Động thái quyết liệt của Bắc Kinh trước nguy cơ “tận thế” vì ô nhiễm

Nhà nghiên cứu Julian Schwabe (Đại học Marburg Đức) là chuyên gia nghiên cứu về phát triển bền vững ở Trung Quốc, trên các lĩnh vực chuyển đổi, tái tạo năng lượng, giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Báo Người cao tuổi giới thiệu bài lược dịch của Julian Schwabe…

Bầu trời xám xịt. Người dân đeo mặt nạ phòng độc ra đường. Những bức tượng trong khuôn viên trường được sinh viên nào đó lặng lẽ đeo khẩu trang. “Bầu khí quyển tại Bắc Kinh, thủ đô của quốc gia đông dân nhất thế giới, vào năm 2013 được các chuyên gia ví von “không khác gì tận thế”.

Tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ Trung Quốc buộc phải thừa nhận một thực tế mà họ luôn chối bỏ: Ô nhiễm đã ở mức báo động đỏ. Khi tình trạng vượt ngoài tầm kiểm soát, chính quyền buộc phải nhượng bộ. Từ đó, các con số, dữ liệu về ô nhiễm được đề cập thường xuyên hơn với mức độ minh bạch chưa từng thấy. Tình hình ô nhiễm hàng giờ của 74 thành phố trên cả nước, gần một nửa trong số đó đang có chất lượng tồi tệ. Mạng lưới theo dõi mức độ bụi mịn PM 2.5 (có đường kính 2,5 micromet trở xuống) nhanh chóng được xây dựng trên toàn quốc và dữ liệu công khai tới toàn thể người dân.

Một mình Bắc Kinh không đủ

Trong quá khứ, các thông tin về tình trạng môi trường, tình hình kinh tế khu vực hầu như chỉ nằm trong phạm vi tiếp cận của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, khi chất lượng không khí, lượng khí thải tồn tại trở thành mối quan tâm của mọi người, tiếng nói của người dân cũng dần có trọng lượng hơn. Minh bạch thông tin ô nhiễm gây sức ép lên chính quyền địa phương, buộc họ phải thực hiện nhiệm vụ quyết liệt hơn.

Có thời điểm ở Bắc Kinh trước đây chỉ số không khí đạt mức 213, mức ô nhiễm nặng       Ảnh Simon Song
Có thời điểm ở Bắc Kinh trước đây chỉ số không khí đạt mức 213, mức ô nhiễm nặng Ảnh Simon Song

Tháng 3/2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường chính thức “tuyên chiến” với tình trạng ô nhiễm không khí và gọi đó là yếu tố “kìm hãm sự tăng trưởng của quốc gia”. Một báo cáo vào năm 2014 kết luận ô nhiễm khói bụi là nguyên nhân gây ra cái chết của 350 - 500 nghìn người dân nước này.

Hàng trăm biện pháp đã được tiến hành từ năm 2013: Tiết kiệm, sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, kiểm soát khí thải xe cộ, nguồn xả thải công nghiệp, lượng bụi từ đất, chuyển đổi công nghệ theo hướng sạch... Các chiến lược đi kèm nỗ lực của Trung Quốc dần đem lại kết quả tích cực. Trong 5 năm từ 2013 đến 2017, hàm lượng PM 2.5 đã giảm 35%, theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Tuy nhiên, một mình Bắc Kinh không thể đơn phương độc mã trong “cuộc chiến” nếu thực sự muốn bầu không khí trong lành quay trở lại. Nguyên nhân cốt lõi: Chất lượng không khí của thủ đô còn phụ thuộc vào tình trạng của những vùng lân cận.

Về mặt địa lí, Bắc Kinh bao quanh bởi tỉnh Hà Bắc, khu vực có số lượng lớn các nhà máy sản xuất thép. Có đến 7/10 thành phố thuộc diện ô nhiễm nhất Trung Quốc “đóng đô” tại tỉnh này.

Giới chuyên gia có cùng chung nhận định: Sẽ chỉ là công cốc nếu Bắc Kinh đơn độc thực hiện công việc giảm tải. Nếu các khu vực xung quanh không chung tay, Bắc Kinh sẽ không bao giờ có được chất lượng không khí như mong muốn. Chính quyền trung ương đã thay đổi chỉ tiêu phát triển, yêu cầu chính quyền địa phương phải bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường thay vì chỉ chăm chăm phát triển kinh tế.

“Tôi không muốn chết trong sương khói này”

Theo số liệu chính thức năm 2013, có đến 9.000 bệnh nhân nhỏ tuổi đến khám tại bệnh viện mỗi ngày, với 1/3 trong số đó mắc các bệnh về đường hô hấp.

Năm 2012, một cuộc thi sáng tác âm nhạc tại Thượng Hải diễn ra về chủ đề bụi mịn PM 2.5. “Ai đang tìm kiếm điều gì đó trong sương mù”, “Ai đang khóc trong màn sương kia”, “Ai đang sống giữa lớp sương này”, “Tôi sống trong sương khói này”, “Tôi không muốn chết trong sương khói này” - ca từ trong video âm nhạc có tên gọi “Bắc Kinh - phiên bản sương mù mịt” nhanh chóng trở thành hiệu ứng lan truyền trên mạng. Các câu hỏi liên tiếp như xoáy sâu vào mối lo của mọi người về lí do nào đã đẩy nhiều nơi tại Trung Quốc bỗng chốc bị gắn mác “một trong các thành phố ô nhiễm nhất thế giới”.

Việc Trung Quốc là “công xưởng của thế giới” cũng là yếu tố quan trọng. 70% sắt và thép và gần một nửa lượng xi măng toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc không thể sạch như phương Tây, truyền thông nước này kết luận.

Nền kinh tế trỗi dậy mạnh mẽ biến Trung Quốc trở thành cường quốc hùng mạnh chỉ đứng sau Mỹ. Tuy nhiên, cái giá để đánh đổi lấy “phép màu kinh tế” này không hề rẻ.

 Đ.K (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7

Các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị…
Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến

Nga và Ukraine đang thích nghi cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến

Quân đội hai nước tiếp tục phát triển các chiến lược của mình để thích nghi với những diễn biến mới trên chiến trường cùng với môi trường chính trị - xã hội toàn cầu luôn thay đổi…
Cuộc trưng cầu ý dân cho nhiệm kì mới

Cuộc trưng cầu ý dân cho nhiệm kì mới

Với tiến trình gồm 7 giai đoạn từ ngày 19/4 đến ngày 1/6 và có trên 970 triệu cử tri trong nước, cuộc tổng tuyển cử tại Ấn Độ được đánh giá là một trong những sự kiện chính trị quy mô nhất và kéo dài nhất thế giới…
Cam kết của Mỹ với Ukraine ngày càng “mờ mịt”

Cam kết của Mỹ với Ukraine ngày càng “mờ mịt”

Tổng thống Biden có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc thành lập một liên minh ít lấy Mỹ làm trung tâm hơn để hỗ trợ Ukraine…
Câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Israel và Iran

Câu hỏi về vũ khí hạt nhân của Israel và Iran

Câu hỏi về vũ khí hạt nhân đã đè nặng lên cuộc chiến ngấm ngầm kéo dài giữa Israel và Iran. Israel được cho là 1 trong 9 quốc gia hạt nhân trên thế giới dù chưa bao giờ thừa nhận, trong khi Iran bị phương Tây nghi ngờ tìm cách trở thành quốc gia hạt nhân thứ 10...

Tin khác

Căng thẳng Iran - Israel: Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"

Căng thẳng Iran - Israel: Chuyển từ đối đầu "bí mật" sang "công khai"
Đây là lần đầu tiên Iran thực hiện cuộc tấn công trực tiếp vào Israel, cho thấy sự thay đổi quy tắc đối đầu, đồng thời thể hiện năng lực tên lửa đạn đạo của Tehran cũng như khả năng phòng thủ của Tel Aviv…

Nửa nhiệm kì sóng gió

Nửa nhiệm kì sóng gió
Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4, tiếp tục duy trì vị thế chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp nước này.

Australia: Công bố kế hoạch cải tổ kinh tế, đầu tư vào năng lượng xanh

Australia: Công bố kế hoạch cải tổ kinh tế, đầu tư vào năng lượng xanh
Ngày 11/4, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã có bài phát biểu trước Câu lạc bộ Truyền thông Queensland để công bố kế hoạch cải tổ nền kinh tế và đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng xanh…

LHQ kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn các mục tiêu phát triển bền vững

LHQ kêu gọi đầu tư hàng nghìn tỉ USD để cứu vãn các mục tiêu phát triển bền vững
Một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố ngày 9/4 nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về hỗ trợ tài chính nhằm bảo vệ các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đang có dấu hiệu bị chững lại trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng…

Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược?

Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược?
Theo bình luận của tờ Jerusalem Post ngày 8/4, “kinh ngạc” là từ duy nhất thích hợp cho quyết định rút quân khỏi Khan Yunis ở phía Nam Gaza của Israel hôm 7/4…

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas: Ngày càng trở nên trầm trọng

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas: Ngày càng trở nên trầm trọng
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã chạm mốc 6 tháng mà chưa nhìn thấy điểm dừng, bất chấp cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trở nên trầm trọng…

Bẫy “chiến tranh bóng tối” của Israel

Bẫy “chiến tranh bóng tối” của Israel
Vốn là một bậc thầy về chiến tranh bất đối xứng, người Iran có sẵn một loạt công cụ để đáp trả hành động gây hấn mà không gây ra một cuộc chiến tổng lực với Tel Aviv và Mỹ…

Mối hiểm họa ẩn mình

Mối hiểm họa ẩn mình
Sau hơn 4 thập niên chứng kiến xung đột và chiến tranh, Afghanistan hiện là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất, cũng là quốc gia chịu nhiều thương vong do bom mìn gây ra nhất thế giới, mặc dù kể từ năm 1989, hơn 18 triệu quả bom mìn tại nước này đã được rà phá, giải phóng hơn 3.000km2 đất. Thống kê để thấy hiểm họa do bom mìn sót lại sau chiến tranh vẫn hằng ngày rình rập cuộc sống của nhiều người dân…

Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực sau vụ tấn công đại sứ quán Iran

Trung Đông bên bờ vực chiến tranh khu vực sau vụ tấn công đại sứ quán Iran
Cuộc tấn công vào khu phức hợp đại sứ quán Iran ở thủ đô Damascus của Syria ngày 1/4 có thể là sự leo thang nguy hiểm nhất bên ngoài Gaza kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Hamas - Israel gần sáu tháng trước…

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richter.

Những thách thức đang chờ ông El- Sisi

Những thách thức đang chờ ông El- Sisi
Ngày 2/4, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi nhậm chức nhiệm kì ba, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước có vai trò địa chính trị quan trọng ở Trung Đông-Bắc Phi đến giữa năm 2030…

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang “nóng” lên

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang “nóng” lên
Theo Elizabeth Buchanan, chuyên gia tại Viện Chiến tranh Hiện đại thuộc Học viện Quân sự West Point, thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, sau nhiều thập kỉ yên bình, tình hình ở Nam Cực đang dần “nóng” lên.

Nâng tầm chiến lược hướng Đông

Nâng tầm chiến lược hướng Đông
10 năm Ấn Độ triển khai Chính sách hành động hướng Đông (2014-2024), chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar tới 3 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Singapore, Philippines và Malaysia từ ngày 23-27/3 tái khẳng định mối quan tâm của New Delhi đối với khu vực, đồng thời tiếp tục nâng quan hệ của Ấn Độ với mỗi đối tác ở Đông Nam Á nói riêng và với ASEAN nói chung lên tầm cao mới…

Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên tập trung tấn công các mục tiêu chiến lược

Xung đột Nga - Ukraine: Hai bên tập trung tấn công các mục tiêu chiến lược
Không có thay đổi chiến lược nào làm nghiêng cán cân cục diện chiến trường ở Ukraine trong tuần qua. Cuộc chiến tiêu hao vẫn đang định hình xung đột Nga - Ukraine…

Đưa vào khuôn khổ

Đưa vào khuôn khổ
Việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) lần đầu tiên thông qua nghị quyết mang tính bước ngoặt về thúc đẩy các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" được đánh giá là bước đi mang tính lịch sử…
Xem thêm
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Ngày 7/3, hãng thông tấn AP của Mỹ đưa tin, lực lượng Houthi ở Yemen tấn công tên lửa vào tàu chở hàng True Confidence ở Vịnh Aden vào ngày 6/3. Trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, trong đó 1 người thiệt mạng.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động