Tập luyện thế nào cho phù hợp và an toàn?

Vận động là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, điều trị và dự phòng các biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Tuy nhiên người bệnh cần tập đúng cách thì mới đem lại kết quả cho trị liệu, ngược lại, nếu tập sai sẽ gặp nhiều biến cố nguy hiểm khó lường.

Rất nhiều người mắc bệnh ĐTĐ thiếu vận động. Có nhiều nguyên nhân, do kém tin tưởng vào hiệu quả của việc vận động, do thiếu kiên nhẫn, do sợ hạ đường huyết, do các biến chứng của bệnh cản trở vận động, hoặc chỉ đơn giản là do ngại vận động vì sợ mệt, thậm chí có người cho rằng tập luyện sẽ ăn nhiều hơn...

Vai trò của luyện tập

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tập luyện thể lực thường xuyên sẽ làm tăng tính nhạy cảm với insulin, cải thiện tình trạng kháng insulin, do đó làm tăng tác dụng và giảm nhu cầu insulin của cơ thể; tăng tiêu thụ glucose, kiểm soát đường máu tốt hơn. Đối với những bệnh nhân giảm dung nạp glucose thì hoạt động thể lực là phương pháp phòng ngừa ban đầu hiệu quả. Đối với những bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin và các thuốc hạ đường máu khác, khi tập luyện với cường độ trung bình hoặc gắng sức sẽ làm giảm nồng độ đường máu trong khi tập và có thể kéo dài trên 12 giờ sau tập, nên nếu tập đều đặn có thể giúp kiểm soát tốt đường máu trong thời gian dài.

Luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát tốt các rối loạn chuyển hóa, giảm các loại mỡ máu có hại gây xơ vữa mạch (Triglycerid, LDL-Cholesterol), tăng loại mỡ máu có lợi (HDL-Cholesterol), làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Luyện tập cũng giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng khả năng co bóp tống máu của tim, làm giảm nhịp tim khi nghỉ do tim hoạt động hiệu quả hơn. Tập luyện đều đặn cũng có tác dụng ổn định và giảm nhẹ huyết áp ở những bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp mức độ nhẹ đến vừa.

Tập luyện thế nào cho phù hợp và an toàn?
Tập luyện với cường độ hợp lý giúp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.

Tập như thế nào?

Người bệnh có thể tập bất cứ môn thể thao nào mà họ thích nếu không có chống chỉ định. Nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần khối lượng vận động. Khởi động khoảng 5-10 phút với bài tập thể dục cường độ thấp, các động tác mềm dẻo, căng dãn cơ để phòng tránh chấn thương.

Tùy thuộc tình trạng sức khỏe, năng lực vận động và sở thích người bệnh có thể lựa chọn các hình thức tập luyện có cường độ, tần suất và thời gian vận động khác nhau:

Các hoạt động thể lực cơ bản: Đi bộ, leo cầu thang, các bài tập thể dục. Thực hiện hàng ngày với thời gian không dưới 30 phút mỗi ngày.

Các bài tập sức bền: Đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, thể dục thẩm mỹ, các môn thể thao với bóng. Tần suất 3-5 lần mỗi tuần, thời gian mỗi lần tập từ 30-60 phút.

Các bài tập sức mạnh: Các bài tập đối kháng, nhảy dây, các bài tập kéo, đẩy, nâng. Tần suất 2-3 lần/tuần, thời gian mỗi lần tập tùy thuộc năng lực.

    Giảm dần khối lượng và cường độ vận động khoảng 5-10 phút trước khi kết thúc buổi tập bằng các động tác thư giãn thả lỏng, co duỗi khớp, đi bộ hít thở nhẹ nhàng.

    Về nguyên tắc, nên duy trì cường độ vận động khi tập ở khoảng 50 - 70% cường độ vận động tối đa mà người tập có thể thực hiện được. Để tính cường độ vận động thích hợp có thể dùng cách đơn giản nhất là dựa vào tần số tim theo công thức: Nhịp tim tối đa nên tập = (220-tuổi) x 50% (hoặc 70%) hoặc chính xác hơn theo công thức: 0.5 (đến 0.7) x (nhịp tim tối đa – nhịp tim khi nghỉ) + nhịp tim khi nghỉ.

    Nên bắt đầu với lượng vận động nhẹ sau đó tăng dần, duy trì tập luyện với cường độ thấp hơn năng lực một chút nhưng đều đặn thường xuyên có ý nghĩa hơn nhiều so với hoạt động cường độ cao thời gian ngắn.

    Đề phòng một số nguy cơ: Thường gặp và nguy hiểm nhất là nguy cơ hạ đường máu, có thể xuất hiện ngay trong khi tập hoặc muộn hơn sau khi đã kết thúc tập luyện, thậm chí kéo dài từ 12-24 giờ nếu tập nặng. Một số trường hợp ngược lại, sau tập nặng có thể gây tăng đường huyết, kéo dài vài giờ sau tập, đối với bệnh nhân ĐTĐ type I dễ dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton.

    Tập luyện cùng với dinh dưỡng và thuốc được ví như kiềng ba chân giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên người bệnh cần tập luyện đúng phương pháp, phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh lý để việc tập luyện thực sự đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh.

    Những bệnh nhân ĐTĐ có kèm theo các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, tăng hoặc giảm huyết áp khi tập cần chú ý các nguy cơ các biến chứng tim mạch như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tụt huyết áp tư thế.

    Tập luyện có thể làm nặng thêm các biến chứng mạn tính đã có của ĐTĐ như các biến chứng về mắt, bệnh lý thận, trầm trọng thêm tổn thương khớp (khớp gối) nhất là ở những người thừa cân-béo phì. Các biến chứng thần kinh, mạch máu ngoại vi làm tổn thương thêm các mô mềm bàn ngón chân.

    Đảm bảo an toàn tập luyện: Người bệnh ĐTĐ phải được kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để phát hiện sớm những bệnh lý, những rối loạn tiềm tàng khác hoặc những biến chứng đã có của ĐTĐ. Chú ý các bệnh lý về tim, huyết áp, biến chứng mạch máu ngoại vi, khám thần kinh, soi đáy mắt, chức năng thận, bệnh lý cơ quan vận động…

    Những người mới bắt đầu luyện tập cần xác định loại hình vận động phù hợp với đặc điểm cá nhân, tình trạng sức khỏe, cường độ, thời gian vận động. Nên lựa chọn loại hình vận động ưa thích, tập theo nhóm, thay đổi đa dạng hình thức tập luyện để tránh nhàm chán. Kiểm tra đường máu thường xuyên để đánh giá ảnh hưởng của luyện tập, thay đổi hình thức tập luyện, công suất, tần số, thời gian tập cho phù hợp, đề phòng các nguy cơ, điều chỉnh thuốc hạ đường máu.

    Trước khi tập nên đo nồng độ đường máu, nếu đường máu >250mg/dl và xét nghiệm có ceton trong nước tiểu thì nên điều trị hết ceton niệu rồi mới tập. Trong trường hợp đường máu quá thấp <70mg/dl hoặc quá cao >300mg/dl, đặc biệt ĐTĐ type I thì mặc dù không có ceton niệu cũng không nên tập.

    Trang phục, giày tập phải phù hợp, nhất là đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên gây giảm hoặc mất cảm giác ở chân. Không nên tập quá gần (chưa đến 2h) hoặc quá xa (hơn 4h) sau khi ăn. Cũng cần chuẩn bị sẵn một số thức ăn có đường để bổ sung kịp thời khi có các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, run tay chân… do hạ đường huyết trong khi tập, nhất là ở những người đang dùng thuốc hạ đường huyết và insulin. Nên tập theo nhóm để được hỗ trợ kịp thời khi có các nguy cơ hạ đường máu hay biến chứng tim mạch (đau thắt ngực), đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh lý hoặc đã có biến chứng tim mạch. Thận trọng với những môn thể thao dã ngoại đòi hỏi gắng sức nhiều, khó xử lý kịp thời khi có bất thường như leo núi, xe đạp đường dài…

    Những người mắc hoặc có biến chứng bệnh tim mạch nên giảm cường độ và tránh các hoạt động cần sức mạnh như đẩy tạ, chạy nhanh, các môn đối kháng. Nếu có biến chứng ở mắt nên giảm trọng lượng dụng cụ tập và tăng số lần thực hiện động tác. ĐTĐ có biến chứng thần kinh ngoại biên nên tập các bài tập vận động cơ bản, nhẹ nhàng, có thể ngồi tập vận động. Bệnh thận nên tránh những hoạt động cường độ cao. Hoạt động thể lực với mục đích giảm cân phải phối hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp, giảm lượng calo đưa vào.

    Suckhoedoisong.vn

    Tin liên quan

    Cùng chuyên mục

    Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết

    Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết

    Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1.6 lần, trong đó có 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ).
    Cựu Giám đốc CDC Tiền Giang cùng các thuộc cấp hầu tòa

    Cựu Giám đốc CDC Tiền Giang cùng các thuộc cấp hầu tòa

    Ngày 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang), Võ Thanh Bình (cựu Trưởng Khoa Xét nghiệm), Triệu Vương Tuyền (dược sĩ), Đặng Minh Uy (nhân viên Khoa Xét nghiệm) về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
    Tắm an toàn là chuẩn bị từng bước để tắm và tắm đúng cách

    Tắm an toàn là chuẩn bị từng bước để tắm và tắm đúng cách

    Bất kể là mùa Đông hay mùa Hè thì các bạn cũng không nên tắm sau 21h để phòng ngừa một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bất kì ở lứa tuổi nào.
    Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

    Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

    Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã xảy ra một vài sự cố y khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh người thầy thuốc.
    Bộ Y tế: Yêu cầu  tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh  trong kỳ nghỉ lễ

    Bộ Y tế: Yêu cầu tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh trong kỳ nghỉ lễ

    Thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024,, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, bảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ...

    Tin khác

    Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa

    Chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa
    Để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, ngày 24/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi bệnh viện trực thuộc; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ, ngành; bệnh viện trực thuộc trường đại học yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

    Tê tay, chân... cảnh giác với viêm đa dây thần kinh

    Tê tay, chân... cảnh giác với viêm đa dây thần kinh
    Bệnh viêm đa dây thần kinh (hay gọi là bệnh đa dây thần kinh) là tình trạng rối loạn và suy giảm chức năng của các dây thần kinh ngoại biên. Những người bị bệnh thần kinh ngoại biên thường đi khám vì những cơn đau mô tả như tê tay, chân châm chích, thiêu đốt hoặc ngứa ran...

    Duy trì thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng

    Duy trì thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng
    Sau một thời gian dài đại dịch Covid-19 có dấu hiệu “im ắng” thì gần đây căn bệnh lây lan qua đường hô hấp này có dấu hiệu quay trở lại và đã, đang bùng phát tại một số nước trên thế giới.

    Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
    Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

    Hà Nội: Khẩn trương phòng chống dịch tay chân miệng

    Hà Nội: Khẩn trương phòng chống dịch tay chân miệng
    Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ ngày 12-19/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận 195 ca mắc tay chân miệng, tăng 34 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 778 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 1.8 lần so với cùng kỳ năm 2023).

    Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu

    Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu
    Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết, vừa thông qua kết luận về thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Bạc Liêu.

    Ăn uống với người cao tuổi bị suy thận

    Ăn uống với người cao tuổi bị suy thận
    Suy thận ở người cao tuổi là tình trạng thận khi hoạt động lâu năm sẽ dần lão hóa theo thời gian. Khi càng lớn tuổi, kích thước của thận sẽ dần giảm đi. Khi đó, lưu lượng máu đi qua thận giảm, chức năng lọc cũng bị giảm.

    Thu hồi toàn quốc lô sữa tắm Bath Gel - MM Professional

    Thu hồi toàn quốc lô sữa tắm Bath Gel - MM Professional
    Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu thủ lô sản phẩm sữa tắm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml).

    Một số loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm

    Một số loại thuốc khi kết hợp với rượu sẽ gây nguy hiểm
    Tương tác thuốc với rượu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy đâu là những thuốc cần tránh uống cùng với rượu?...

    Thai sản trọn gói với nhiều ưu điểm vượt trội tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

    Thai sản trọn gói với nhiều ưu điểm vượt trội tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
    Niềm hạnh phúc nhất của những người làm cha, làm mẹ và gia đình là được nhìn thấy con yêu bé bỏng chào đời khoẻ mạnh sau bao ngày mong ngóng. Để giúp người mẹ "vượt cạn" an toàn, thuận lợi nhất, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã triển khai dịch vụ thai sản trọn gói để “Đồng hành cùng mẹ, an tâm đón bé”.

    Khớp nào dễ thoái hóa, cách điều trị thoái hóa khớp

    Khớp nào dễ thoái hóa, cách điều trị thoái hóa khớp
    Thoái hoá khớp là một bệnh xương khớp có liên quan chặt chẽ với tuổi tác bởi tình trạng này có tỉ lệ mắc cao chủ yếu ở người lớn tuổi...

    Vì sao Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Chi Chi bị xử phạt?

    Vì sao Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Chi Chi bị xử phạt?
    Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã công bố danh sách các cơ sở vi phạm lĩnh vực Dược - Mỹ phẩm - Thiết bị y tế - Đấu thầu.

    Nghệ An: Phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 và khai trương “Tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm”.

    Nghệ An:  Phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 và khai trương “Tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm”.
    Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND TP. Vinh tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024, với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”. Đồng thời, khai trương “Tuyến phố có kiểm soát an toàn thực phẩm” trên tuyến đường Lê Mao kéo dài.

    Bổ sung nước cho người cao tuổi trong mùa Hè

    Bổ sung nước cho người cao tuổi trong mùa Hè
    Người cao tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng mất nước trong mùa Hè, nhất là vào những ngày nắng nóng, đặc biệt ở những người kém ăn, mắc nhiều bệnh lí nền và phải cần đến sự hỗ trợ chăm sóc sức khỏe từ người khác. Do đó, việc bổ sung nước thường xuyên cho người cao tuổi là một điều vô cùng cần thiết.

    10 trường hợp có thể gây nguy hiểm khi tắm về đêm cần tránh

    10 trường hợp có thể gây nguy hiểm khi tắm về đêm cần tránh
    Gần đây, các phương tiên truyền thông liên tục đưa tin nhiều vụ tử vong do đột qụy sau khi tắm đêm. Vậy có mối liên quan gì giữa đột qụy não và thói quen tắm đêm của rất nhiều người? Hãy cùng theo dõi chuỗi 3 bài viết chia sẻ thiết thực về vấn đề này cùng TS. BS. Mai Đức Thảo, Khoa thần kinh bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội...
    Xem thêm
    Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết

    Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết

    Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1,6 lần, trong đó có 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ).
    Cựu Giám đốc CDC Tiền Giang cùng các thuộc cấp hầu tòa

    Cựu Giám đốc CDC Tiền Giang cùng các thuộc cấp hầu tòa

    Ngày 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC Tiền Giang), Võ Thanh Bình (cựu Trưởng Khoa Xét nghiệm), Triệu Vương Tuyền (dược sĩ), Đặng Minh Uy (nhân viên Khoa Xét nghiệm) về
    Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

    Bộ Y tế chấn chỉnh chất lượng bệnh viện và khuyến cáo về nguy cơ sự cố y khoa

    Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã xảy ra một vài sự cố y khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh người thầy thuốc.
    NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

    NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

    Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
    Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

    Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

    Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
    Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

    Bệnh viện Đa khoa Medic khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho Người có công Cách mạng

    Bệnh viện Đa khoa Medic Bình Dương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí đối với Người có công với Cách mạng
    Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

    Những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe NCT

    Chăm sóc sức khỏe NCT không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu chúng ta đủ yêu thương và thấu hiểu, ghi nhớ.
    Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

    Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân tuổi cao có 2 bàng quang

    Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bênh nhân 74 tuổi, ở Hà Nội có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
    Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

    Bí kíp vượt qua hội chứng “chưa ăn đã thấy no” sau Tết

    Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày với những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy liên miên, một “hội chứng” nhiều người gặp là cảm giác ngấy đồ ăn, chưa ăn đã thấy no. Hành trình đưa vị giác trở lại nhịp sống thường nhật và để cơ thể tìm lại cảm giác cân bằng cũng cần những bí
    Phiên bản di động