Tình yêu nhóm lại

Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Mơ ở cái tuổi 80, song dáng người vẫn trẻ trung, nhanh nhẹn. Khuôn mặt trái xoan, ít nếp nhăn, cùng làn da trắng trẻo khiến nhiều người đoán nhầm bà chỉ độ 60 tuổi.

Cả làng Trịnh vẻ vang bởi có một nghệ sĩ chèo nổi tiếng khắp cả nước. Tên bà nổi danh từ những năm kháng chiến chống Pháp. Khi ấy làng Trịnh còn thuộc vùng tề, xen kẽ giữa ta và địch. Bốt Vương chỉ cách 3 cây số nhưng đại bác câu từ bốt ra vượt mấy cánh đồng, bay từ làng Vương sang làng Trịnh, dân hú vía nhiều phen.

Ngày ấy, Mơ - bông hoa nhỏ của làng là một cô bé xinh xắn 10 tuổi. Say chèo đến nỗi cô trốn mẹ đi xem gánh hát chèo của cụ Nguyễn Đình Nghi đến quên ăn. Khi đội chèo của cụ Nghi lớn mạnh thành một đoàn, rồi ra Hà Nội lập nhà hát chèo nổi tiếng một thời. Bé Mơ theo các anh bộ đội làm anh nuôi. Khi đoàn chèo khu Tả Ngạn sông Hồng thành lập, Mơ có giọng hát hay nên được tuyển vào làm diễn viên. Cô trưởng thành từ vai diễn phụ rồi lên vai chính. Hoàng Mơ biểu diễn phục vụ bà con vùng tề được nhiều người mến mộ. Hoàng Mơ thuộc dàn diễn viên đầu tiên của đoàn chèo Tả Ngạn được phong nghệ sĩ. Người ta nhớ đến nghệ sĩ Hoàng Mơ với vai Thị Mầu lên chùa trong Quan âm Thị Kính, hay Trưng Trắc trong Trưng Nữ Vương, giọng hát của bà rung động nhiều trái tim. Ấy vậy, mà người nghệ sĩ này cho đến khi nghỉ hưu vẫn phòng không, đơn chiếc. Hi sinh cả đời mình cho nghệ thuật, đến khi về hưu Hoàng Mơ vẫn không lấy chồng. Thật hiếm có một người nghệ sĩ như vậy.

Minh họa Trần Nhương
Minh họa Trần Nhương

Thời con gái, Hoàng Mơ là người đẹp của làng, không phải không có người đến hỏi. Thực ra Đông - người con trai thầm yêu trộm nhớ ấy là người cùng quê, tham gia Vệ quốc đoàn, vẫn thường đánh tiếng. Nhưng Hoàng Mơ nói: “Đang thời bom rơi đạn nổ mỗi người một nơi, nên để khi nào kháng chiến kết thúc nghĩ đến cũng chưa muộn”. Nhưng rồi tin sét đánh bất ngờ đưa đến. Đông hi sinh trong một trận chiến đấu không cân sức ở đèo Giàng. Mối tình đầu của bà với Đông thật là đẹp. Mơ cất giữ tấm hình người yêu trong tim mãi cho đến khi chiến dịch bùng nổ. Trong một đêm biểu diễn phục vụ bộ đội chiến đấu, Mơ lại gặp Đình người cùng làng và cũng là em ruột của Đông, thuộc bộ đội tiểu đoàn đồng bằng chi viện cho bộ đội chủ lực để kìm chân không cho chúng chi viện lên Điện Biên Phủ. Thế là tình yêu đã nảy nở. Lúc ấy khi gặp Đình, Mơ còn gửi một tấm khăn thêu hứa hẹn nếu chiến dịch kết thúc cùng về quê hỏi gia đình, xây dựng với nhau. Nhưng cuộc hẹn lại nhỡ nhàng một lần nữa. Đơn vị của Đình thì cứ tiến về mặt trận. Còn Mơ thì theo đoàn văn công về hậu phương, mỗi người một ngả. Mơ lao vào con đường nghệ thuật, còn Đình được phong hàm Trung tá trong một trận đánh thắng địch ở đường 5, tiếp tục tham gia chiến dịch cho đến khi trận Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn. Tình yêu lúc ấy thật đơn giản. Lao vào chiến đấu với đồng đội khi nhớ, khi quên. Trường hợp của Mơ và Đình là vậy. Họ ngây thơ và mơ hồ cả về tình yêu và việc dẫn đến hôn nhân. Việc xây dựng vợ chồng là có sự sắp đặt chứ không như bây giờ. Thời ấy, anh bộ đội Đình được dân làng gán ghép với cô Lan, bố mẹ cho rằng cả hai bên đều là dòng họ vai vế ở làng nên lên đôi lên đũa. Đình bỏ lỡ mối tình với Mơ là do bố mẹ còn phong kiến, kiên quyết không cho lấy Mơ vì quan niệm “xướng ca vô loài”.

Sau khi biết Đình đã cưới vợ, Mơ chết lặng đành âm thầm lao vào vai diễn, quên đi mối tình thứ hai từ đấy. Cũng rất nhiều người tỏ tình nhưng cô đều không chấp nhận. Cứ thế, khi đến tuổi về hưu, bà chọn một căn nhà trong ngõ nhỏ khu phố Cầu Đất để ở với đứa cháu gái cho yên tĩnh tuổi già …

Mãi hôm vừa rồi có thằng cháu ở quê ra chơi, nói là quê sắp đón bằng công nhận Làng Văn hóa, bà Mơ có ý định về thăm quê, vừa là dối già, vừa dự lễ hội gặp bà con làng xóm, họ hàng.

* *

*

Chiếc xe taxi Mai Linh màu xanh lá cây đỗ xịch trước cổng chào có ghi dòng chữ “Làng văn hóa Trịnh”. Bước xuống xe là một bà dáng điệu lịch lãm. Người ấy là Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Mơ. Mấy chục năm xa quê, bây giờ trở về nhìn cái gì cũng lạ. Từ cây cầu bắc qua sông Chiềng Quang đến tháp nhà thờ Cát Tiên đều tân trang lại mới mẻ, chứ không mốc thếch như thời bà còn trẻ. Một tay bà ôm bó hoa và tay kia xách chiếc túi da đồi mồi, khoan thai bước vào sân khu nhà văn hóa thôn. Một người chạc tuổi 50, đeo phù hiệu hội nghị với bông hồng cài trước ngực, cổ thắt chiếc cà vạt màu mận chín ra đón tiếp, miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn:

- Cháu chào Nghệ sĩ Hoàng Mơ! Xin mời cô vào hội trường, mời cô ngồi lên hàng ghế đầu nhé!

- Cháu có phải là Bảng, con bố Đình không hả?

- Vâng! Đúng đấy cô ạ! Bố cháu vẫn nhắc đi, nhắc lại là nếu cô về dự hội nghị thì mời bằng được về nhà chơi. Bố cháu có câu chuyện muốn nói.

- Ừ nhất định cô sẽ rẽ về thăm bố cháu!

Sự hiện diện bất ngờ của Hoàng Mơ, khiến cả hội nghị đều đổ dồn vào bà. Cả hội trường trong và ngoài đều lao xao. Họ dự họp như để tò mò nhìn rõ mặt người nghệ sĩ của làng như thế nào, chứ đâu có để ý đến hội nghị. Khi tiếng loa truyền thanh truyền đi tin hội nghị thấy người ta giới thiệu Nghệ sĩ Hoàng Mơ lên hát tặng hội nghị một bài hát chèo. Bà hát xong rồi, cả hội trường vỗ tay như pháo, họ yêu cầu bà hát lại. Rồi bà hát bài thứ hai, người ta lại yêu cầu hát lại lần nữa cho tới bốn, sáu, tám lần… thành ra hội nghị dành đến quá nửa thời gian cho chương trình văn nghệ, mà chủ yếu là nghe giọng hát của Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Mơ.

Dự xong hội nghị, Hoàng Mơ đi thẳng về nhà ông Đình. Từ xa bà đã nhìn thấy ngôi biệt thự sơn màu xanh sẫm, trong một vườn cây trái bao quanh, trông như một khách sạn sinh thái của đại gia. Chiếc cổng vẫn rộng mở và một ông già mặc quân phục, ngực đầy huân chương đang đứng đợi.

- Chị Hoàng Mơ!

- Anh Đình! …

Hai người nhìn nhau nghẹn ngào, lặng đi một lúc không ai nói được nên lời.

- Mời chị vào nhà! Đi xa thế này có mệt không?

- Già rồi, làm sao mà cưỡng được cái mệt, hả anh!

- Chị ngồi để bảo cháu pha cốc bột sắn chị uống cho đỡ mệt!

Lúc này Hoàng Mơ mới nhìn vào chiếc tủ kính, bên trong treo đầy huân chương và những kỉ vật của ông Đình, xen kẽ bên những tấm huân chương là chiếc khăn thêu của bà tặng ông năm xưa.

Bỗng bà buột miệng:

- Anh vẫn giữ tấm khăn của em à?!

- Kỉ vật mà! Làm sao mà không giữ trọn cuộc đời…

Hoàng Mơ lảng sang chuyện khác:

- Thế từ nãy tới giờ không thấy chị ấy đâu?

Ông Đình nói trong thở dài:

- Mất rồi… làm gì còn mà thấy. Bà ấy đẻ thằng Bảng rồi băng huyết ra đi để một mình tôi gà trống nuôi con…

- Vậy à! Tuổi già ở mãi một mình thế này mà không sợ ốm đau sao?

- Đời lính quen rồi! Với lại, có đứa cháu con thằng bạn đến giúp ông cơm nước nên vẫn vui. À! Mà mải chuyện mời chị ở lại chơi với tôi vài hôm nhá!

- Không được! Tôi phải về ngay. Câu lạc bộ khu phố hẹn chương trình văn nghệ rồi…

Lúc ấy Bảng ở ngoài bước vào. Nó nói:

- Bác và bố cháu là bạn bè từ thuở còn trẻ, nay gặp nhau lúc về già mà bác chỉ dành cho bố cháu mấy tiếng thì làm sao nói hết câu chuyện…

- Để đến khi khác, bác về sẽ ở lại với bố con cháu vài ngày. Chỉ sợ không có cơm nuôi bác thôi!

Bà nói vậy chứ quả thực trong thâm tâm bà nhớ tới cái thuở gặp ông Đình ở mặt trận đường 5. Ngày ấy cách đây năm, sáu chục năm những kỉ niệm thời trẻ cứ ào về như đốm lửa nhóm lên từ lúc nào.

Truyện ngắn của Trần Lưu Loát

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà già nhà quê

Bà già nhà quê

Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt. Bà có thằng con ở thành phố, lên đó học, làm việc rồi lấy vợ, sinh con.
Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Chị em dâu

Chị em dâu

Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.
Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi

Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.

Tin khác

Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ
Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.
Xem thêm
Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Hội NCT huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...
Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.
Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Khai hội Du lịch biển Hà Tĩnh - Kỳ vọng về một mùa thắng lợi

Lễ hội khai trương Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 là chuỗi các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị, tài nguyên và sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách gần xa.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024

Lễ hội Chí Linh Sơn năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao,... đặc sắc.
Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đọan 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030

Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh thanh Hóa. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25km, có vị trí chiến lược quan trọng, thuận lợi về giao thông, nằm trên đường quốc lộ 1A là cửa ngõ phía bắc của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây được biết đ
Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại tứ kết U23 châu Á

Tối 23/4, đội tuyển U23 Việt Nam nhận thất bại với tỷ số 0-3 trước đối thủ U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.
Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Dàn elite và gần 4000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4000 vận động viên (VĐV) khác đã có một ngày cuối tuần chạy giữa thiên nhiên xanh mát, khoáng đạt tại Ecopark Marathon 2024.
Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Link xem trực tiếp, nhận định U23 Việt Nam - U23 Kuwait, 22h30 hôm nay

Trong trận ra quân tại VCK U23 châu Á 2024, U23 Việt Nam đụng độ đối thủ U23 Kuwait. Trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Kuwait sẽ diễn ra lúc 22h30 tối nay 17/4 (theo giờ Việt Nam), trên sân Al Janoub tại Al Wakrah (Qatar).
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động