Làng “bệnh lạ” hồi sinh

Từng nổi danh với “căn bệnh lạ” khiến nhiều người tử vong và cộng đồng hoang mang, làng Rêu (xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) nghèo khó ngày nào giờ đã trở thành khu dân cư tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2022…

Trong triền ám ảnh

Chỉ mới cách đây gần chục năm thôi, khi ấy nỗi sợ về bệnh lạ, về con ma rừng gây nên theo cách nói của đồng bào cứ bao trùm từng ngóc ngách trong những khu làng nhỏ nằm miên man trên triền núi một thuở anh hùng này. Căn bệnh da dày sừng bàn tay chưa hề có trong y văn thế giới khiến cuộc sống của người dân nơi đây rơi vào khó khăn. Đã gần 10 năm trôi qua, làng Rêu không có ca mắc bệnh nào mới. Người dân H’rê đã trở lại cuộc sống bình thường, dẫu sự ám ảnh bệnh lạ đôi lúc vẫn còn thoáng qua trong nỗi sợ hãi của nhiều người.

Trong trí nhớ của nhiều người như ông Phạm Văn Đáy có ba đứa con thì có đến 2 đứa mất vì căn bệnh lạ đó, giờ chỉ còn cậu con út, hay bà Đinh Thị Chiên, bà Phạm Thị Liên, hay cả với anh Nguyễn Anh Khoa (36 tuổi, Chủ tịch UBND xã Ba Điền) thì thời điểm đó quả thực đáng sợ. Ông Phạm Văn Đố, trưởng thôn cho biết, từ năm 2011 đến 2014, toàn xã Ba Điền có 264 người mắc bệnh, trong đó có 24 người tử vong.

Làng Rêu bây giờ đã hồi sinh, trở thành khu dân cư tiêu biểu.
Làng Rêu bây giờ đã hồi sinh, trở thành khu dân cư tiêu biểu.

Sau khi căn bệnh lây lan nhanh, đã có hàng chục đoàn chuyên gia y tế, đầu ngành tỉnh, Bộ Y tế và WHO về khảo sát thực địa, thu thập thông tin, lấy mẫu nước, đất, thực phẩm, máu, tóc của bệnh nhân... để tìm nguyên nhân. Khi căn bệnh ùa về làng, đến cả thầy mo cũng phải lặng lẽ rời đi trong nỗi sợ hãi thì nói gì đến người dân.

Làng Rêu một thời sống trong ám ảnh căn bệnh lạ kì cướp đi nhiều sinh mạng, khiến nhiều người bỏ làng, nhiều đứa trẻ bỏ học, nhiều cánh đồng bỏ cày cấy. Với họ, căn bệnh lạ ập đến giống như sự trừng phạt của Yang trời Yang đất. Người làng đâu có làm gì nên tội mà sao Yang lại nỡ cướp đi bao nhiêu người như thế? Những câu hỏi ấy ánh lên trong mắt lũ làng, ám ảnh trong câu nói của người già, khắc khoải trong cuộc trò chuyện của người nam người nữ, ám cả vào giấc ngủ của người trẻ.

Rồi con “ma bệnh” từ từ biến mất. Người làng không còn ai chết vì “bệnh lạ” nữa. Người làng đã hiểu ra, hóa ra chẳng có “con ma” nào làm bệnh cả. Chỉ vì đời sống người dân kham khổ quá, y tế chưa được quan tâm, thói quen sinh hoạt lạc hậu gây nên bệnh tật. Ông Đố kể thế, rồi lại cười ngay mà bảo rằng: “Nhưng giờ thì người dân đã trở lại cuộc sống bình thường rồi, không còn sợ bệnh lạ nữa vì tuần nào, tháng nào cũng có cán bộ y tế về hướng dẫn cho bà con cách vệ sinh, cách phòng bệnh rồi. Bây giờ chỉ còn lo làm ăn, chăm con cái học hành nữa thôi!”.

Trong căn nhà râm ran tiếng trẻ con đang đọc bài rồi cất tiếng gọi, là nhà anh Phạm Văn Tuynh, khi anh đang buộc lại những buồng cau để sáng mai mang ra thị trấn bán.

Nhà bà Đinh Thị Chiên cách nhà anh Tuynh mấy tầm dao quăng cũng trồng rau và màu. Bà hồ hởi khoe: “Giờ hết bệnh rồi thì mừng lắm, phải làm ăn chứ. Mỗi vuông rau này mang bán cũng kiếm được mấy chục nghìn đồng đấy. Chăm chỉ làm ăn thì không lo đói, không sợ nghèo nữa rồi!”

Khi cái nắng vừa lên, ông Đố chỉ cho chúng tôi thấy một hình ảnh mà ông bảo là “rất mới” với người dân làng Rêu này. Đó là chuyện phơi thóc phơi lúa. Trước đây dù đã được phát gạo mới, nhưng họ vẫn ăn gạo cũ, vì theo họ, gạo được cấp ăn nhạt và không ngon. Bây giờ, sau khi các cán bộ y tế hướng dẫn người dân không được ăn gạo mốc, gạo mọc mầm vì có nhiều loại nấm mốc là tác nhân gây ra tổn thương gan, ung thư gan nên người dân đã biết phơi lúa, phơi gạo để nấu ăn như khuyến cáo.

Hồi sinh từ sợ hãi

Mấy năm qua, làng Rêu và xã Ba Điền được đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ đời sống dân sinh. Đó là công trình Trạm y tế xã, đường giao thông. Đặc biệt là dự án nước sạch với tổng kinh phí 4 tỉ đồng. Ngoài ra, xã còn được một doanh nghiệp ở Hà Nội hỗ trợ kinh phí xây dựng 1 sân bóng đá và 1 sân bóng chuyền để thanh niên trong làng có chỗ tập luyện thể thao sau những giờ lên rừng, ra rẫy, góp phần rèn luyện thể lực.

Anh Nguyễn Anh Khoa, Chủ tịch xã Ba Điền bây giờ đã chuyển hộ khẩu lên Ba Điền, trở thành công dân chính thức của vùng đất thăm thẳm giữa rừng già. Lúc lên với Ba Điền, Khoa còn rất trẻ. Những ngày bệnh lạ hoành hành, Khoa đến với Ba Điền với nhiệt huyết và lời hứa sẽ ở lại Ba Điền đến khi nào hết bệnh. Người H’rê ở đây rất tin Khoa, bởi lúc “bệnh lạ” hoành hành, chàng trai phố thị xung phong lên Ba Điền mà không có chút do dự.

Anh Khoa bộc bạch cho biết: “Nhờ được đầu tư giao thông và những công trình khác, thực sự là sức bật mới để giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã đổi mới, đi lên. Sau một thời gian chúng tôi phải căng hết sức đối phó với căn bệnh lạ, thì giờ đây người dân đã có thể yên tâm lao động nuôi sống gia đình bằng những sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, cùng các tổ chức cá nhân hảo tâm khác. Bộ mặt của Ba Điền bây giờ đã khác trước nhiều lắm rồi!”.

Làng Rêu giờ đã khác. Con suối Nước Nẻ đầy hung dữ đã được xây cầu. Đường bê tông hóa cho xe chạy qua cầu, chạy ra xã ra huyện trong ngày. Hàng hóa được mua bán, trao đổi thuận tiện hơn, thông tin dưới xuôi cũng ngày càng nhanh chóng đến với người dân.

Trưởng thôn làng Rêu vui vẻ khoe, một nửa số hộ trong thôn giờ đã cất nhà bằng gạch, xi măng kiên cố. Có 5 em đang theo học đại học ở các thành phố lớn. Các hộ dân chủ yếu sống bằng nghề nông lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 là 31 triệu đồng/người/năm. Đời sống của người dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Mới đây, vào cuối tháng 11/2022, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ngãi cũng đã trao Bằng khen công nhận khu dân cư làng Rêu là khu dân cư tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2022. Nhiều hộ gia đình, cá nhân đã được biểu dương khen thưởng vì đã thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước. Nói về thành quả ấy, anh Nguyễn Anh Khoa, Chủ tịch xã Ba Điền vẫn đầy chân tình: “Tôi vẫn nhiệt huyết như lúc mới lên Ba Điền, và còn nhiều dự tính cho vùng đất này nữa”.

Tiêu Dao

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Tiếng trống trăm năm

Tiếng trống trăm năm

Kết tinh từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng gợi nhắc văn hóa cha ông…
Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm đi tìm đồng đội

Hơn 40 năm qua, cựu chiến binh (CCB) Mai Xuân Lụa,79 tuổi, ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lặng lẽ đi tìm hài cốt đồng đội, để tri ân những người ngã xuống và góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các liệt sĩ...
Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Xử lí nghiêm hành vi hút thuốc lá nơi công cộng

Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định có liên quan đã quy định các chế tài xử phạt, nhưng đến nay, tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng vẫn diễn ra rất phổ biến.

Tin khác

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai

Biến đổi khí hậu và sự chống chịu thiên tai
Biến đổi khí hậu (thời tiết cực đoan) ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường gây nên những thảm họa khủng khiếp buộc con người phải đương đầu, tìm cách chống chịu nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất…

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ

Vẹn nguyên tình cảm với các anh hùng, liệt sĩ
Tháng 6/2006, tôi có chuyến đi vào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nghĩa trang liệt sĩ ở phía Bắc huyện, nơi yên nghỉ của gần 1.000 liệt sĩ ở khắp mọi miền Tổ quốc, trong đó có nhiều mộ chưa tìm được danh tính, lòng tôi bâng khuâng, xúc động lạ thường.

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường

Gốm Biên Hòa cải tiến công nghệ đốt lò để bảo vệ môi trường
Bắt nguồn từ sự kết hợp của hai dòng gốm Việt - Hoa vào giữa thế kỉ XVII và ứng dụng những thành tựu của Trường Dạy nghề Biên Hòa (thành lập năm 1903, nay là Trường Cao đẳng Trang trí mĩ thuật Đồng Nai), gốm Biên Hòa đã nhanh chóng trở thành một dòng gốm mĩ thuật đặc trưng cho đến những năm 50 của thế kỉ XX với tên gọi nổi tiếng “Gốm mĩ nghệ Biên Hòa”.

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô

Tưởng nhớ những kĩ sư, công nhân trẻ Việt - Xô
Công trình Nhà mày Thủy điện Hòa Bình khởi công xây dựng vào ngày 6/11/1979, đến ngày 30/12/1988, tổ máy số 1 bắt đầu phát điện. Các tổ máy khác lần lượt khởi động và chính thức đưa vào vận hành ngày 20/12/1994.

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão

Hàn Quốc: Nhiều nhà trẻ chuyển đổi công năng thành nhà dưỡng lão
Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh, hệ thống cơ sở chăm sóc tại Hàn Quốc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với xu hướng này.

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi

Tấm gương nhà báo liệt sĩ Hoàng Thi
Hôm ấy, tôi đang làm việc ở cơ quan thì nhận được điện thoại của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Đắk Lắk (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa mới tìm được hài cốt của đồng chí Hoàng Thi, chiều nay Tỉnh ủy sẽ tổ chức làm lễ truy điệu.

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh

Hơn 40 năm gắn bó với đồng đội đã hi sinh
Quá nửa đời người, cựu chiến binh Hồ Xuân Thành, 69 tuổi, quản trang Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn miệt mài với công việc đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn, tri ân sâu sắc đến những đồng chí, đồng đội đã hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”

“Anh nằm đây, trẻ mãi tuổi hai mươi!”
Quen biết nhà thơ, cựu chiến binh Trần Ngọc Phượng, tôi hằng cảm phục tình nghĩa bạn bè, đồng đội của anh rất nồng hậu, rất thủy chung. Như với Đoàn Công Tính, bạn từ thời tiểu học; với Mai Dân đồng hương, đồng nghiệp thơ văn, luôn luôn tựa bát nước đầy.

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng

Thành cổ Quảng Trị - vết tích của đau thương và hào hùng
Nương theo bộ phim “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, tôi đến thăm di tích Thành cổ Quảng Trị trong một sáng tháng 6 nắng như đổ lửa.

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số

Quản lí viện dưỡng lão bằng công nghệ số
Trước bối cảnh ngày càng tăng tốc độ già hoá dân số, Việt Nam bước vào thời kì dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”, lĩnh vực chăm sóc NCT đang là một thách thức lớn cả về cơ sở, nhân lực chăm sóc và quan trọng hơn hết là yếu tố tâm lí “trẻ cậy cha, già cậy con” ở NCT, khiến họ e ngại việc xa con cái, không sẵn sàng để tận hưởng tuổi già.

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay

Đôi điều về văn hóa “nhường nhịn” hiện nay
Hằng ngày trên khắp nẻo đường ở các đô thị lớn, chúng ta không ít lần chứng kiến trong khi tắc đường, nhiều người vẫn cố chen lấn để đi trước. Đèn tín hiệu chưa bật xanh đã inh ỏi tiếng còi hối thúc. Một vài va chạm nhỏ có thể dẫn đến những vụ ẩu đả, thậm chí là chém giết nhau.

Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu

Cần thực hiện tốt các chế độ đối với quân nhân nghỉ hưu
Chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng này. Đây là một chính sách mang nặng tính nhân văn và công bằng xã hội.

Ân nhân của nhiều người bệnh

Ân nhân của nhiều người bệnh
Hiến máu nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp, nhân văn. Mỗi ngày, trên cả nước có rất nhiều bệnh nhân thiếu máu cần được cộng đồng hỗ trợ, cứu sống.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Xin được chung tay giúp đỡ thương binh Phạm Văn Hẹn

Chiến tranh đã lùi xa, chỉ còn chưa đầy một năm nữa, đất nước ta sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4 (1975 -2025), nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn “bám vào” nhiều người lính có một thời xung trận và gia đình họ.
Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 1,2 tỷ đồng giúp NCT nghèo, gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Chiều tối 4/7, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương tổ chức sơ kết 6 tháng hoạt động đầu năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hội đoàn thể, tổ chức cùng hơn 60 hội viên.
Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Người mẹ thứ hai của những đứa trẻ bị thiệt thòi

Năm nay là năm thứ 23, bà Đoàn Thị Nhẫn, ở thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội tận tụy chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu ở Nhà trẻ em xã Phú Châu.
Xin đừng lãng phí nước

Xin đừng lãng phí nước

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước đã không còn chỉ dừng ở mức nguy cơ. Cùng với hiện tượng El Nino, khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Phiên bản di động