Nam Định 60 năm thực hiện lời dạy của Bác

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 5 lòng người dân Thành Nam lại bâng khuâng nhớ Bác - Nhớ không chỉ là ngày sinh nhật của Người mà còn là lần cuối cùng được đón Bác về thăm...

Lần đó, cũng vào một sáng tháng 5/1963, Bác về dự và huấn thị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ V. Nhân dân trong tỉnh nô nức đổ ra đường đón và chỉ mong được nhìn thấy Bác. Buổi chiều, Bác vào thăm Nhà máy Dệt, khu nhà ở của công nhân, xem triển lãm và đến thăm Bệnh viện tỉnh…Xe Bác đi đến đâu đồng bào kéo theo đến đó. Khi xem triển lãm một số hình ảnh về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nam Định, Bác đã ghi lên trang đầu cuốn sổ vàng của tỉnh: “Tiếp tục truyền thống cách mạng vẻ vang, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Dòng chữ này đã được khắc trên bức phù điêu lớn, đặt trang trọng tại sảnh chính của Bảo tàng tỉnh Nam Định như lời hứa của Đảng bộ và Nhân dân Nam Định luôn khắc sâu lời dạy của Bác. Cũng trong lần về thăm này, Bác đặt niềm tin vào sự nỗ lực của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh: “Nam Định là một tỉnh ruộng đất phì nhiêu, tài nguyên phong phú, dân cần cù, có nhiều khả năng trở thành một tỉnh thật giàu có. Đồng bào tỉnh Nam Định có truyền thống đoàn kết và đấu tranh anh dũng. Trong thời kì kháng chiến, tỉnh Nam Định đã lập nhiều chiến công vẻ vang… Bác tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Nhân dân và cán bộ Nam Định sẽ thu được nhiều thắng lợi rực rỡ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường ra dự buổi mít tinh tại sân Quảng trường Hòa Bình, TP Nam Định (22/5/1963).
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường ra dự buổi mít tinh tại sân Quảng trường Hòa Bình, TP Nam Định (22/5/1963).

Thấm thoắt đã 60 năm trôi qua, thực hiện những lời căn dặn và chỉ bảo của Bác, Nam Định luôn có những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát triển sản xuất, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX nhiệm kì 2020-2025 đã ban hành 6 nghị quyết chuyên đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội; trong đó có Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/6/2021 về xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.

Với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành và địa phương, đến hết năm 2022, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục có những bước khởi sắc mới. Chương trình xây dựng NTM được triển khai thực hiện theo các tiêu chí nâng cao, kiểu mẫu. Năm 2022, tỉnh đã công nhận 76 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao, đưa tổng số xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao trong toàn tỉnh lên 182/204, chiếm 89,2%; có 23 xã, thị trấn đang hoàn thiện tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025; triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có thêm 60 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 251 sản phẩm.

Kết quả đạt được trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu đã tiếp tục củng cố vững chắc, nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo chuẩn NTM nâng cao gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân theo hướng bền vững; bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn;

Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 14,62% so với năm 2021. Khu công nghiệp (KCN) Bảo Minh (Vụ Bản), nơi tập trung nhiều doanh nghiệp dệt, sợi, nhuộm được trao chứng nhận là KCN tiêu biểu. Tỉnh cũng đang tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng KCN Dệt may Rạng Đông; KCN Mỹ Thuận; lập quy hoạch dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hồng Tiến, KCN Trung Thành (Ý Yên); đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện thủ tục đầu tư các công trình trọng điểm, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Những kết quả về phát triển kinh tế đã góp phần đưa tổng sản phẩm GRDP của Nam Định tăng 9,07%, cao nhất từ trước đến nay; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 7.750 tỉ đồng bằng 117,4% dự toán; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 3 tỉ USD, tăng 1,25% so với năm 2021; tín dụng tăng trưởng 15% so với đầu năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tăng 16,5% so với năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14,4% so với cùng kì. Các dự án có tính chiến lược, lâu dài cơ bản hoàn thành tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút đầu tư. Đến nay, đã có 1.077 doanh nghiệp và 65 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng kí doanh nghiệp với tổng số vốn đăng kí 10.767,9 tỉ đồng, đưa tổng số doanh nghiệp đăng kí hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 11.375 doanh nghiệp và 874 chi nhánh, văn phòng đại diện.

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giảm nghèo và an sinh xã hội được chú trọng, bảo đảm và giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ cho các đối tượng chính sách theo quy định; ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục trong 28 năm qua.

Các hoạt động văn hóa, thể thao, nhất là tổ chức bóng đá nam SEAGames 31 tại Nam Định diễn ra sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi và ấn tượng tốt đẹp trong Nhân dân và bạn bè quốc tế.

Công tác thông tin truyền thông góp phần thực hiện hiệu quả chương trình chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện tại, hoàn thành việc kết nối cổng dịch vụ công trực tuyến với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc nhận và ban hành văn bản điện tử kí số đã đi vào nền nếp và được kết nối liên thông 4 cấp. Hệ thống hội nghị trực tuyến được triển khai toàn tỉnh và kết nối với Trung ương bảo đảm ổn định, thông suốt; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 và kết nối liên thông trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước được nâng lên, công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân được tập trung chỉ đạo giải quyết ngay từ cơ sở.

Có thể nói, 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, Nam Định đã có những đổi thay sâu sắc và để có được như hôm nay là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Bác dành cho. Sinh thời, 5 lần Bác về thăm Nam Định, thì lần nào về thăm Người cũng để lại cho Đảng bộ, quân và dân Nam Định những kỉ niệm khó quên, những bài nói, bài viết, những trang bút tích sâu nặng nghĩa tình. Để tỏ lòng nhớ ơn Bác, năm nay, Nam Định tổ chức Lễ kỉ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm với quy mô lớn cùng các hoạt động: Thi tìm hiểu “Bác Hồ với Nam Định - Nam Định với Bác Hồ”; triển lãm “Nam Định in dấu chân Người” tại Bảo tàng tỉnh; tổ chức Hội thảo “Nam Định 60 năm thực hiện lời dạy của Bác”; tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, nâng cao niềm tin, tạo động lực mới cho Đảng bộ và Nhân dân Nam Định ra sức thi đua yêu nước, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, xứng đáng với sự quan tâm và tình yêu bao la của Người.

Tiến Văn

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Năm 2024, Việt Nam giành nhiều kì tích về kinh tế. GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm và cán đích tăng trưởng 7% (theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%). Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt.
Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...
Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.
Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Tin khác

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”

Vinh quang sự nghiệp “Trồng người”
Trong xã hội Việt Nam, người thầy có vị trí đặc biệt, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Sinh con và nuôi dưỡng con cái là công ơn trời bể của cha mẹ, nhưng dạy trẻ chóng lớn để trở thành người không chỉ biết chữ mà còn có phẩm cách tốt đẹp, gắn tình yêu thương trong gia đình với tình yêu nước là công lao to lớn của người thầy...
Xem thêm
Phiên bản di động