Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Cuộc chiến tranh đã đi qua 45 năm, nhưng một cơ sở cách mạng trung kiên bám trụ giữa lòng TP Nha Trang với biết bao gian khổ, hi sinh nhưng vì một nỗi oan vu vơ mà đến bây giờ ông vẫn chưa được công nhận.

Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Ngay sau khi Nha Trang giải phóng, ông đã chịu bao cảnh oan khiên. Có phải ông đã phản bội cách mạng? Với trách nhiệm của người đảng viên cầm bút, chúng tôi xin bắt đầu cùng đồng đội đi tìm sự thật, hi vọng sẽ trả lại được tên cho ông!.

Kì III: Ngày chiến thắng - niềm vui mới, chẳng tày gang

Trong bản xác nhận quá trình hoạt động của cơ sở Trần Đình Mười, ông Võ Đình Thu cho biết: Tháng 7/1973, ông và một số anh em khác được địch đưa về Biên Hòa để trao trả tù binh theo Hiệp định Pari. Nhưng chờ mãi không thấy địch trao trả, ông bàn với Võ Thứ tìm cách vượt ngục. Để có tiền vượt ngục, Võ Đình Thu gửi thư cho Trần Đình Mười. Thư gửi theo kiểu cầu âu, chẳng lấy gì làm chắc chắn. Vậy mà gần tuần sau ông (Thu) nhận được thư trả lời của Trần Đình Mười với mấy câu ngắn gọn: “Chúc các em sức khỏe và thành công”, kèm theo 5.000 đồng. Như vậy các tù chính trị Võ Đình Thu và Võ Thứ xác định: Cơ sở Trần Đình Mười vẫn còn nguyên vẹn, vẫn tiếp tục hoạt động.

Đúng như vậy, sau ngày giải phóng miền Nam, Tô Trịnh Ứng trở lại Nha Trang, đến nhà số 29, Phước Hải, căn hầm bí mật năm nào vẫn chưa bị lộ. Khui hầm lên, bên trong tìm thấy một khẩu súng ngắn K54 của mình để lại từ Mậu Thân vẫn còn. Ngày 19/9/1975 ông giao cho Ty An ninh tỉnh Khánh Hòa cùng với 18 viên đạn đã sét rỉ. Điều này chứng minh cơ sở Trần Đình Mười, sau Tết Mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng miền Nam vẫn hoạt động bình thường chưa có dấu hiệu bị lộ.

4932 dsc05968 copy
Những tờ giấy xác nhận của đồng chí, đồng đội, cơ sở khẳng định: Trần Đình Mười không đầu hàng địch, không phản bội Tổ quốc!

Sau năm 1968, phong trào cách mạng ở Nha Trang có lắng xuống, nhưng cơ sở Trần Đình Mười vẫn nuôi dưỡng, che giấu và đưa đón cán bộ, bộ đội ra chiến khu vào đô thị. Các ông, bà như: Thiệu Đắc Sanh, Trần Thị Bửu, Dương Thanh Tương, Nguyễn Xuân Mai, Bùi Văn Diêu… vẫn lấy nhà ông Mười làm nơi qua lại. Giấy xác nhận đề ngày 25/2/2011, ông Dương Thanh Tương, lúc này là Ủy viên Ban thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Mậu Thân 1968, tôi (Tương) hoạt động ở Kon Tum, bị địch bắt, giam ở Nhà lao Kon Tum rồi đưa xuống Nhà lao Nha Trang. Sau 2 năm bị giam cầm, được thả ra, các đồng chí lãnh đạo Đảng trong nhà lao giới thiệu tôi đến nhà anh Trần Đình Mười (lúc này anh Mười đã được thả sau Mậu Thân) tại 29 đường Phước Hải. Trong thời gian ở đây, tôi được anh Mười và gia đình tận tình nuôi dưỡng nên sức khỏe được hồi phục. Anh Mười còn liên lạc với gia đình anh Đạt Hiếu là cơ sở của tôi (Tương) tại Buôn Hồ, Đắk Lắk; anh Hiếu liên lạc với Huyện ủy H4 (Krông Buk) chấp nhận đưa tôi (Tương) về Đắk Lắk vào ngày 25/2/1970, tiếp tục chiến đấu, công tác cho đến ngày nghỉ hưu”.

Ngày 2/4/1975, Nha Trang - Khánh Hòa giải phóng. Cơ sở cách mạng Trần Đình Mười, công khai tham gia vào bộ máy chính quyền cách mạng lâm thời. Ông được phân công làm Phó Chủ tịch UBND phường Tân Phước (Phước Tân, Phước Tiến). Tuy nhiên, niềm vui chưa tày gang thì nỗi buồn, nỗi thất vọng đã ập tràn. Năm 1976 - 1977, miền Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp, do ông có cây xăng nên bị quy là tư sản. Nhà nước thu hồi cả xe và cùng bồn xăng 5m3.

Năm 1978, Công an tỉnh Phú Khánh gọi ông lên làm Bản kiểm điểm quá trình hoạt động cách mạng. Ông đã trình bày thật đầy đủ, chi tiết và khẳng định mình không đầu hàng địch, không khai báo làm lộ bí mất nơi cán bộ, bộ đội, cơ sơ của ta ra vào hoạt động, nên không gây tổn thất cho cách mạng. Bản kiểm điểm đã báo cáo đầy đủ tình hình, âm mưu, thủ đoạn của địch đối với cách mạng trong thời gian ông bị bắt giam cũng như khi được thả tự do và cả thời kì hậu chiến…

Đáng buồn hơn là sau đó, Thành ủy, UBND TX Nha Trang thông báo ông phải nghỉ việc vì có bí số do địch để lại. Chính quyền điều ông lên vùng kinh tế mới. Là cơ sở cách mạng, ông phải chấp hành. Nỗi buồn đang tê tái thì cuối năm 1979, vợ và con gái ông quyết định ra nước ngoài sinh sống. Trần Đình Mười bế tắc, không còn lối thoát, đành theo vợ và con gái sang Đài Loan, Canađa rồi đến Mỹ, để lại phía sau nỗi nhớ nhung cách mạng, đồng chí, đồng đội, đồng bào và những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến.

Ngày 31/5/1979, trước khi ra đi, Trần Đình Mười đã gửi Thành ủy và UBND TP Nha Trang một bức thư tâm huyết. Bức thư có những đoạn rất xúc động: “Trong quá trình tham gia cách mạng, tôi may mắn được gần gũi anh em, nhất là các đồng chí lãnh đạo như anh Trọng, anh Nhiên, anh Qùy, anh Thắng… Rồi những đồng chí công tác, chiến đấu trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 với tôi. Những việc làm của tôi, các anh em đã rõ nên tôi không cần báo cáo nhiều. Lúc gặp các đồng chí ở núi rừng, khi trao đổi với anh em trong thành phố, dưới hầm bí mật, tôi được trang bị kiến thức cách mạng, tăng thêm lòng yêu nước, tình thương yêu đồng chí, đồng đội, đồng bào và lòng căm thù địch. Tất cả những thứ đó tiếp thêm cho tôi sức mạnh để vượt qua đến ngày toàn thắng… Tôi không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh; một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng, theo Bác Hồ; trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; không đầu hàng, phản bội; không khai báo cán bộ, cơ sở cách mạng của ta với địch”.

Nhiều và rất nhiều cán bộ lãnh đạo, những cơ sở và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, biệt động thành hiện còn sống đang ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc hay đã qua đời ở Nha Trang, Khánh Hòa, như đồng chí Lưu Văn Trọng, Đặng Nhiên, Huỳnh Tưởng (Tám Hà), Dương Tấn Đạt, Huỳnh Chiêu, Bùi Chạn, Võ Đình Thu; Tô Trịnh Ứng, Võ Quyết Thắng, Huỳnh Văn Khoa, Lê Thị Ngọc Mai… Một số anh, chị khác đang ở Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên như Dương Thanh Tương, Lê Xứng, Bùi Văn Diêu, Bùi Thị Tưởng, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Bửu, bị địch đưa về Nha Trang, sau khi ra tù, được cán bộ tù chính trị của Nha Trang, Khánh Hòa giới thiệu đã về cơ sở Trần Đình Mười để được ông và gia đình bao bọc, che giấu, nuôi dưỡng rồi lại trở về cơ quan, đơn vị, chiến khu tiếp tục hoạt động công tác, chiến đấu đến ngày quê hương giải phóng. Nhiều người đã để lại những lời xác nhận công lao đóng góp của ông Trần Đình Mười trong quá trình làm cơ sở cho cách mạng trong lòng thành phố giữa vòng vây quân thù suốt một cuộc chiến tranh. Theo họ, đó là sự hi sinh có thể xem là… vô giá!

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...
Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).
Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...
Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tin khác

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!

Mừng Xuân, vững tin vào Đảng quang vinh!
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị lịch sử trọng đại, mở ra bước ngoặt căn bản trong sự nghiệp phát triển của dân tộc ta.

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt

Đạo hiếu - Nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt
Tết đến Xuân về, bất kể là ai, hễ cứ đến ngày Tết là lòng khôn nguôi nhớ quê, tràn ngập kí ức về quê, mong được cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, gửi tấm lòng qua khói hương thơm ngát.

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập

Bác Hồ về nước chuẩn bị cho việc giành độc lập
Ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Tân Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ngay khi về nước, Người đã lãnh đạo Đảng ta chuẩn bị lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng để giành độc lập cho dân tộc.

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu

Chuyện về thương hiệu và gia tăng giá trị thương hiệu
Một vùng đất bán sơn địa, phù sa màu mỡ, khí hậu thích hợp, cùng với bàn tay và ý chí của những người nông dân, củ hành, củ tỏi đã vươn xa, trở thành niềm tự hào của Kinh Môn, của cả xứ Đông - Hải Dương. Với nghề nông truyền thống, bà con nơi đây từng bước khá giả lên nhờ tính chuyên cần để có những vụ mùa bội thu, giá cao nhờ chất lượng được chăm chút từng khâu vun trồng…

Văn hóa liêm chính xưa và nay

Văn hóa liêm chính xưa và nay
Văn hóa liêm chính là một bộ phận của văn hóa công vụ, là đặc trưng quan trọng của văn hóa chính trị.

Nông nghiệp sinh ra... Tết

Nông nghiệp sinh ra... Tết
Do nhu cầu canh tác nông nghiệp, người Việt cổ đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kì canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán. Sau này, được biết đến là Tết Nguyên đán, tức là Tết của người Việt…
Xem thêm
Phiên bản di động