Những “đại kị” khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai uống cũng tốt. Đặc biệt có những kiêng kị khi uống sữa đậu nành bạn nên biết để tránh “rước họa vào thân”.

Uống quá nhiều sữa đậu nành

Sữa đậu nành khá nhiều thành phần khoáng chất, nhưng nếu bạn uống quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là sữa đậu nành chứa nhiều chất béo dễ gây béo phì thừa cân cho bạn. Ngoài ra, khi bạn uống nhiều sữa đậu nành sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều, dễ gây sỏi thận, tiêu chảy không lợi cho sức khỏe. Theo các chuyên gia thì mỗi ngày bạn chỉ nên uống một cốc sữa đậu nành là đủ tốt cho sức khỏe.

Uống sữa đậu nành với trứng

Một trong những sai lầm khi uống sữa đậu nành đó là bạn kết hợp giữa sữa đậu nành và trứng. Trong sữa nành chứa nhiều canxi nhưng trứng cũng chứa nhiều canxi và thành phần oxalic khi kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ dễ gây kết tủa, làm canxi bị vón cục gây bệnh sỏi thận cho bạn.

Uống sữa đậu nành khi đói

Một trong những sai lầm khi bạn uống sữa đậu nành chính là uống sữa khi bạn đang đói bụng. Nguyên nhân là khi dạ dày của bạn trống rỗng dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, nếu bạn uống sữa đậu nành có đường sẽ khiến cho dịch vị tiết ra nhiều hơn khiến cho bạn cảm thấy đói nhiều hơn.

Uống sữa đậu nành với hải sản

Trong thành phần sữa đậu nành chứa nhiều canxi, hải sản cũng chứa nhiều canxi, tốt cho xương khớp của con người. Nhưng nếu bạn kết hợp giữa sữa đậu nành và hải sản thì sẽ gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thu canxi vào cơ thể dễ gây sỏi thận.

Ngoài ra, khi bạn ăn hải sản với đậu nành còn dễ gây thừa cân béo phì. Đồng thời, dễ gây bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch không tốt cho sức khỏe.

Những “đại kị” khi uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi kĩ

Trong sữa đậu nành sống có chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất khác không có lợi cho sức khỏe. Do đó, nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành

Trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic… khi kết hợp các chất protein, can-xi sẽ tạo thành các hợp chất biến tính, làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu của hệ tiêu hóa.

Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành

Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để bảo đảm không có phản ứng hóa học xảy ra.

Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Để giữ ấm sữa, một số người có thói quen lưu trữ trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 - 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Do đó, các mẹ không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.

Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt

Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.

Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá

Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.

Những người nên hạn chế uống sữa đậu nành

Người có dạ dày, đường ruột không tốt

Bởi vì tính chất của sữa đậu nành hơi lạnh nên gây tiêu hóa không tốt. Người có chức năng thận không tốt và hay ợ khí thì nên uống ít sữa đậu nành.

Người bị gout

Gout là do chất purine chuyển hóa trở ngại nên dẫn đến bệnh tật, trong sữa đậu nành lại chứa purine, purine là do đậu tương nghiền nát chế biến thành, vì vậy người bị Gout nên uống ít sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa đậu nành.

Người đang uống kháng sinh

Sữa đậu nành nhất định không thể uống cùng với thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Thời gian cách li giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên.

Người bị ung thư vú

Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

Những người có tiền sử bệnh lí ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Người bị loét dạ dày và viêm thận

Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác. Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Người bị sỏi thận

Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

Phụ nữ có thai

Trong thời kì mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Người thiếu kẽm

Trong sữa đậu nành có chất ức chế, đó là saponin hormone và lectin, những chất này đều là chất không tốt cho cơ thể. Cách tốt nhất để đối phó với những chất này là đun nóng nấu sôi sữa đậu nành lên, những người uống sữa đậu nành trong thời gian dài cần nhớ bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.

Người bệnh đang hồi phục sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh

Phẫu thuật hoặc người bị bệnh xong đều là nhóm người có sức đề kháng cơ thể rất yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt, vì vậy trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành tính hàn lạnh, như vậy dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác.

Xuân Miễn (t/h)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những lợi ích của bấm huyệt

Những lợi ích của bấm huyệt

Bấm huyệt là một kĩ thuật trị liệu bổ sung bao gồm việc tạo áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể, được gọi là kinh tuyến, là những điểm giống nhau mà châm cứu được thực hiện và được chỉ định để hỗ trợ điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như đau đầu, đau bụng kinh, buồn nôn hoặc thậm chí làm giảm bớt cơn đau chuyển dạ...
9 lầm tưởng về chế độ ăn kiêng cho bệnh đái tháo đường

9 lầm tưởng về chế độ ăn kiêng cho bệnh đái tháo đường

Quản lí bệnh đái tháo đường và giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định không khó khi chú ý đến chế độ ăn. Bệnh nhân đái tháo đường thường không tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống vì nhiều lí do…
TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu gấp, thường đi kèm với tăng số lần tiểu ngày và/hoặc tiểu đêm, có tiểu són hoặc không có tiểu són...

Tin khác

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.

Các mức độ men gan tăng cao cần biết

Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột qụy

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột qụy
Nghiên cứu cho rằng, khoảng thời gian trong vòng 6 tháng sau đột qụy là thời điểm mà quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất. Vì vậy, áp dụng những bài tập thể dục tại nhà là một trong những cách tốt nhất để người bệnh sau đột qụy phục hồi về thể chất và tinh thần...

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp
Mới đây, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Quá nhiều niacin có thể gây hại cho tim

Quá nhiều niacin có thể gây hại cho tim
Hàm lượng niacin (hay vitamin B3) cao, có thể gây viêm và làm hỏng mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim…

Điều gì đã khiến Thọ Xuân Đường giữ được truyền thống cứu người 370 năm

Điều gì đã khiến Thọ Xuân Đường giữ được truyền thống cứu người 370 năm
Trong dòng chảy của truyền thống “giữ lửa nghề y” phải nói đến Nhà thuốc Thọ Xuân Đường ở Hà Nội với 17 đời liên tục làm nghề chữa bệnh cứu người, đến nay đã gần 4 thế kỉ.

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc xin
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo

Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm của Công ty La Vo
Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh vừa công khai danh sách các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế, đấu thầu từ ngày 1-15/3.

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Dược phẩm THL bị xử phạt

Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc  và Dược phẩm THL bị xử phạt
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển dược phẩm THL.

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư
Theo y học cổ truyền, hội chứng thận hư thuộc phạm vi của chứng thủy thũng. Một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị hội chứng này...

Cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua

Cách phòng ngừa cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng xuất hiện và biến mất nhanh chóng, có thể sẽ khiến người bệnh chủ quan, không đi khám. Nhưng có đến 1/3 số người đã bị đột qụy trong vòng một năm sau khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua...

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm

Cảnh báo tình trạng gia tăng NCT mắc chứng bệnh về hô hấp do thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm kéo dài tại miền Bắc những ngày qua, khiến độ ẩm trong không khí cao, là nguyên nhân gia tăng các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt với NCT và trẻ em.

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam

Điều ít biết tại Trung tâm Mô phỏng Y khoa hàng đầu Việt Nam
Ngoài những trang bị hiện đại bậc nhất, Trung Tâm Mô Phỏng Y khoa Trường Đại Học VinUni là nơi học viên được đối mặt với mọi tình huống không khác gì bệnh viện thật, từ những ca cấp cứu giành giật sự sống tới những tình huống phải đối mặt với người nhà bệnh nhân để báo tin xấu. Từng thao tác, lời nói, ánh mắt… sẽ được phân tích, sửa từ “đầu” giúp mang lại kỹ năng, kiến thức và cả sự thấu cảm của người làm ngành y.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên đi bộ thế nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lí hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD...

Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến

Ác mộng của phái mạnh - Ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Nhiều bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và chỉ giới hạn trong tuyến tiền liệt, nơi chúng có thể không gây hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong khi một số loại ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và có thể cần điều trị tối thiểu hoặc thậm chí không cần điều trị, thì các loại khác lại phát triển mạnh và có thể lây lan nhanh chóng…
Xem thêm
TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

TP. Hồ Chí Minh: Tước giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa Hà Đô

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã công bố quyết định xử phạt Công ty TNHH Trung tâm y tế Hà Đô (địa chỉ: 35B - 35C đường 3/2, phường 11, quận 10) vì loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh.
Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024” với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc cúm A (H5N1) tử vong ghi nhận tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là trường hợp mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận ca bệnh trên người tại Việt Nam.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Phương pháp châm cứu chữa bệnh hiệu quả của Lương y Lê Đức Vọng

Ngoài chữa bệnh theo các bài thuốc đông y gia truyền, lương y đa khoa Lê Đức Vọng (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đức Tùng) ở thôn Đức Quang, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên còn chữa các bệnh liệt thần kinh 7 ngoại biên, thoái hóa khớp, bệnh đĩa
Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động

Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.
Phiên bản di động