Nhiều ý kiến khác nhau về số lượng phó ban chuyên trách HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch xã loại II

Số lượng phó ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, Phó Chủ tịch UBND cấp xã loại II là một trong những nội dung nổi bật của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận sáng 10/6.

Nhiều ý kiến khác nhau về số lượng phó ban chuyên trách HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch xã loại II
Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Cần xem việc tăng phó chủ tịch UBND có tương xứng với việc giảm một phó chủ tịch HĐND

Trong tờ trình, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về việc giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh do quá trình xây dựng dự án Luật còn có ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh từ 2 người xuống còn 1 người. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên số lượng 2 Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, không quá 2 Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh như quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành. Chính phủ thống nhất với phương án 1. Tuy nhiên, thảo luận tại hội trường cho thấy còn có ý kiến băn khoăn về lựa chọn này.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, việc tăng hay không tăng biên chế, quan trọng nhất là phải tính đến hiệu lực, hiệu quả khi sửa luật. Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới ban hành có hiệu lực được hơn 3 năm, công tác tổ chức bộ máy cần mang tính ổn định, bền vững. Do vậy, việc tăng hay giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện hoặc trưởng, phó ban HĐND cần cân nhắc. Nêu quan điểm cá nhân, đại biểu đồng tình giữ nguyên số lượng như hiện nay với lý do “luật mới đi vào thực hiện hơn 3 năm mà giờ lại xáo trộn biên chế, tổ chức bộ máy, tính hiệu lực, hiệu quả của hai luật này đã được trả lời bằng hiệu quả của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2018”. Đại biểu cho rằng, cần xem việc tăng phó chủ tịch UBND có tương xứng với việc giảm một phó chủ tịch HĐND không.

Còn theo đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang), cần xem xét số lượng cấp phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện trong tổng thể các chức danh và tổ chức bộ máy HĐND cùng cấp và trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương thời gian qua. Luật cần quy định rõ về tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách trong tổng số đại biểu, đây chỉ là tỷ lệ để đảm bảo số cơ quan HĐND cần có để tổ chức bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp.

Nhiều ý kiến khác nhau về số lượng phó ban chuyên trách HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch xã loại II
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Nguyễn Tuấn Anh phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

“Tại sao Quốc hội yêu cầu tới đây phải nâng tỷ lệ chuyên trách, còn địa phương lại đặt nặng vấn đề giảm biên chế để quy định theo chiều hướng giảm đi”, đại biểu đặt câu hỏi.

Theo đại biểu, nhiệm kỳ này, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND cấp tỉnh đã nâng lên rõ rệt, một trong những nguyên nhân tạo nên tiến bộ chính là tăng số lượng đại biểu chuyên trách làm việc ở các ban. Khi xác định rõ số đại biểu HĐND chuyên trách mới có căn cứ xác định số lượng phó chủ tịch, phó ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.

“Nếu bộ máy bố trí cấp trưởng là chuyên trách, cũng chỉ nên bố trí một cấp phó là chuyên trách để hỗ trợ. Việc giảm một phó chủ tịch HĐND huyện, tỉnh không nên cứng nhắc, chỉ cứng quy định về biên chế chuyên trách HĐND, tùy điều kiện tình hình, về quy mô, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn mà bố trí từ 1 đến 2 phó chủ tịch cho phù hợp. Số lượng cấp phó ở đây sẽ nằm trong tổng khung số lượng cấp phó đã quy định ở từng cấp”, đại biểu nói.

Đại biểu cũng cho biết đồng ý với việc tăng thêm số lượng một phó chủ tịch UBND cấp xã loại II, để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề cho trúng để tới đây có cách ứng xử tiếp theo.

Thống nhất với việc có 2 phó chủ tịch HĐND, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) dẫn Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định, Thường trực HĐND gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch. Qua quá trình thực hiện, HĐND đã phát huy tốt nhiệm vụ góp phần phát huy hiệu quả của HĐND. Do đó, việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND cần phải được cân nhắc thận trọng.

Đại biểu cho rằng, theo phương án của Chính phủ, giảm cào bằng tất cả các địa phương gồm cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là không hợp lý, không có tính thuyết phục cao. Lý giải của Chính phủ là giảm đồng bộ như vậy để có sự đồng bộ về tổ chức bộ máy nhà nước là chưa thực sự hợp lý, vì chúng ta phải bảo đảm được 2 mục tiêu song song là bộ máy giảm, không tăng biên chế nhưng cũng phải bảo đảm hiệu quả hoạt động, nếu không xét điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chỉ giảm cơ học, sẽ không hiệu quả, dẫn đến việc phải sửa luật thường xuyên.

“Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu địa phương theo Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII, có thể nhất thể hóa chức danh Bí thư và Chủ tịch HĐND. Với những địa phương nhất thể hóa chức danh, trường hợp chủ tịch HĐND không chuyên trách, nếu áp dụng phương án 1 như dự thảo Luật (giảm còn 1 phó chủ tịch HĐND), việc điều hành công việc rất khó khăn, không thể đảm đương các công việc do luật định. Với những tỉnh loại 1, thành phố lớn, quy định lại càng khó khăn hơn trong thực hiện nhiệm vụ”, đại biểu bày tỏ.

Cũng theo đại biểu Tôn Ngọc Hạnh, theo quy định, phó chủ tịch HĐND giúp việc cho chủ tịch HĐND trong điều hành phiên họp, nếu chỉ có một phó chủ tịch HĐND, trong trường hợp đột xuất, bất khả kháng xảy ra không thể tham gia phiên họp của HĐND sẽ không có nhân sự thay thế để thực hiện các công việc. Trong thực tiễn, các cơ quan dân cử cần tăng đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời yêu cầu của cử tri và nhân dân đối với cơ quan dân cử ngày càng cao. Do đó, cần giữ số lượng đại biểu chuyên trách như hiện hành là 2 phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác giám sát, chuẩn bị tốt các nội dung cho kỳ họp.

Tránh “trăm hoa đua nở” cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, dự thảo luật không cụ thể hóa được chủ trương của Nghị quyết 18, 19 về sắp xếp, đổi mới bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho việc thực hiện chủ trương của Đảng. Thậm chí, có nội dung đã được Quốc hội quy định, thì lần này lại bãi bỏ, giao Chính phủ quy định như quy định số lượng cấp phó cấp vụ không quá 3 người, tổng cục không quá 4 người không được dự luật nhắc đến.

“Như vậy số lượng cấp phó này đã không bị khống chế cho đến khi có nghị định của Chính phủ và cũng không rõ số lượng này tăng lên hay giảm đi”, đại biểu băn khoăn.

Theo ông, đây là một nội dung đã được Quốc hội khóa 13 thảo luận kỹ, nhằm khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp ở cơ quan Trung ương. Việc bỏ quy định này cũng chưa được tổng kết đánh giá việc thực hiện trong thực tiễn.

“Tôi cho rằng việc xây dựng luật theo hướng luật khung là bước lùi của dự thảo. Có cử tri nói rằng có lẽ chẳng đâu như chúng ta, luật ban hành nhưng Chính phủ không ban hành nghị định thì luật chết ngay”, đại biểu thẳng thắn.

Về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, theo đại biểu Trần Văn Lâm, có thể phân cấp cho Chính phủ quy định bộ máy cấp dưới, nhưng không phải chỉ quy định khung số lượng, còn các địa phương tùy ý xác định có cơ quan nào nằm trong bộ máy của UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Làm như vậy sẽ mỗi nơi một khác, sẽ rất khó khăn, phức tạp. Chính phủ quy định nhưng phải rõ ràng, thống nhất về tổ chức bộ máy của UBND tỉnh, huyện giữa các địa phương. Sự khác nhau, có chăng chỉ là một chút trong điều kiện đặc thù vùng miền đô thị, nông thôn và sự khác nhau này cũng phải được Chính phủ quy định rõ ràng, tránh sự “trăm hoa đua nở”, mỗi nơi một cách như vừa qua thí điểm lập các cơ quan trong hệ thống hành chính chính trị ở các địa phương, sau đó Chính phủ phải đề nghị tạm dừng, chờ hướng dẫn.

Nhiều ý kiến khác nhau về số lượng phó ban chuyên trách HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch xã loại II
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Giải trình, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc giao cho Chính phủ quy định khung của các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện để khắc phục tình trạng giao cứng cơ quan chuyên môn. Cũng theo Bộ trưởng, quy định biên chế tối thiểu và số lượng cấp phó tối đa là nhằm khắc phục tình trạng “đẻ” quá nhiều cơ cấu tổ chức bên trong. Vì vậy, muốn thành lập cơ cấu tổ chức bên trong, phải có biên chế tối thiểu, tổ chức này phải thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện đa nhiệm vụ, đa chức năng, giống như quy định bộ, ngành hiện nay quản lý nhà nước đa nhiệm vụ, đa chức năng.

“Nếu có số lượng biên chế ít hơn, phải nhập các phòng khác để thực hiện chức năng quản lý đa ngành, chuyên ngành, cũng để hạn chế tình trạng số lượng lãnh đạo của các cơ quan bên trong nhiều hơn công chức”, Bộ trưởng cho hay.

Theo ông, nguyên tắc đặt ra là phải đảm bảo giảm đầu mối, giảm biên chế trên cơ sở giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; không đặt vấn đề giảm biên chế, giảm tổ chức hoặc nhằm mục đích tăng tiền lương mà là thực hiện đồng bộ trong việc tinh gọn lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu tổ chức và hoạt động bộ máy hiệu lực.

Theo Chu Thanh Vân/TTXVN

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026, đối với ông Hoàng Xuân Tân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về 8 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.
Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ quy định Cảnh sát giao thông được trích lại 70% tiền xử phạt

Chính phủ bỏ đề xuất lực lượng Cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tin khác

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm nhân sự mới
Chiều 25/3, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3
Ngày 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật.

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang
Sáng 24/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh. Dự hội nghị có: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh Tiền Giang và các địa phương, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông

Việt Nam kiên quyết bác bỏ tất cả yêu sách trái luật pháp quốc tế ở biển Đông
Liên quan đến các yêu sách ở biển Đông trái luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, lập trường của Việt Nam luôn rõ ràng, nhất quán và đã được khẳng định nhiều lần. Theo đó Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ tất cả các yêu sách này.

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt

Vụ tấn công tại Moskva, Nga: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt
Ngay sau khi nhận được tin về vụ tấn công, Đại sứ quán đã triển khai ngay công tác bảo hộ công dân, cử người đến hiện trường và từ đêm cho đến 5h ngày 23/3 đã giải cứu được 12 người Việt, đưa họ về nhà an toàn.

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả
Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022...

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành

Công tác nhân sự của Đảng: Vun gốc để tránh lụi cành
Theo quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nếu cán bộ là “cái gốc của mọi công việc” thì đối với từng cán bộ, phẩm chất tài, đức phải song hành, trong đó “đức phải là cái gốc”. Muốn cành, lá không bị sâu, bệnh thì cái “gốc đạo đức” phải được vun xới không ngừng nghỉ.

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng
Sáng ngày 21/3/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để thực hiện các nội dung:

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước

Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ
Ngày 20/3/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Thị Thuý Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân

Lời cam kết của Chủ tịch tỉnh và cơ hội mở rộng hợp tác sang thị trường tỷ dân
“Với phương châm mến khách, thấu hiểu đối tác, mong muốn hợp tác, phát triển bền vững, Sóc Trăng luôn chào đón, cam kết sát cánh và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch Sóc Trăng Trần Văn Lâu cam kết.

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 bổ nhiệm lại ông Nguyễn Hoàng Hiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn

Bế mạc phiên họp thứ 31: Quốc hội xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn
Chiều 19/3, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 31, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau 3,5 ngày họp tập trung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên họp thường kỳ tháng 3; đồng thời cho ý kiến, xem xét, quyết định 5 nhóm vấn đề lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga
Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.
Xem thêm
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh,
Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Đưa hoạt động Hội và phong trào NCT lên tầm cao mới

Một tin rất vui với cán bộ, hội viên NCT tỉnh Bắc Ninh và cả nước: Ngày 29/2/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã kí ban hành 2 văn bản quan trọng
Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:
Phiên bản di động