôi
Ông nội tôi tên Hồ Chí Trọng, người dân tộc Bru Vân Kiều mang họ Hồ ở bản miền núi Cửa Mẹc, xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại

Từ lời chỉ dạy, khuyên bảo của ông bà ngoại
Cứ đến ngày húy nhật ông bà ngoại, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại đến nhà cậu (em trai mẹ tôi nhưng là trưởng nam của ông bà) đông đủ cùng các cháu, chắt làm giỗ, thắp nén tâm hương tưởng nhớ bậc sinh thành. Khi công việc xong xuôi, mẹ tôi cùng các dì, các cậu lại ôn những kỉ niệm về ông bà.

Thúng khoai của bà

Thúng khoai của bà
Đang hưởng thú điền viên yên lành, ngày chăm sóc cây cảnh, tối nghe cải lương, đột nhiên bà đề nghị với ba mẹ:

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?

Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?
Bà nội tôi mất đã 50 năm, nhưng tôi vẫn nhớ tiếng gậy khua của bà. Nhiều lúc anh em tôi gọi điện cho nhau, rồi tự hỏi: “Đâu rồi tiếng gậy khua của bà?”

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm

Bà giữ lửa hồng trong căn bếp ấm
Hình ảnh bà nội ngồi bên bếp lửa hồng luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tôi đã quen với hình ảnh đó suốt cả tuổi thơ của mình và bây giờ nó trở thành một miền kí ức đặc biệt trong tôi.

Tấm lòng vị tha của ông tôi

Tấm lòng vị tha của ông tôi
Vào dịp Quốc khánh 2/9 năm ngoái, gia đình bác cả từ Hà Nội về quê thăm ông bà tôi bằng chiếc xe ô tô 7 chỗ đen bóng, rất đẹp. Vừa vào nhà, bác cả thưa với ông bà tôi: “Nhân dịp nghỉ lễ, con đưa vợ con và các cháu về thăm ông bà.

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông

Không thể nào quên những kỉ niệm về ông
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ông tôi cũng về bên đồng đội cho trọn tình vẹn nghĩa. Cách đây 13 năm về trước, trong đôi mắt của ông tôi lại lắng đọng những nỗi buồn. Ông thường thẫn thờ, đi ra đi vào mang những kỉ vật chiến trường ra hoài niệm.

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà

Bà ngoại giỏi việc nước, đảm việc nhà
Bà ngoại tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Trung du, trong một gia đình nông dân xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Gia đình đông anh em nên từ nhỏ hằng ngày bà đã phải đi chăn trâu cắt cỏ giúp các việc trong nhà; khi lớn lên bà tham gia sản xuất cùng với bà con.

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông

Cảm ơn cuộc đời cho tôi làm cháu nội của ông
Ông nội tôi tên là Trần Văn Ngần, sinh năm 1930, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội; trong làng vẫn quen gọi ông tôi là ông giáo Ngần.

Những kỉ niệm đẹp về ông nội

Những kỉ niệm đẹp về ông nội
“Yến ơi! Yến! Dậy đi bốn rưỡi rồi” - Tôi giật mình tỉnh dậy. Đó là tiếng gọi của ông nội tôi. Tôi lại nằm mơ về thời đi học cấp III được ông gọi dậy đi học hằng ngày.

Cây mít nội trồng

Cây mít nội trồng
Một ngày chớm vào mùa Hạ, tôi trở về quê nhà, thăm lại khu vườn ngày bé. Ngồi dưới bóng mát cây mít già, nghe tiếng ve râm ran thiết tha trong tàng lá, bỗng nghe lòng nhớ nội biết bao.

Bên ông một thời

Bên ông một thời
Tôi vẫn nhớ câu nói cửa miệng mà đám bạn chăn bò ngày nhỏ vẫn thường nói với tôi bằng giọng ghen tị rằng: “Con Xuyên sướng nhất xóm mình vì có người ông tuyệt vời”. Khi ấy, tôi tủm tỉm cười lấy làm hãnh diện lắm.

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng

Nội tôi - người vun đắp truyền thống gia đình cách mạng
Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, tôi có dịp về nguồn thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ và Nhà truyền thống xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tại đây, nổi bật là bảng vàng ghi danh các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Trong các chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại nhà truyền thống có di ảnh bà nội tôi - Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Vẹn.

Những bài học từ ông nội...

Những bài học từ ông nội...
Sinh thời, ông nội tôi là người rất nghiêm khắc và cũng rất hài hước. Vốn là một thầy giáo, mê văn chương, báo chí nên ông có rất nhiều truyện ngắn, kịch ngắn, thơ, tản văn, bài báo, nhất là những bài biên khảo được đăng ở nhiều tạp chí, nguyệt san, báo văn nghệ, báo Đảng từ Trung ương đến địa phương. Ông có nhiều đầu sách để lại cho con cháu, mà tôi thích đọc nhất là sách “Hò Nam Bộ”.

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi

Ông tôi - người lính, người anh hùng của lòng tôi
Ngày còn bé, cả ngày tôi lẽo đẽo theo ông. Nhà khó, bố mẹ đi làm xa, một tay ông nuôi tôi khôn lớn. Khung trời kỉ niệm tuổi thơ tôi ngập tràn hình bóng trìu mến của ông và những câu chuyện chiến trường ông kể.
Xem thêm
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.
Phiên bản di động