Bí thư Thành ủy Hải Phòng đội mưa chạy bộ cùng hàng trăm runner

Văn hóa - Thể thao 19/01/2023 10:04
Còn sau này không còn sợ máy bay Mỹ oanh tạc, theo cơ chế thị trường, có nhiều thời gian, cơ hội, người ta tìm “thầy” chọn giờ đẹp, ngày đẹp, tháng đẹp để được sống bên nhau hạnh phúc, con cháu mạnh khỏe, đủ nếp tẻ, làm ăn gặp may mắn đến “đầu bạc, răng long”. Ấy thế mà lại có nhiều đôi bỏ nhau hơn.
Thời gian đã minh chứng điều đó. Những “cặp” cưới nhau cái thời chiến tranh ấy ít có điều kiện để lựa chọn, nhưng đa số họ đều sống hạnh phúc. Cặp đôi anh bạn ở Hà Nội của tôi ngày ấy, bây giờ sắp đến tuổi 80, cả hai đều mạnh khỏe. Anh tham gia câu lạc bộ (CLB) bóng chuyền hơi, chị có chân trong CLB thơ và hằng năm đều có thơ in thành tập và gửi tặng tôi. Tôi không phải nhà thơ, nhưng đọc thơ chị, thấy nhiều bài hay. Con trai đầu của anh chị đã ngoài 50 tuổi, là đại tá quân đội; con gái thứ 2 là giáo viên giỏi của một trường cấp 3; còn cháu thứ 3, qua thi tuyển khắt khe trúng vào Kiểm toán Nhà nước. Các con anh chị đều đã lập gia đình và có con trai, con gái đầy đủ và học hành không kém gì bố mẹ.
![]() |
Đám cưới thời bao cấp |
Có lần đến chơi, kể về những chuyện ngày bom đạn, tôi nhắc lại đêm tân hôn của bố mẹ các cháu, bố các cháu ngủ với tôi. Các cháu rất ngạc nhiên và hỏi: “Thật thế hả bác?”. Các con anh không thể hiểu được, có đứa cười bò ra.
Ngày đó, khi nhận được tin đám cưới của anh qua thư, tôi dậy từ 3 giờ sáng đạp xe về đến nhà anh ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh khoảng hơn 3 giờ chiều. Thấy nhà vắng vẻ, ngạc nhiên, tôi hỏi, bà chị dâu của anh cho biết: Đám cưới thay đổi, tổ chức ở khu sơ tán của nhà máy chỗ chùa Láng, Hà Nội. Bà chị dâu nấu cho tôi bát mì sợi, ăn xong, tôi vội đạp xe về Hà Nội. Không khó khăn tôi tìm được nơi sơ tán. Bây giờ mà có người đạp xe 10km đi dự đám cưới, có lẽ thần kinh không bình thường. Còn tôi, lúc đó đã đạp xe khoảng 200km để dự đám cưới của anh.
Đám cưới được tổ chức tại nhà ăn của phân xưởng khu sơ tán. Trang trí có cổng vào, hai bên là 2 câu đối: “Hạnh phúc đây, một ngày đánh Mỹ/ Tình yêu đây, trở thành chiến lũy”. Thấy hay, tôi hỏi một ông đang dán chữ: “Ông nào sáng tác câu đối mà hay thế?”. Ông nói: “Thơ Chế Lan Viên đấy”. Phòng cưới chỉ có những dẫy bàn ăn cơm của nhà ăn, hoặc mượn của nhà dân. Trên phông chính có chữ lồng và hoa. Đặc biệt là có cả hoa bàn, mỗi bàn một lọ. Lọ hoa ở bàn cô dâu, chú rể đẹp hơn. Khăn trải bàn là những tấm nilon đi mưa mượn của mọi người. Mỗi bàn có một đĩa bánh kẹo, bánh bích quy thuê các lò thủ công làm từ bột mì, trứng gà.
![]() |
Cô dâu, chú rể mời nước trong tiệc vui |
Về trang phục: Chú rể thường mặc quần tím than ka ki, hoặc có điều kiện hơn thì tuypsy. Cô dâu mặc áo dài trắng, còn ở Cẩm Phả, cô dâu chỉ mặc áo sơ mi trắng, quần sa tanh đen, có hoa cài ngực và trên đầu. Đặc biệt, rất ít có đám cưới rước dâu, cô dâu, chú rể tự đến ở sẵn những phòng bên cạnh. Khi khai mạc, Ban tổ chức giới thiệu mới vào phòng cưới
Đám cưới đều có phù dâu và phù rể. Phù rể là trai chưa vợ, phù dâu là gái chưa chồng. Khi vào hội trường, ở một bàn đầu dãy giữa nhà. Một bên là chú rể và phù rể, một bên là cô dâu và phù dâu. Phù rể hay phù dâu đều mặc giống chú rể hoặc cô dâu, chỉ không cài hoa ngực. Khi bắt đầu vào đám cưới, phù dâu và phù rể không có việc gì làm thì tranh thủ tán chuyện, tìm hiểu nhau. Đây là dịp may trời cho để đôi bên tìm hiểu, thổ lộ hết cái hay của mình. Nhiều đám cưới xong, lại có đôi cô dâu, chú rể là những phù dâu, phù rể của đám cưới trước. Bây giờ bỏ phù dâu, phù rể nên làm giảm đi vẻ đẹp trong đám cưới, thật tiếc, nhất là cánh thợ ảnh chúng tôi (lúc đó, không phải đám cưới nào cũng chụp ảnh. Chỉ nhà có điều kiện mới chụp).
Về khách mời, bạn bè chủ yếu là mời “mồm”, thiếp mời chỉ giành cho khách quan trọng như thủ trưởng, chú bác, bề trên. Thiếp in bán sẵn trên thị trường, chỉ cần đề tên, ngày giờ và địa điểm tổ chức. Không phải vất vả tính số người đến dự sao cho chính xác để tính số mâm ăn.
Người dẫn chương trình lúc đó gọi là trưởng ban tổ chức. Chương trình hôn lễ cũng gần như ngày nay, có khác đôi chút là chú rể phải lên hứa sẽ sống bên nhau đến đầu bạc, răng long. Sau đó là phần ca nhạc. Nhạc công, ca sĩ là bạn bè đến giúp. Nhạc cụ phần lớn là của cơ quan, nhà máy. Rất ít có trường hợp đi thuê. Nói chung là “cây nhà, lá vườn”, nhưng rất hay và chuyên nghiệp. Tôi còn thấy có người nói với ban nhạc: “Anh đệm cho tôi “gam sol thứ” nhé!”. Lúc ca hát là lúc cô dâu, chú rể đi chào mọi người và bạn bè, họ hàng đưa tiền mừng. Đưa trực tiếp chứ không có “hòm phiếu” như bây giờ. Ai tặng bằng hiện vật thì được ban tổ chức công bố trước đó. Hiện vật là những thứ thiết thực cho cuộc sống của đôi uyên ương mới, như bát ăn, xoong nồi, mâm nhôm, có người tặng cả đôi thùng gánh nước… Nhiều người không có tặng phẩm cũng đến dự, trong phòng không đủ chỗ, họ đứng ngoài hiên và vỗ tay to khi mỗi tiết mục kết thúc. Bài hát trong hội hôn thường là những bài hát hay về tình yêu đôi lứa, dễ hát, đã phát trên đài phát thanh như: “Người ở đừng về”, “Em là hoa pơ lang”, “Làng quan họ quê tôi”... Đám cưới không có cỗ bàn, chỉ có người ở quê lên và những người phục vụ mới ăn cơm thường thôi. Khách dự chỉ ăn kẹo bánh nhưng thật đông vui, không gây căng thẳng khi mùa cưới đến như bây giờ. Tôi đã làm một cuộc phỏng vấn nhỏ xung quanh việc cưới xin tốn kém như ngày nay, đa số người đều cho là không nên làm to, mời tràn lan lãng phí, nhưng không ai dám đi đầu.
Hôm đó, đám cưới của anh bạn tôi kết thúc lúc gần 10 giờ đêm, chú rể đưa tôi vào một giường cá nhân để ngủ. Do đi đường mệt tôi ngủ thiếp ngay. Đến khoảng 12 giờ đêm, thấy có người vén màn bảo tôi nằm dịch vào cho ngủ với. Mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn nhận ra đó là chú rể. Tôi nói như hét lên: “Sao lại thế?”. “Cứ ngủ đi, mai mình nói”. Đến sáng tôi mới biết là ở khu sơ tán không thể sắp xếp được phòng riêng cho đôi bạn mới cưới vào đêm tân hôn.
Hơn 50 năm qua, câu chuyện này còn in sâu trong tâm trí tôi như là chuyện cổ tích ở thời nay.