Nhà văn Trần Thùy Mai- người “nặng tình” với tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử là một trong những thể loại khó đối với các nhà văn, bởi muốn tạo nên một tác phẩm lịch sử hay thì phải có sự kết hợp giữa tư liệu của lịch sử, sự tìm tòi và khả năng viết của mỗi người nghệ sĩ. Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn trăn trở về tiểu thuyết lịch sử, sau Từ Dụ thái hậu- cuốn tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn trong văn học nước nhà, tác giả tiếp tục viết tác phẩm Công chúa Đồng Xuân. Đọc những tác phẩm của Trần Thùy Mai người độc giả lặng lẽ chiêm nghiệm, suy ngẫm về những bí ẩn lịch sử, những vụ án phong kiến còn đặt dấu chấm hỏi cho hậu thế. Dưới đây, tạp chí Ngaymoionline đã có một buổi trao đổi với nhà văn về cuốn tiểu thuyết mới ra mắt của tác giả.

Khi viết về tiểu thuyết lịch sử điều gây khó khăn lớn nhất cho nhà văn là gì?

Khi viết tiểu thuyết lịch sử, tôi dựa trên ba nguồn chính: tư liệu lịch sử, truyền ngôn trong dân gian, và sự tưởng tượng của mình.

Trước đây, trong thời gian dài công tác ở Đại học sư phạm Huế, tôi đã làm công việc sưu tập truyện kể, dân ca trong dân gian vùng Thừa Thiên Huế. Trong những gì ghi chép được, có rất nhiều mảnh vỡ lấp lánh về nhiều nhân vật lịch sử. Sau đó khi làm việc ở nhà xuất bản Thuận Hóa, tôi có tham gia xuất bản các bộ sử triều Nguyễn. Tôi đọc hoài, ban đầu thấy rất khô khan buồn tẻ, rồi dần dần thấy sự sống hiện lên giữa những dòng chữ. Trong những ghi chép có phần vắn tắt của người xưa, là rất nhiều gương mặt, hình ảnh, số phận…

Tất cả những điều đó cuốn hút tôi. Những năm gần đây, nhiều tư liệu mới hơn về giai đoạn 1858- 1888 đã đến với người đọc, trong đó có cái do các nhà nghiên cứu người Pháp, người Nhật viết, có cái do các nhà nghiên cứu Việt Nam viết. Những tài liệu mới này đã mở rộng nhiều cánh cửa, cho phép ta có một cái nhìn đa chiều hơn về những nhân vật lịch sử.

Viết tiểu thuyết về lịch sử triều Nguyễn trong giai đoạn này, theo tôi là một việc khá thuận lợi. Trong mọi công việc, tôi không có thói quen nghĩ nhiều về sự khó khăn. Hơn nữa, khi làm một việc mình đam mê, thì những khó khăn càng làm cho mình động não và hứng thú hơn.

Thời gian nhà văn viết bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân là bao lâu? Mỗi ngày nhà văn thường viết bao nhiêu giờ? Một giờ bao nhiêu trang? Khoảng thời gian nào khiến nhà văn tập trung nhất trong ngày?

Tôi để một năm để sắp xếp tư liệu lịch sử sẵn có, quan trọng nhất là phải xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian và không gian. Ví dụ, vào năm này, khi xảy ra vụ việc này thì Đoàn Trưng mấy tuổi và Công chúa Gia Phúc mấy tuổi? Vào ngày thất thủ kinh đô, tướng Hoàng Tá Viêm đang làm gì, ở đâu? v.v…Sau khi thống kê các sự kiện, tôi dành hai năm để viết, ngày nào cũng đều đặn hai giờ vào buổi sáng, lúc tinh thần tôi tỉnh táo và nghĩ được nhiều ý nhất.

Nhà văn Trần Thùy Mai- người “nặng tình” với tiểu thuyết lịch sử
Bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân

Buổi chiều, tôi dành cho những việc khác của đời sống. Sau bữa ăn tối, lúc đó độ tưởng tượng kém đi nhưng óc nhận xét lại tăng lên, tôi sẽ đọc lại và chỉnh sửa câu chữ, bỏ bớt những chỗ mà tôi nhận ra là thừa. Do khi mình đang say, thì rất hay phóng bút. Tôi thường nghĩ viết văn cũng như tạc tượng, đục hết những chỗ thừa, thì viên đá sẽ thành tác phẩm.

Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong bộ tiểu thuyết này là gì?

Lúc người Pháp tấn công, triều đình, sĩ phu và dân chúng đều có phản ứng chống giặc. Đọc kỹ từng chi tiết của sử liệu, ta sẽ thấy đau lòng vì nhân vật nào cũng yêu nước nhưng không thể có tiếng nói chung! Chưa đánh Pháp, thì người Việt đã cấu xé nhau trong tâm thế chia rẽ, độc đoán và có những khi thực sự tàn bạo. Tôi muốn vẽ lại bức tranh ấy một cách chân thực, để ta nhìn lại cách ứng xử của ta, nhìn lại những “điểm âm” trong dân tộc tính vốn có của người Việt.

Nhiều người so sánh cách đối phó họa phương Tây của người Việt với người Nhật, người Thái. Thật ra hoàn cảnh và vị trí của hai nước ấy khác ta, nên sẽ là hơi khập khiễng nếu đem so để tự trách bản thân. Nhưng cũng phải thừa nhận một điều, dân trí và não trạng dân tộc của nước Đại Nam vào thế kỷ 19 không thể bắt kịp cả hai đất nước ấy. Lỗi đó thuộc về ai? Tất nhiên triều Nguyễn là người nắm quyền phải chịu trách nhiệm về cái bước lỡ đau đớn ấy của dân tộc. Nhưng quy lỗi cho triều Nguyễn thì tất cả chỉ là câu chuyện của quá khứ. Nhìn thấy và thừa nhận chỗ bất cập trong dân tộc tính Việt – xu hướng chia rẽ, thiếu sự bao dung và tầm nhìn xa, thì câu chuyện sẽ không còn đóng lại trong quá khứ, mà là kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

Lịch sử nước ta trải qua rất nhiều biến cố và thăng trầm vậy tại sao nhà văn lại chọn những biến cố đó để đưa vào văn học, phải chăng nhà văn có tham vọng muốn giải mã biến cố lịch sử bằng những suy luận của mình?

Tôi không giải thích lịch sử theo suy luận của riêng tôi, mà chỉ muốn trình bày bức tranh lịch sử như nó vốn vậy. Như bạn biết, lịch sử giai đoạn 1858-1885, xoay quanh hai xung đột lớn: xung đột giữa Đại Nam và Pháp , và xung đột giữa hai phái chủ chiến- chủ hòa trong triều đình, sĩ phu và dân chúng thời ấy. Trong một thời gian dài, chúng ta đã tuyệt đối hóa phái chủ chiến, xem phái chủ hòa là xấu xa, bán nước….Từ đó đi đến chỗ mặc định: chủ chiến là chính nghĩa, chủ hòa là phi nghĩa.

Do quan điểm phân biệt đơn giản như vậy, chúng ta đã phải lúng túng khi đánh giá những nhân vật chủ hòa như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Trần Tiễn Thành…Và cũng vì tuyệt đối hóa phe chủ chiến mà không ít lần ta đã tôn vinh một vài nhân vật tàn bạo, như Ông Ích Khiêm, Tôn Thất Thuyết...Đó là một điều rất không nên, vì khi ta biện minh cho những hành vi độc ác, là ta đã nuôi dưỡng mầm ác độc trong lòng những thế hệ tương lai.

Nếu cuốn tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân không được đánh giá cao, nhà văn nghĩ gì về điều này?

Như đã nói, với cuốn tiểu thuyết này, tôi muốn viết từ góc nhìn tự nhiên của tôi, một người đọc sử, có cảm xúc và cảm hứng từ lịch sử. Do khác góc nhìn, nên có thể câu chuyện tôi kể có nhiều điểm khác so với một số thành kiến lâu nay. Bởi vì thành kiến được nhắc lui nhắc tới lâu ngày sẽ được nhiều người cho là sự thật, nay mình muốn đi ngược lại cái gọi là sự thật ấy sẽ rất dễ bị phản bác. Khi viết cuốn truyện này, tôi đã hình dung trước việc đó và sẵn sàng chấp nhận.

Theo nhà văn thiên chức của người nghệ sĩ trong thời đại mới là gì? Thời nay có khác gì so với thời xưa?

Thiên chức của tất cả mọi người là làm thật tốt công việc của mình với tất cả lương tâm. Còn nói riêng về nhà văn trong thời đại này? Như bạn biết, đây là thời văn hóa đọc đang bị suy thoái trầm trọng. Lễ hội sách, ngày sách, đường sách, phố sách, ra mắt sách đủ cả, chứng tỏ xã hội đang phải đấu tranh tích cực cho việc đọc sách. Bởi vậy, theo tôi nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà văn là phải viết ra sách mới, và cố gắng làm sao cho người ta thích đọc!

Đối với những người yêu và say mê văn chương muốn đi theo con đường này mà chưa có cơ hội, lời khuyên của nhà văn dành cho họ là gì?

Viết văn là một việc không đòi hỏi nhiều điều kiện bên ngoài, như nhà điêu khắc cần phải có vật liệu, nhà đạo diễn phải có phương tiện làm phim, ca sĩ phải có sàn diễn. ….Nhà văn chỉ cần giấy bút (hoặc laptop, là thứ hầu như ai cũng có). Bởi vậy người viết văn luôn luôn có cơ hội, miễn là có đủ sự đam mê và chấp nhận trả giá.

Điều quan trọng nhất của một người viết là phải luôn luôn duy trì cảm hứng trong cuộc sống của mình, và muốn vậy thì phải đọc, phải đi, mở lòng và mở trí ra để cảm nhận và yêu thương…

Chúc nhà văn dồi dào sức khỏe và có những cống hiến tiếp theo cho ngành văn học nước nhà!

Hoàng Bạch Diệp

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững

Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững

Chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường Học” giúp các em học sinh nhận ra rằng, việc lựa chọn phương tiện di chuyển không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn có tác động lớn đến môi trường.
Trường Mầm non Đại Đồng: Nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Trường Mầm non Đại Đồng: Nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Mầm non Đại Đồng (xã Đại Đồng, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Giáo dục trẻ bằng... việc làm

Giáo dục trẻ bằng... việc làm

Bằng việc làm, con trẻ có thể bộc lộ những tiềm năng, sở trường, năng khiếu của bản thân để ông bà, cha mẹ thấu hiểu, quan tâm, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện hoài bão, ước mơ của bản thân.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Khẳng định vị thế trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Khẳng định vị thế trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của đất nước

Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học hàng Hải Việt Nam đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành Giao thông Vận tải, đồng thời là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á về kinh tế biển.
Xây dựng mô hình thư viện xanh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Xây dựng mô hình thư viện xanh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục năng động, sáng tạo, những năm gần đây, trường Tiểu học Nga Phượng 1 đã xây dựng nhiều mô hình thư viện xanh nhằm khuyến khích học sinh đọc sách và học tập. Từ đó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm hiểu và phân tích thông tin. Đây cũng là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Tin khác

Khơi dậy tình yêu quê hương qua Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”

Khơi dậy tình yêu quê hương qua Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”
Chuyên đề “Tự hào Tiên Lãng quê em”, với mục đích giáo dục cho học sinh về truyền thống vẻ vang của quê hương Tiên Lãng và xã Khởi Nghĩa anh hùng, từ đó khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương, nuôi dưỡng khát vọng để dựng xây đất nước đẹp giàu.

Giúp học sinh hướng nghề, chọn nghiệp

Giúp học sinh hướng nghề, chọn nghiệp
Cứ bước vào tháng 3 hằng năm là nhiều trường đại học lại tổ chức chương trình “Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp”, nhằm đồng hành cùng học sinh trong chọn ngành học phù hợp…

Ngăn chặn bạo lực học đường

Ngăn chặn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025

Tưng bừng Hội thao VMU năm 2025
Sáng 15/3/2025, tại Nhà thi đấu đa năng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội thao VMU năm 2025.

Bức thư lan tỏa thông điệp ý nghĩa về gia đình của nữ sinh xứ Thanh

Bức thư lan tỏa thông điệp ý nghĩa về gia đình của nữ sinh xứ Thanh
Từ cuộc thi, Huyền Trang mong "mỗi người chúng ta hãy luôn yêu thương, trân trọng gia đình mình khi còn có thể, bạn sẽ sớm nhận ra rằng, mỗi ngày bạn thêm lớn là một ngày cha mẹ thêm già đi..."

Nơi nuôi dưỡng và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ

Nơi nuôi dưỡng và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ
Trung tâm Giáo dục Tuổi trẻ, được bảo trợ bởi Công ty TNHH Xã hội và Luật Sinh Hùng, thành lập với sứ mệnh nuôi dưỡng và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ, không ngừng nỗ lực tạo ra môi trường học tập toàn diện và chất lượng.

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tham dự Triển lãm Vietship 2025

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tham dự Triển lãm Vietship 2025
Từ ngày 5-7/3/2025, tại Hà Nội, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tham gia Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về Công nghệ đóng tàu và Công trình ngoài khơi (Vietship 2025).

Hải Phòng: Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2025

Hải Phòng: Hàng nghìn học sinh tham gia Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2025
Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2025 tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh THPT tham gia cùng gần 130 gian tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị giáo dục trên cả nước.

Quản lí việc dạy, học thêm của một số quốc gia trên thế giới

Quản lí việc dạy, học thêm của một số quốc gia trên thế giới
Mỗi quốc gia cần tìm ra những giải pháp hợp lí để cân bằng giữa việc phát triển giáo dục chính quy và hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện, cả về lí thuyết lẫn thực tiễn, bảo sự công bằng và giảm bớt áp lực cho học sinh…

Học sinh trường huyện giật giải Quốc gia

Học sinh trường huyện giật giải Quốc gia
Từ trong gian khó, cô và trò Trường THCS thị trấn Hà Trung đã nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần đoàn kết. Năm học này, nhà trường đã giành được 2 huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Tại kỳ thi các môn văn hóa, nhà trường đã xuất sắc giành 2 giải HSG cấp tỉnh và 7 giải cấp huyện.

Cần dạy trẻ những điều hay, lẽ phải

Cần dạy trẻ những điều hay, lẽ phải
Chiều một ngày cuối tuần, khi đi siêu thị mua sắm, lúc đang dạo quanh các kệ hàng, tới khu vực bày xúc xích vô tình tôi nhìn thấy một người phụ nữ dẫn con nhỏ chừng 4 tuổi đang loay hoay đứng ngay sát cạnh kệ bày vô số các loại xúc xích.

Vươn mình trong sóng lớn, đánh thức học nghề chất lượng cao

Vươn mình trong sóng lớn, đánh thức học nghề chất lượng cao
Để đáp ứng yêu cầu dạy và học, trong những năm qua Trường Cao đẳng Kĩ thuật Việt Đức đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí nhiệt tình, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao.

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, bổ sung phù hợp trong nội dung của dự thảo quyết định về Trường đại học Hàng hải Việt Nam theo nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trường Đại học Công đoàn: Tự hào hành trình gần 8 thập kỉ

Trường Đại học Công đoàn: Tự hào hành trình gần 8 thập kỉ
Được thành lập ngày 15/5/1946, gần 8 thập kỉ qua, Trường Đại học Công đoàn đã thắp sáng tài năng, trí tuệ của bao thế hệ người học, đủ để kiến tạo nên diện mạo tươi sáng và vị thế vững chãi trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam.

Trường THPT Triệu Sơn 4 - nơi hun đúc truyền thống hiếu học

Trường THPT Triệu Sơn 4 - nơi hun đúc truyền thống hiếu học
Bằng nỗ lực vượt qua khó khăn, những năm gần đây thầy và trò Trường THPT Triệu Sơn 4, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định được vị thế trong hệ thống giáo dục tỉnh nhà. Ngôi trường không chỉ là nơi truyền dạy kiến thức mà con hun đúc biết bao thế hệ học sinh trưởng thành.
Xem thêm
Lấy mẫu ADN: Thắp lên niềm hy vọng cho thân nhân gia đình các liệt sĩ

Lấy mẫu ADN: Thắp lên niềm hy vọng cho thân nhân gia đình các liệt sĩ

Hà Tĩnh tiến hành thu nhận 214 mẫu AND, gồm 137 mẫu mẹ đẻ liệt sĩ (2 mẹ có 2 liệt sĩ) và 77 mẫu lấy của thân nhân (anh, em ruột) các liệt sĩ.
Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững

Phủ Xanh Trường Học: Thế hệ trẻ chọn một cách sống văn minh, bền vững

Chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường Học” giúp các em học sinh nhận ra rằng, việc lựa chọn phương tiện di chuyển không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn có tác động lớn đến môi trường.
Trường Mầm non Đại Đồng: Nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Trường Mầm non Đại Đồng: Nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Mầm non Đại Đồng (xã Đại Đồng, huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang.
Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền.
Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng
Phiên bản di động