Trì trệ chuyển giao vốn nhà nước về SCIC vì... luyến tiếc quyền lợi

Đã quá nửa thời gian để thực hiện Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, song đến nay chưa được 50% số doanh nghiệp trong diện này chuyển giao vốn về SCIC để triển khai bán phần vốn nhà nước. Một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ đã được chỉ ra là "ý chí và thái độ sẵn sàng" của bên bàn giao, do có liên quan tới quyền lợi.

Trì trệ chuyển giao vốn nhà nước về SCIC vì... luyến tiếc quyền lợi
Chậm bàn giao vốn về các đầu mối tập trung, nguồn lực sẽ không được sử dụng hiệu quả. Ảnh minh họa: SCIC

Đến giờ này, tổng giá trị tài sản gần 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu nhà nước theo giá trị sổ sách trên 820.000 tỷ đồng của 19 tập đoàn, tổng công ty đã được chuyển giao nhanh chóng về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (UBQLVNN). "Bí quyết" chuyển giao nhanh chóng của các bộ chủ quản của 19 đơn vị này là kỷ luật tài chính được thực thi nghiêm túc.

Đây cũng là kinh nghiệm soi chiếu khi thực hiện chuyển giao vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Nhanh hay chậm, phụ thuộc vào ý chí và mức độ sẵn sàng

Xét trên góc độ trình tự chuyển giao, việc chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ một cơ quan nhà nước này sang một cơ quan nhà nước khác không thực sự tương đồng như trình tự chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ một bộ ngành, địa phương sang SCIC. Cụ thể, việc bàn giao doanh nghiệp từ các bộ sang Ủy ban là bàn giao nguyên trạng. Trong khi, việc bàn giao vốn về SCIC còn phải trải qua một thủ tục khác là xác định, kiểm tra lại sổ sách vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp do số vốn này được cộng vào tổng tài sản của SCIC và được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của SCIC.

Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu, thủ tục về cơ bản không quá phức tạp vì bản chất vẫn là chuyển giao từ cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý về cơ quan đầu tư và kinh doanh vốn cũng do Nhà nước quản lý. Tiến trình này nhanh hay chậm, phụ thuộc vào ý chí và mức độ sẵn sàng của bên bàn giao.

“Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu bao gồm 9 quyền, đặc biệt trong đó có quyền về bổ nhiệm cán bộ, phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh và quyền quyết định các vấn đề đầu tư tài chính”, ông Hiếu cho biết và khẳng định rằng đây chính là những yếu tố gắn với quyền lợi của đơn vị có quyền quản lý vốn nhà nước, nên mới có sự chần chừ, chậm trễ.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính đã thẳng thắn chỉ ra lý do các bộ và địa phương chưa nhanh chóng tiến hành chuyển giao vốn: Cũng có tình trạng doanh nghiệp muốn chuyển nhưng cơ quan đại diện chủ sở hữu là bộ, là địa phương không muốn chuyển vì không muốn mất đi quyền, mất đi chân rết của mình, vì vẫn muốn níu giữ lợi ích riêng cho mình. "Có thể thấy vẫn còn sự luyến tiếc về đơn vị mà mình đã quản lý dẫn đến một số cơ quan ngại bàn giao và lấy nhiều lý do khác nhau để trì hoãn, như việc giữ lại doanh nghiệp để quản lý ngành"- ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Nêu đích danh người đứng đầu nếu "chần chừ "

SCIC hiện cũng là một thành viên của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước. Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, Ủy ban cần có trách nhiệm đôn đốc việc chuyển giao vốn về SCIC. Khi vốn nhà nước được quản lý tập trung và chuyên nghiệp, chắc chắn hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. “Nay, các bộ đã không còn quản lý doanh nghiệp vì đã bàn giao phần lớn vốn nhà nước về Ủy ban. Do đó các bộ nên sớm thực hiện trách nhiệm chuyển giao phần vốn của các doanh nghiệp về SCIC để tránh bị quy trách nhiệm cũng như cho rằng chậm trễ để níu kéo quyền lợi”, ông Lưu Bích Hồ nói.

“Nơi nào chậm trễ, cần chỉ tên đích danh để Thủ tướng Chính phủ có căn cứ xử lý trách nhiệm người đứng đầu”, ông Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thoái vốn nhà nước giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định việc chuyển giao về SCIC để triển khai bán phần vốn nhà nước là 62 doanh nghiệp tại 6 bộ và 16 địa phương, với tổng số vốn nhà nước là trên 11.200 tỷ đồng (chiếm 65,3% vốn điều lệ các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao).

Tuy nhiên, theo báo cáo của SCIC, lũy kế từ 17/8/2017 (ngày ban hành QĐ 1232) đến 30/11/2018, SCIC mới chỉ tiếp nhận được 29 doanh nghiệp (năm 2017 tiếp nhận 21 doanh nghiệp, năm 2018 tiếp nhận 8 doanh nghiệp), chưa bằng 50% so với con số cần chuyển giao. Có thể kể tên các doanh nghiệp chậm chuyển giao về SCIC như Tổng công Thép Việt Nam với giá trị 6.300 tỷ đồng, Tổng công ty Licogi, Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam...

Các doanh nghiệp chưa chuyển giao thuộc các bộ và UBND tỉnh quản lý gồm: Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải; tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh. Nếu căn cứ theo Nghị định 147/2017/NĐ-CP, trong đó quy định rõ về đối tượng, trình tự và thời hạn chuyển giao, thì hiện vẫn có hàng trăm doanh nghiệp chưa được chuyển giao về SCIC.

Chậm chuyển giao sẽ làm chậm tiến trình cổ phần hóa

Theo ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội, việc chuyển giao doanh nghiệp đã cổ phần hóa về SCIC là chuyển việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang phân tán ở các bộ ngành gây yếu kém nhiều năm qua về SCIC. Chậm chuyển giao là làm cho công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước bị ảnh hưởng. Cần phải quyết liệt, phải quy trách nhiệm cho người đứng đẩu, đây là chủ trương lớn. Chậm chuyển giao sẽ làm chậm lại nỗ lực thúc đẩy tiến trình CPH. Còn chậm nhận thì thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng chậm, sẽ tác động không tốt tới quản lý Nhà nước.

Tại Hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo đối với các doanh nghiệp Chính phủ đã cho phép các Bộ/UBND tỉnh bán vốn nhưng quá trình triển khai gặp khó khăn vướng mắc, không đảm bảo đúng tiến độ thì các Bộ/UBND tỉnh chuyển giao cho SCIC để thực hiện bán. Các doanh nghiệp sau khi được bàn giao về SCIC sẽ được phân loại để quản lý; thực hiện tái cơ cấu, xử lý tồn tại, nâng cao quản trị, hiệu quả hoạt động và lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai bán vốn mang lại hiệu quả.

Sau khi vấn đề này được đề cập, đã có một số chuyển biến tích cực được ghi nhận, như mới đây Bộ Công Thương đã thực hiện chuyển giao Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chuyển giao Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) về SCIC.

Ông Phan Đức Hiếu, Viện phó Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng: Cần thống nhất nhận thức về lợi ích của việc chuyển giao đối với tổng thể nền kinh tế, không phải vì quyền quản lý doanh nghiệp của Bộ, địa phương hay của UBQLV nhà nước tại doanh nghiệp hay SCIC. Các bên chuyển giao và nhận chuyển giao cần tích cực và nỗ lực trong việc chuyển giao doanh nghiệp, thực hiện đúng tiến độ chuyển giao doanh nghiệp theo kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Trần Mạnh Hải (SN 1977, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế); Đỗ Hữu Hải (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sơn Hà) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Ngày 19/4, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương

Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương.
Công ty Cổ phần may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Công ty Cổ phần may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần may Việt Mỹ luôn quan tâm đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa mẫu mã, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.

Tin khác

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024 và công bố di sản phi vật thể Lễ hội đền Yên Lương.

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024 và công bố di sản phi vật thể Lễ hội đền Yên Lương.
Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 là dịp để tỉnh Nghệ An giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, văn hóa đặc sắc của tỉnh nhà đến với du khách trong nước cũng như quốc tế.

Nhã Nam tạm đình chỉ chức vụ đối với Tổng giám đốc Nguyễn Nhật Anh

Nhã Nam tạm đình chỉ chức vụ đối với Tổng giám đốc Nguyễn Nhật Anh
Tối 18/4, trang fanpage của Nhã Nam đăng tải thông tin ông Dương Thanh Hoài - Phó Tổng giám đốc trở thành người nhận trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến Công ty Nhã Nam.

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh
Ngày 18/4, Công an huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Toàn (SN 1994, trú xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh) để làm rõ hành vi "Cướp tài sản"

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước
Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo, đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, gây ngập úng và làm chết 25 ha rừng theo yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum.

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo
Chiều muộn 17/4, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra quan điểm luận tội, đồng thời đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh.

Hà Tĩnh: Bắt giữ nghi phạm táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm

Hà Tĩnh: Bắt giữ nghi phạm táo tợn cướp tiệm vàng trong đêm
Nghi phạm bị bắt khi đang tẩu thoát tại TP Vinh (Nghệ An). Danh tính nghi phạm được xác định là Nguyễn Minh T., sinh năm 1994, trú quán tại thôn Hồng Hà, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Truy bắt đối tượng dùng búa cướp tiệm vàng

Hà Tĩnh: Truy bắt đối tượng dùng búa cướp tiệm vàng
Tối 17/4, một lãnh đạo UBND thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cướp táo tợn tại một tiệm vàng. Hiện cơ quan chức năng đang truy bắt đối tượng gây án.

Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương: Hướng về cội nguồn dân tộc cho các em học viên

Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương: Hướng về cội nguồn dân tộc cho các em học viên
Sáng 17/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn 2024. Đây là hoạt động vừa để ôn lại lịch sử, vừa để tưởng nhớ về các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời nhằm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn dân tộc.

Thanh Hóa huy động hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông

Thanh Hóa huy động hơn 70 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho đồng bào sinh sống trên sông
Sau 2 năm thực hiện Cuộc Vận động, Thanh Hóa đã huy động hơn 70 tỷ đồng đầu tư hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông tại các địa phương.

Hà Nội: Điều tra vụ bé gái 12 tuổi mang thai, nghi bị hiếp dâm

Hà Nội: Điều tra vụ bé gái 12 tuổi mang thai, nghi bị hiếp dâm
Ngày 17/4, anh Đ.N.A. (52 tuổi) ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì cho biết, con gái anh là cháu Đ.T.N.L. (12 tuổi) dự kiến chiều nay sẽ mổ sinh con.

TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
"Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là công tác thường xuyên, liên tục suốt năm, từ đợt này sang đợt khác", Giám đốc Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TP. Hồ Chí Minh Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh tại Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Khởi tố vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội mang thai, nghi bị hiếp dâm

Khởi tố vụ án bé gái 12 tuổi ở Hà Nội mang thai, nghi bị hiếp dâm
Chiều 17/4, Công an huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội cho biết đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" để điều tra vụ việc.

Phú Yên rà soát các dự án, gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Phú Yên rà soát các dự án, gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An
Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Minh Hòa vừa ký Văn bản số 2163/UBND-ĐTXD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn, giao cho các cơ quan chức trách kiểm tra, báo cáo các dự án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị thành viên thực hiện tại tỉnh Phú Yên.

Liên kết vùng để cùng nhau ứng phó hạn mặn

Liên kết vùng để cùng nhau ứng phó hạn mặn
“Từ nửa cuối tháng 12/2023 tới nay, đa phần toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gần như không mưa, chỉ một số nơi có mưa nhưng lượng mưa rất thấp. Tổng lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm ở tất cả mọi nơi với tỉ lệ hụt chuẩn lượng mưa trong thời kỳ này từ 62-94%”. Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ cho biết.

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Thông tin báo chí về hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2024

TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Thông tin báo chí về hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2024
Ngày 16/4/2024 UBND TP. Sầm Sơn đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí để thông tin về hoạt động du lịch Sầm Sơn năm 2024.
Xem thêm
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Tuyên truyền Luật giao thông, phòng ngừa tai nạn đuối nước cho học sinh

Hơn 700 học sinh Trường THCS Cù Chính Lan (TP Thanh Hóa) hào hứng tham gia tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phòng chống tai nạn đuối nước năm 2024.
Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2024-2025

Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của 115 trường THPT công lập.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng thành phố Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Phiên bản di động