Đồng chí Đỗ Mười - Nhà Lãnh đạo tài năng

Trên 80 năm hoạt động và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu bài viết “Đồng chí Đỗ Mười - Nhà Lãnh đạo tài năng, Tổng Bí thư kiên định, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới” của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ:

Đồng chí Đỗ Mười - Nhà Lãnh đạo tài năng
Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm cảng Quy Nhơn (Bình Định) ngày 7/2/1996. Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN

Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, suốt đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Đỗ Mười tham gia hoạt động trong Cao trào cách mạng Dân chủ, năm 1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và bị giam tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, đồng chí vượt ngục thành công, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông và được cử giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đồng chí giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam; Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính tỉnh Nam Định; Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Khu ủy viên Khu ủy Khu III, phụ trách 2 tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình; Phó Bí thư Liên Khu ủy III kiêm Phó Chủ tịch ủy Ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu III, Chính ủy Tư lệnh Liên khu III; Bí thư Khu Tả ngạn Sông Hồng, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính và Chính ủy Quân khu Tả ngạn Sông Hồng. Đây là những địa bàn chiến lược trọng yếu, dưới sự chỉ huy của đồng chí Đỗ Mười, quân và dân Quân khu Tả ngạn đã làm thất bại nhiều chiến dịch quân sự của địch, trong đó có trận tập kích vào sân bay Cát Bi, Hải Phòng, đốt cháy hàng chục máy bay địch, góp phần vào thắng lợi của dân tộc.

Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí Đỗ Mười được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, đứng đầu nhiều cơ quan Bộ, Ngành và Chính phủ. Trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong hơn 20 năm (1965-1986), đồng chí được giao phụ trách nhiều công việc quan trọng: Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; giải tỏa thủy lôi Cảng Hải Phòng; Trưởng Ban chi viện cho miền Nam; trên các công trường trọng điểm của Nhà nước... nơi nào đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời là đồng chí có mặt.

Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, cả nước thống nhất, cùng với niềm vui khải hoàn dân tộc, là những khó khăn bộn bề sau cuộc chiến. Tiếp đó là hệ quả nặng nề của cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền (tháng 10/1985); những bất cập trong quản lý kinh tế - xã hội, trong chính sách đối ngoại… tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phải sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ của nước ngoài bù đắp một phần cho tiêu dùng.

Là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, nhưng lương thực không đủ ăn, lạm phát trầm trọng, đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Những hạn chế trong cơ chế quản lý kinh tế đã kìm hãm tính năng động, sáng tạo của người dân, cơ sở sản xuất. Nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa; số lượng lớn công nhân thất nghiệp.

Hiệu lực quản lý Nhà nước sút kém. Những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và dòng người di tản ra nước ngoài tiếp tục gia tăng, gây nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, làm xáo động nhân tâm và là cái cớ để các thế lực phản động chống Việt Nam dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”.

Tình hình đất nước đặt ra cho những người cộng sản Việt Nam phải giải quyết thách thức của lịch sử: “Đổi mới hay là chết”. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ tháng 9 năm 1988 đến tháng 6 năm 1991), đồng chí Đỗ Mười đã cùng tập thể Bộ Chính trị, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh xây dựng đường lối đổi mới, đưa ra những quyết sách mang tính bước ngặt: Chống lạm phát; Xóa bỏ bao cấp về kinh doanh lương thực, xuất khẩu, chính sách thuế, thay đổi giá và tỷ lệ giá hối đoái, tính lại tiền lương, quy định lãi suất ngân hàng...

Thực hiện chủ trương của Đảng, đồng chí Đỗ Mười lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiệm vụ chống lạm phát, tăng cường sản xuất và khai thác mọi nguồn hàng phục vụ tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đổi mới cơ chế kế hoạch hóa, tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, đi dần vào hạch toán kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường; điều hòa cung cầu ở tầm vĩ mô.

Đồng chí Đỗ Mười - Nhà Lãnh đạo tài năng
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm Quảng Trị (1/5/1990). Ảnh: Minh Đạo/TTXVN

Để chống lạm phát, có nhiều ý kiến đưa ra để Chính phủ xem xét, áp dụng. Theo Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) tính toán, phải có ba tỷ đôla mới giải quyết được lạm phát. Ba tỷ đôla lúc bấy giờ chúng ta lấy đâu ra? Đồng chí Đỗ Mười chỉ đạo: Chỉ có biện pháp duy nhất là phát huy nội lực, dựa vào dân, động viên nhân dân bằng lợi ích, để tạo ra những tiềm năng mới, đó cũng là tư tưởng của Bác Hồ: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong".

Hội đồng Bộ trưởng đi đến thống nhất mấy vấn đề cần phải tập trung giải quyết và báo cáo Bộ Chính trị: Trước hết, là đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tiết kiệm và dồn trọng tâm chỉ đạo phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế khoán hộ. Kết quả làm cho sản xuất bung ra, giải quyết được căn bản vấn đề lương thực.

Hai là, khai thác mọi nguồn hàng trong nước và ngoài nước. Một giải pháp tình thế lúc bấy giờ là, ai ra nước ngoài thì khuyến khích mang hàng về. Nhà nước không đánh thuế. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng về rất nhiều, phần nào đáp ứng được yêu cầu bức thiết trong sinh hoạt của nhân dân. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, để giải quyết tận gốc nạn khan hiếm hàng hóa tiêu dùng, phải tăng cường vận động nhân dân sản xuất, Nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất.

Ba là, để thu hút tiền ở trong dân, Chính phủ chủ trương nâng lãi suất tiết kiệm từ 3% lên 9%, ngang với mức giá của hàng hóa; ai gửi ba tháng thì thêm 3% nữa là 12%. Lúc đầu đồng chí cho làm thí điểm ở Hải Phòng, sau đó nhân rộng ra cả nước. Do có chính sách khuyến khích tiền gửi, nhân dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, tạo ra nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quy định nghiêm ngặt Ngân hàng chỉ được nhận tiền mặt và cho vay, tài chính chỉ thu mà chi, không in thêm tiền. Sau một thời gian, các chính sách kinh tế và tiền tệ của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là giảm lạm phát, từ chỗ lạm phát ba con số: 774% năm 1986, giảm xuống còn hai con số: 34% năm 1989; đến năm 1992 chỉ còn 14%.

Cùng với chống lạm phát, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đề nghị Bộ Chính trị và Trung ương đồng ý chủ trương xóa bỏ bao cấp, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, đưa hai giá về một giá... Đó là những vấn đề quan trọng, là cơ sở thực tiễn để Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) và Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (1991-2000).

Cương lĩnh của Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” và “làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”. Đó là những quan điểm, đường lối đúng đắn, thể hiện trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó sự đóng góp hết sức quan trọng của đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí đưa ra chủ trương phát triển mạnh mẽ công nghiệp nặng, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Tháng 6 năm 1991, khi đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng ta cũng là lúc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, sụt giảm niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước lúc này tuy đã được cải thiện một bước, nhưng vẫn đầy rẫy những khó khăn. Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối về nhiều mặt, phát triển chậm. Ngân sách bội chi lớn; giá cả bấp bênh. Nhiều tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh bị vỡ nợ. Lao động thiếu việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Văn hóa, xã hội nhiều yếu kém, tệ tham nhũng, tiêu cực lan tràn, trật tự an toàn xã hội rất phức tạp. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền chống phá, ảnh hưởng bất lợi đến nước ta.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo giữ vững ổn định chính trị, kiên định lập trường tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; kiên quyết đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phá thế bao vây cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ; chủ động gia nhập ASEAN, mở rộng quan hệ với các nước trong cộng đồng quốc tế.

Thực hiện trọng trách cao cả đó, từ ngày 5 đến 10/11/1991, nhận lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc, đồng chí Đỗ Mười dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước ta sang thăm chính thức Trung Quốc. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung khẳng định: “Cuộc gặp cấp cao Việt - Trung đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và có lợi cho hoà bình và sự phát triển của khu vực”. Đây là thành tựu ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nước ta kể từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới.

Sau sự kiện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, đồng chí đã chỉ đạo tích cực phối hợp với phía Mỹ giải quyết vấn đề quân nhân Mỹ mất tích. Với tinh thần nhân văn theo truyền thống của dân tộc, để “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”; “vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển”, Việt Nam đã khiến phía Mỹ phải ghi nhận sự thiện chí, trên cơ sở đó, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây là dấu mốc đặc biệt quan trọng, đánh dấu việc nước ta đã phá vỡ hoàn toàn thế bị bao vây, cấm vận. Từ đây, đất nước có điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài trong công cuộc chấn hưng đất nước.

Đồng chí Đỗ Mười - Nhà Lãnh đạo tài năng
Lễ đón Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm chính thức New Zealand (tháng 7/1995). Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN

Quan điểm chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười: "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới" đã được triển khai bằng những hoạt động tích cực, sôi động trên lĩnh vực ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, đưa lại hiệu quả to lớn cho đất nước. Không chỉ phá vỡ thế bao vây cấm vận, mà Việt Nam còn thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. Đó là thắng lợi hết sức quan trọng trên mặt trận ngoại giao, tạo tiền đề cho sự hợp tác toàn diện của đất nước ta với cộng đồng quốc tế, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Gần hai khóa làm Tổng Bí thư, đồng chí Đỗ Mười cùng tập thể Bộ Chính trị giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng trong lãnh đạo, điều hành đất nước. Nhiều đề xuất của cá nhân đồng chí như việc triển khai xây dựng “Quy chế dân chủ ở cơ sở”; “Phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”...; đều xuất phát từ thực tế khi đồng chí tiếp xúc với đồng bào, đồng chí hoặc các nhà lãnh đạo, chính khách nước ngoài; xuất phát từ nhiệt huyết, trí tuệ và tấm lòng vì nước, vì dân, những sáng kiến đó được nhân dân và bè bạn mãi mãi ghi nhớ.

Trên 80 năm hoạt động và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí suốt đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng chí là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, năng lực làm việc, tư duy nhạy bén, sáng tạo và kiên định lý tưởng cộng sản, với niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và tương lai tươi sáng của đất nước. Đồng chí là một cán bộ lãnh đạo mẫu mực, luôn tuân thủ kỷ luật của Đảng; sống trung thực, giản dị, gần gũi, hòa đồng với quần chúng; tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng chí, của nhân dân.

Với những hoạt động và cống hiến đối với Đảng, cách mạng và dân tộc, đồng chí Đỗ Mười đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cùng nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Tháng 12/1997, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, sau 70 năm hoạt động cống hiến liên tục cho Đảng, cho cách mạng, đồng chí Đỗ Mười đã xin không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII. Trung ương đã chấp thuận ý nguyện của đồng chí và đã suy tôn đồng chí làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong suốt cuộc đời hoạt động và cống hiến cho Đảng, cho dân, đồng chí luôn thể hiện là người của hành động, luôn có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió, những nơi khó khăn ác liệt nhất, mạnh dạn, táo bạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, luôn đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết. Suy nghĩ và việc làm của đồng chí luôn thể hiện sự trăn trở của một công dân, của một nhà lãnh đạo, người đứng đầu của Đảng đối với sự nghiệp của đất nước, kể cả khi đã nghỉ hưu, sức khoẻ đã yếu.

Đồng chí chưa bao giờ bằng lòng với những gì đã làm được, không say sưa, ngủ quên với những thắng lợi mà luôn tìm tòi theo cách nghĩ khám phá, sáng tạo. Mỗi khi nhắc tới cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, khó khăn, phức tạp vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng chí coi đó là sự hy sinh của Đảng, của dân, điều đó chứng tỏ dân hết mình vì Đảng, giờ đây, Đảng phải làm gì cho dân để đáp lại sự hy sinh to lớn và vô giá đó của dân.

Đồng chí Đỗ Mười luôn day dứt về nguy cơ tụt hậu của đất nước; về sự tăng trưởng dưới tiềm năng và vấn đề tận dụng cơ hội để bứt phá. Với tầm nhìn xa, tư tưởng nhân văn, đoàn kết, hòa hợp để chủ động khép lại quá khứ chiến tranh và hướng tới tương lai. Đó là tầm nhìn trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, đòi hỏi ý thức, cách làm của mỗi người phải tâm huyết, trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, nhân cách và phong cách của người cộng sản chân chính với nhận thức rõ về kết hợp sức mạnh của thời đại và dân tộc.

Theo đồng chí Đỗ Mười, đổi mới là sáng tạo, là biết khai thác, phát huy thế mạnh của đất nước, dân tộc, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, vượt qua những trở lực về tư duy cũ kỹ, lạc hậu và phong cách lãnh đạo quan liêu, đem lại chất lượng cao cho công cuộc đổi mới và chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Đỗ Mười là người luôn sát dân, sát cơ sở.

Tháng 3/1989, khi biết tin Hợp tác xã nông nghiệp Duy Sơn II, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng làm được thủy điện với công suất nhỏ (0,4MW) vào thời điểm đất nước đang thiếu điện, đồng chí đã đến tận nơi, ra tận công trường nơi núi cao để thăm hỏi, động viên người lao động và bàn cơ chế hỗ trợ (ảnh đồng chí đến thăm).

Khi làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nghe tin Trường học sinh miền Nam ở đây gặp nhiều khó khăn, xa cha mẹ, xa gia đình, đồng chí đã quyết định cấp thêm gạo, quần áo, chăn ấm để các em ăn no, mặc ấm. Những học sinh miền Nam học tập tại Hải Phòng mãi mãi ghi nhớ hình ảnh đồng chí Đỗ Mười, người lãnh đạo có tấm lòng nhân hậu.

Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, trọng dân, thương dân, lòng tự hào dân tộc sâu sắc, đồng chí Đỗ Mười chủ động đến với nhân dân để hiểu dân, học dân, hỏi dân, bàn bạc với dân và tìm ra cách làm có hiệu quả nhất. Không giáo điều, rập khuôn, máy móc; miệng nói tay làm, nói ít làm nhiều, lấy hiệu quả làm thước đo, đồng chí Đỗ Mười đã làm đúng tinh thần lời dạy của Bác Hồ, người cán bộ khi nhận nhiệm vụ: “do nhân dân ủy thác thì phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận”.

Tấm gương cống hiến và hy sinh hết mình cho đất nước, cho nhân dân của đồng chí Đỗ Mười mãi mãi sáng ngời. Tên tuổi của đồng chí đã và sẽ trở thành tượng đài sống mãi trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam.

TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Sáng 23/4, TAND TP.Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, vào lúc 13h30 ngày 22/4, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

Sáng 22/4, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử trực tuyến đối với bị cáo Phạm Xuân Trường (35 tuổi, trú xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) về tội giết người theo điều 123 Bộ luật Hình sự.
Bị hàng xóm xây tường bịt kín lối vào nhà, vợ chồng U80 kêu cứu

Bị hàng xóm xây tường bịt kín lối vào nhà, vợ chồng U80 kêu cứu

Những ngày qua, vợ chồng ông Nguyễn Sỹ Quế (80 tuổi), ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh hóa mất ăn mất ngủ, khủng hoảng tinh thần, do bị hàng xóm xây tường bịt kín lối ra vào nhà.
Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định, lệnh khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà.

Tin khác

Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến Đặc công Gia Định 4: Họp mặt nhân kỷ niệm 49 năm ngày Thống nhất đất nước

Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến Đặc công Gia Định 4: Họp mặt nhân kỷ niệm 49 năm ngày Thống nhất đất nước
Trong không khí cả nước chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 49 năm ngày Thống nhất đất nước, ngày 21/4/2024, tại chiến khu Đ, Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến (TTKC) Đặc công Gia Định 4, tổ chức gặp gỡ, giao lưu với đồng đội.

Tổng giám đốc Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) qua đời

Tổng giám đốc Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) qua đời
Trưa 20/4, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Khánh Việt và gia đình có cáo phó về việc ông Phan Quang Huy (SN 1971, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt) từ trần.

Lời khai của nghi phạm sát hại thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng

Lời khai của nghi phạm sát hại thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng
Ngày 20/4, Công an TP. Hải Phòng đã xác định được nghi phạm sát hại nữ sinh 15 tuổi, giấu thi thể trong vườn chuối ở xã An Hồng là Lê Phong Toàn (SN 2009, thôn Lê Sáng, xã An Hồng, huyện An Dương).

Lễ 30/4-1/5: Những điểm hẹn ở Bình Thuận

Lễ 30/4-1/5: Những điểm hẹn ở Bình Thuận
Chưa đến kỳ nghỉ lễ nhưng trên một số diễn đàn du lịch ở Bình Thuận đã xôn xao, bởi du khách hỏi những điểm đến mới lạ đẹp ở Bình Thuận…

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Trần Mạnh Hải (SN 1977, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế); Đỗ Hữu Hải (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sơn Hà) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...
Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"
Ngày 19/4, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".

Công ty Cổ phần may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Công ty Cổ phần may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần may Việt Mỹ luôn quan tâm đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa mẫu mã, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024 và công bố di sản phi vật thể Lễ hội đền Yên Lương.

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024 và công bố di sản phi vật thể Lễ hội đền Yên Lương.
Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 là dịp để tỉnh Nghệ An giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, văn hóa đặc sắc của tỉnh nhà đến với du khách trong nước cũng như quốc tế.

Nhã Nam tạm đình chỉ chức vụ đối với Tổng giám đốc Nguyễn Nhật Anh

Nhã Nam tạm đình chỉ chức vụ đối với Tổng giám đốc Nguyễn Nhật Anh
Tối 18/4, trang fanpage của Nhã Nam đăng tải thông tin ông Dương Thanh Hoài - Phó Tổng giám đốc trở thành người nhận trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến Công ty Nhã Nam.

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh
Ngày 18/4, Công an huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Toàn (SN 1994, trú xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh) để làm rõ hành vi "Cướp tài sản"

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước
Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo, đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, gây ngập úng và làm chết 25 ha rừng theo yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum.

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo
Chiều muộn 17/4, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra quan điểm luận tội, đồng thời đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh.

Hà Tĩnh: Bắt giữ nghi phạm táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm

Hà Tĩnh: Bắt giữ nghi phạm táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm
Nghi phạm bị bắt khi đang tẩu thoát tại TP Vinh (Nghệ An). Danh tính nghi phạm được xác định là Nguyễn Minh T., sinh năm 1994, trú quán tại thôn Hồng Hà, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Truy bắt đối tượng dùng búa cướp tiệm vàng

Hà Tĩnh: Truy bắt đối tượng dùng búa cướp tiệm vàng
Tối 17/4, một lãnh đạo UBND thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cướp táo tợn tại một tiệm vàng. Hiện cơ quan chức năng đang truy bắt đối tượng gây án.
Xem thêm
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng thành phố Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Phiên bản di động