Hạ trắng

Gọi nắng/ Trên vai em gầy/ Đường xa áo bay/ Nắng qua mắt buồn/ Lòng hoa bướm say/ Lối em đi về/ Trời không có mây… 

Giọng hát trầm trầm với tiếng ghita đệm giai điệu cho bài “Hạ trắng” vang lên khắp dãy chung cư trong buổi trưa nhạt nắng. Bà Lam rất thích bản nhạc này, nói đúng hơn là bà say mê nhạc Trịnh. Căn nhà nhỏ trên tầng hai cuối khu chung cư cũ có khoảng sân đủ để bà Lam đặt cây bưởi của một người đồng đội cũ mang tặng. Mỗi khi chiều buông, bà Lam thường ra khoảng sân đứng nhìn xuống con đường có hàng cây cổ thụ rủ bóng. Hoa bưởi tỏa hương thơm ngát, một dòng hương thơm quyện vào khu chung cư. Ngày trước, ngôi nhà gỗ cuối xóm nhỏ khắc khoải tiếng gà trung du cũng có cây bưởi. Hoa rụng trắng sân nhà, thuở mười bảy, mười tám có lần bà Lam ngồi nhặt hoa bưởi rụng pha nước gội đầu cho tóc thơm hương hoa.

Giờ bà Lam già nua, tóc cũng rụng dần chỉ còn một lọn trắng bạc. Ban ngày bà Lam thường quấn gọn tóc phía sau gáy rồi lấy cây trâm bóng nước màu xanh ngọc vắt ngang. Đêm bà mới xõa tóc. Bóng tối trôi dài trên tóc. Bà đứng nhìn nhịp sống chậm rãi của dãy phố nhuốm màu cổ kính mỗi khi đêm về, miệng lẩm bẩm mấy câu hát ngọt ngào mà thâm trầm, sâu lắng: “Thôi xin ơn đời…”.

Đêm qua, nửa đêm bà Lam giật mình thức giấc. Trời đã khuya, sương đọng trên khung kính cửa sổ, ánh đèn đường rọi qua khiến màn sương hiện lên rõ hơn. Bà Lam vừa trải qua một cơn mơ. Một mùa Hạ bồng bềnh trôi qua, mùa Hạ có màu đỏ của hoa phượng vĩ, màu vàng của nắng giòn tan, màu xanh biêng biếc của bầu trời và màu trắng tinh khôi của mây bay ngang qua cánh đồng lộng gió. Những mùa Hạ đẹp nhất đời bà Lam. Mùa Hạ của tuổi thơ êm đềm nơi xóm nhỏ miền Trung.

Mùa hạ thuở mười tám bà Lam lên đường đi đánh Mỹ. Bao mùa Hạ đã trôi qua, có những mùa Hạ bà nhớ hoài, mộng mơ hoài, ước sao bà được sống lại trong những năm tháng ấy một lần nữa. Rồi giấc mơ vụt tan, bà Lam tỉnh giấc, thấy mình vẫn còn lâng lâng, bềnh bồng hư thực. Bà Lam bước xuống giường. Ánh đèn nhàn nhạt đủ để bà trông thấy những tấm bằng khen treo trên tường, những chiếc huân chương bà bày biện trong tủ kính, cả những tấm ảnh trắng đen bà gìn giữ dẫu phai màu.

Mỗi lần nhìn vào những thứ đó, bà Lam không kìm nén được nỗi xúc động trong lòng. Khóe mắt cay cay. Cánh cửa bật mở, trăng tràn vào trong nhà. Bà Lam khẽ bước ra sân nhìn trăng, nhìn phố đêm. Bà Lam đang nhớ về những ngày trước. Dạo đó bà Lam còn trẻ măng, da dẻ mịn màng, tóc dài óng ả. Người con gái năm xưa ung dung đi qua mùa Hạ với mối tình đầu.

Nhiều lần bà Lam thấy tiếc thời tuổi trẻ xa xưa, nhưng nhận ra thời gian trôi nhanh như dòng sông, bà bằng lòng chấp nhận. Ngồi lẩm bẩm đến những mùa Hạ qua đời, khi cười, khi nước mắt rưng rưng. Giọng hát sền sệt nhưng đong đầy cảm xúc đưa bà trở về thời thanh xuân mơ mộng.

Minh họa Trần Nhương

Minh họa Trần Nhương

Khu nhà cũ vắng lặng. Ở đây, chỉ có vài người già đã về hưu, còn lại là những người trẻ sống vội vã với nhịp điệu quay cuồng để tồn tại được trong cái thành phố “người đông đất chật”. Người trẻ, người già sống xen lẫn với nhau. Người già thường thích uống trà nghe nhạc Trịnh, đàm đạo chuyện năm xưa dấn thân theo nhịp bước quân hành. Người trẻ thường thích karaoke mỗi khi đi làm về, những bản nhạc sôi động, cuồng nhiệt, thường tụ tập chơi bời đến tận hai, ba giờ khuya, người già nhắc khéo thì bị phán một câu: “Già nua khó tính”. Thôi thì người già cắn răng chịu đựng. Đã sống tới từng tuổi này chẳng lẽ câu nệ với bọn trẻ hay sao.

Lần theo dấu giai điệu “Hạ trắng”, bà Lam đang tìm về cái bản ngã của chính mình. Nhạc Trịnh khiến lòng bà êm ái. Chưa bao giờ bà thấy khu nhà này yên bình như những buổi trưa gần đây, người trẻ đi làm, còn người già nào đó mới dọn về sống buồn lòng ngồi đàn hát một mình, cũng chẳng cần thiết người trẻ khen hay chê, miễn lòng nhẹ tênh là đủ.

Bà Lam dừng lại trước cửa căn nhà 205. Cánh cửa ra vào khép hờ, còn cửa sổ thì bật mở. Bà Lam ghé mắt nhìn vào bên trong. Một người đàn ông ôm đàn ghita, khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc phơ và vầng trán cao rộng. Người đàn ông di di cặp mắt kính rồi nhìn vào cuốn sổ chép lời bài hát để trước mặt, đàn, hát mấy câu “Gọi nắng trên vai em gầy/ Đường xa áo bay/ Nắng qua mắt buồn…”, nghe xốn xang. Khi người đàn ông dứt câu, bà Lam đứng ngoài cửa sổ buột miệng:

- Lâu rồi mới nghe lại “Hạ trắng”, ông bạn hát ngọt dữ, tôi mê mấy bản nhạc Trịnh như vầy lắm!

Người đàn ông đặt cây đàn ghita xuống, nhìn ra cửa sổ, cười cười:

- Tôi cứ sợ bị người trẻ ở khu nhà này phàn nàn đấy chứ! Hôm trước nghe tôi hát, mấy cô cậu trẻ tuổi đi ngang bảo tôi hát cái bản gì sến rện, nghe không lọt lỗ tai. Nay bà khen, tôi vui thiệt!

Bà Lam đứng vịn tay lên song cửa nhìn một lượt khắp căn nhà. Ở chung cư, nhà nào cũng như nhà nấy, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng và bà để ý thấy trên tường nhà ông cũng treo mấy tấm bằng khen được lộng kính kĩ càng, bóng loáng.

- Hình như ông mới dọn về đây thì phải?

- Ừ, tôi dọn về đây cũng gần nửa tháng rồi! Trước tôi ở Hà Nội, sau chuyển vào Nam sinh sống, ở ngoài Bắc thời tiết thất thường, tôi già rồi chịu không nổi.

- Mà, ông cũng từng đi lính phải không? Ông chiến đấu ở chiến trường nào?

Người già bước ra mở cánh cửa còn lại để nắng rọi vào gian nhà cho sáng sủa, đáp lại:

- Tôi hoạt động ở chiến trường miền Đông.

- Miền Đông? - Người đàn bà tỏ vẻ ngạc nhiên, người kia cũng nhìn bà Lam không chớp mắt - Trước tôi cũng đi lính ở đấy, sau này về chẳng gặp lại đồng đội xưa. Mà ông tên gì?

- Thiếu Quân.

- Thiếu Quân? - Bà Lam thốt lên, bà dụi tay lên cặp mắt để nhìn cho rõ hình dáng người đàn ông kia qua song cửa, tiếp lời - Ông… ông không nhận ra tôi ư? Tôi, Kiều Lam, đồng chí Lam của ông đây này!

Người đàn ông xúc động bước tới nắm tay bà Lam qua song cửa, run run:

- Kiều Lam, là bà đây sao… Trời ơi! Mấy chục năm rồi, tôi cứ tưởng sẽ không được gặp lại bà nữa chứ?

Họ bịn rịn như cuộc tiễn đưa cách đây mấy mươi năm, trong mùa Hạ miền Đông không lãng mạn nhưng cũng rợp sắc hoa phượng mọc lưa thưa và màu nắng cháy đổ trên ngọn cây thốt nốt. Thời khắc giao chuyển giữa chinh chiến và hòa bình khiến họ lạc mất nhau, ngót mấy mươi năm mới gặp lại nhau trong màu tóc trắng và khuôn mặt đầy những nếp nhăn, đồi mồi lấm tấm. Người đàn ông ngồi gảy đàn ghita, hát nhạc Trịnh cho bà Lam nghe trong khoảng sân có cây bưởi trổ bông, hương thơm ngan ngát. Bà Lam nhớ lại những ngày đi chiến đấu, đêm biên cương thanh tịnh, không một tiếng súng nổ, không một thanh âm rục rịch của quân thù. Thiếu Quân - thuở ấy còn là một thanh niên cao to, lực lưỡng, nổi máu nghệ sĩ ôm đàn ngồi dưới gốc cây thốt nốt vừa gảy vừa hát mấy bài: “Diễm xưa”, “Cát bụi”, “Còn tuổi nào cho em”,… Nhưng bài mà bà Lam thích nhất có lẽ là “Hạ trắng”. Những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời bà đều gắn liền với mùa Hạ.

Mùa Hạ tuổi thơ trong veo, bà Lam - cô gái trung du vẫn thường ngồi dưới bóng mát cây gạo đầu xóm nhìn mây trời, ngóng gió. Mùa Hạ năm bà Lam mười tám tuổi, thuở bà biết nuôi tóc dài, biết rung động con tim, cô gái xóm nghèo thôi học xung phong vào chiến trường miền Đông đánh Mỹ. Hôm bà đi xóm bịn rịn tiễn đưa. Chiếc xe chở đoàn thanh niên băng băng trên những nẻo đường tiến vào miền Nam thương yêu đánh giặc cứu nước. Dọc đường, người con gái trung du ngắm nhìn những cành phượng vĩ trổ hoa rợp trời sắc đỏ, đẹp lắm! Nghĩ bụng: Biết bao giờ mới trở lại trung du.

Mùa Hạ ở chiến trường miền Đông, ngày bà Lam làm nhiệm vụ được giao phó, đêm thanh thản ngồi nghe Thiếu Quân đàn, hát. Người thanh niên nói chuyện bằng giọng miền Tây ngọt ngào mộc mạc mà cũng không kém phần lãng mạn. Mùa Hạ, anh nói với người con gái trung du lời yêu đầu, hẹn chừng nào cả miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhất định hai người sẽ lấy nhau. Tình yêu thời chiến thật hiền hòa nhưng cũng đong đầy nước mắt.

Rồi miền Nam giải phóng, buổi chiều cuối cùng trên bãi chiến trường miền Đông, bà Lam không thấy người thương ở đâu. Người kia bặt vô âm tín. Bà Lam buồn bã trở về xóm nhỏ miền Trung trong không khí tưng bừng của đất nước. Tóc đã phai màu, bà chọn thành phố này, dãy chung cư này làm nơi gắn bó cuộc đời mình. Chưa bao giờ bà dám nghĩ sẽ gặp lại Thiếu Quân, hoặc ông đã từ giã cõi đời, hoặc ông đã có một gia đình êm ấm. Mối tình xưa chết theo mùa Hạ năm nào.

Bà Lam hỏi ông khe khẽ:

- Ông, sao hồi ấy ông bỏ tôi đi, không nói một lời?

Người đàn ông ngưng đàn, ngưng hát, ngước mắt nhìn bầu trời đen ngòm với hàng ngàn vì sao mọc san sát nhau, chẳng thấy đâu dãy Ngân Hà uốn lượn:

- Lúc đó tôi có đi tìm bà, nhưng các đồng chí khác bảo không thấy bà ở đâu. Tôi cứ nghĩ bà đã hi sinh trên chiến trường. Tôi trở về thành phố. Chừng ấy năm tôi linh cảm bà vẫn còn sống, hóa ra hai chúng ta cùng sống trong một chung cư, rồi gặp nhau lúc tóc bạc hết đầu, đời nhiều điều bất ngờ quá, bà ha.

Khoảnh khắc bà Lam tựa đầu vào vai ông, bà thấy mình sống lại những ngày hạ cũ. Cả ông nữa. Hai người đang bồng bềnh trong cái giây phút huy hoàng và hạnh phúc xưa ấy. Biết đâu trong cái thành phố bé nhỏ này vẫn còn những người già tóc bạc đã từng đi qua cuộc chiến năm xưa, đã từng yêu nhau bằng tình yêu nồng nàn giản dị, rồi xa nhau, rồi gặp nhau và hát cho nhau nghe mấy câu: Tôi đưa em về/ Chân em bước nhẹ/ Trời buồn gió cao/ Đời xin có nhau dài cho mãi sau… nắng không gọi sầu/ Áo xưa dù nhàu/ Gọi mãi tên nhau…

Hoàng Khánh Duy

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mẹ của chúng mình

Mẹ của chúng mình

Liza không ngờ mục tiêu đến làm ở cửa hàng thời trang và mĩ phẩm lại thay đổi nhanh đến như vậy. Lúc nhờ Hạnh - cô bạn học người Việt thân nhất lớp - xin việc, Liza nói với bạn:
Tiếng vọng từ trái tim

Tiếng vọng từ trái tim

Tú quyết định làm đám cưới với Thanh, một quyết định không vội vã, cũng không hề bị câu thúc, mà đơn giản cái quyết định này đến từ tiếng vọng của trái tim.
Chị em dâu

Chị em dâu

Bà Lành sinh được hai đứa con trai, cũng vì chiến tranh nên đứa lớn cách đứa út đến gần 20 tuổi. Ngày trước bà cũng từng đi làm dâu trong gia đình đông anh em, bà hiểu câu nói người xưa “Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi”, thế nhưng trong những năm đói quay đói quắt, chiến tranh giặc giã, tất cả chị em dâu nhà bà phải xa chồng nên mọi phụ nữ trong gia đình đều yêu thương và đoàn kết lẫn nhau.
Hoa vàng bến đợi

Hoa vàng bến đợi

Chiều buông trên bến sông nở đầy hoa sao nhái. Bầu trời đỏ, mặt sông đỏ, hoa sao nhái vàng bất chợt cũng bị nhuộm đỏ như đang thắp lửa lung linh để đốt cháy rụi cảnh thiên nhiên của những ngày đầu Hạ ở một vùng đồng bằng xa xôi hẻo lánh.
Xuân trên tay mẹ

Xuân trên tay mẹ

Thèm quá chừng cái bong bóng heo thổi căng phơi khô làm bóng ném!!!

Tin khác

Tết của người cựu chiến binh

Tết của người cựu chiến binh
Kể từ khi bị tai biến cách đây vài năm về trước, kí ức đối với ông tôi chỉ là những mảnh chắp vá lúc nhớ lúc quên.

Mùa Xuân trên rẻo cao

Mùa Xuân trên rẻo cao
Dừng xe ở lưng chừng đèo, Lâm bước xuống dang tay hít hà, tận hưởng không khí trong lành nơi rẻo cao Tây Bắc. Trước đó, anh đã đi hơn 300 cây số nhưng chỉ nghỉ đúng 2 chặng, lần này Lâm quyết tâm ở lại Tây Bắc ăn Tết và hết mùa Xuân anh mới trở về Hà Nội.

Bên nhau là Tết

Bên nhau là Tết
- Giàng ơi! Mẹ cháu gửi thư về đây này!

Quà Tết

Quà Tết
Phố chật, người đông. Mới hăm bảy Tết con lộ trung tâm thị trấn đã nườm nượp. Ngược xuôi, nhóng mắt cố tìm cho ra cái tiệm sửa đồng hồ. Cô đồng nghiệp chỉ: Có cái tiệm đồng hồ nơi góc phố, gần chợ….

Món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ
Nhà tôi vì một số lí do mà phải dời từ đồng lên núi, chuyển đến thôn Lạc Đạo sinh sống. Tôi tự lí giải, chắc do ngày xưa cả thôn chuyên trồng cây lạc, lại thêm cả xóm gần như theo đạo nên mới có tên Lạc Đạo. Cũng vì vậy mà nhà tôi – không làm nông, không có tôn giáo nào - tôi ví von nhà mình lạc vào xóm Đạo.

Đám cưới chồng cũ

Đám cưới chồng cũ
Hôm nay nhà ấy đông vui quá, nhạc xập xình, tiếng nói cười ầm ĩ, mùi thơm của cỗ bàn nưng nức cả một vùng. Hôm nay là ngày cưới của người ta, đám cưới chồng cũ của chị.

Chuyến tàu đêm

Chuyến tàu đêm
Ga Bắc Giang vào một đêm cuối những năm 60 thế kỉ trước. Những trận ném bom của máy bay Mỹ trên miền Bắc ngày càng ác liệt. Người dân rời thành phố đi sơ tán về các vùng quê. Những đoàn tàu chở đầy những người lính trẻ từng ngày từng ngày đi về phương Nam.

Những bông hoa cuối ngày

Những bông hoa cuối ngày
Màn đêm buông xuống, thành phố đã lên đèn. Mùa này trời nhanh tối, đúng là ngày tháng mười chưa cười đã tối. Hân lo lắng vội tỉa tót những bông hoa còn lại, bó chúng thành những bó nhỏ rồi xịt nước lên cho tươi tắn.

Sóng yên

Sóng yên
Hải đi ngang qua lớp của một cô giáo. Nhìn trên bục giảng, đóa hoa hồng trắng được cắm rất tinh tế trong một cái giỏ xinh xắn. Ngoài cửa có một chậu nước và cái khăn mặt để lau tay vắt trên một cái giá nhỏ bên cạnh.

Bà tôi

Bà tôi
- Bà ốm rất nặng! Em về ngay! - Chiếc điện thoại di động phát ra tín hiệu, đằng kia tiếng chị ruột tôi mếu máo báo tin buồn..

Giữ trọn đạo làm dâu

Giữ trọn đạo làm dâu
Anh Nguyễn Xuân Thành và chị Lê Hồng Duyên đều ở trong Ban chấp hành xã Đoàn. Năm anh Thành 27 tuổi, chị Duyên 25 tuổi, anh chị tổ chức lễ thành hôn. Sau ba tháng, anh Thành lên đường nhập ngũ. Biết vợ đã có mang, anh cầm tay dặn dò:

Những cánh rừng đều xanh

Những cánh rừng đều xanh
Trở về quê sau bao năm lăn lộn, phóng tầm mắt nhìn quanh, những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, kí ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Đồng đội

Đồng đội
Quyết vừa tới nhà, vứt “phịch” chiếc ba lô lộn ngược một cái nơi hè, vừa thở vừa nói với chị dâu:

Hoa hồng Vu lan...

Hoa hồng Vu lan...
Chị mới dọn về xóm, xây cái nhà nhỏ, định cư luôn. Con trai chị với con tôi chung lớp 5, ngày nào cũng qua nhà chơi. Thằng nhỏ lễ phép, chỉ phải cái hơi… sa đà: Sa vô chơi là quên luôn trời đất; bữa cơm nào mẹ cũng phải vác roi đi kiếm! Vài lần trò chuyện xã giao mới biết: Té ra chị Hân cũng mẹ đơn thân.

Gánh nặng nợ nước, xem nhẹ thù nhà

Gánh nặng nợ nước, xem nhẹ thù nhà
Dựa trên câu chuyện lịch sử có thật: Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn gác lại thù nhà, chuyên tâm phò tá triều đình nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên Mông, bảo vệ đất nước...
Xem thêm
Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực
Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”

Trong căn nhà cấp 4 nằm giữa vườn dừa của ông Lê Văn Thức, sinh năm 1945, ở ấp 6, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ” được treo ở vị trí trang trọng. Mẹ ông, cụ Trần Thị Bích đã qua đời vì tuổi già. Còn Lê Văn Thức cũng đã gần 80 tuổi, thường xuyên đau ốm do di chứng của những đòn tra tấn trong nhà tù Mỹ ngụy.
Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa

Phương Liệt xa xưa có tên là làng Giáp Cửu - giáp thứ chín thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì (phủ Thường Tín - Trấn Sơn Nam Thượng). Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi thành Trấn Sơn Nam. Năm 1888, thực dân Pháp chiếm Hà Nội, tổng Hoàng Mai thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông.
Nghỉ lễ dài ngày, khách mua vé máy bay tăng cao

Nghỉ lễ dài ngày, khách mua vé máy bay tăng cao

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có thể được nghỉ liên tục 5 ngày nên nhiều gia đình đã sớm lên kế hoạch đi du lịch, kéo theo lượng mua vé máy bay tăng nhanh. Liệu giá vé có tăng cao?
Không gian đọc miễn phí tại di sản Thành nhà Hồ

Không gian đọc miễn phí tại di sản Thành nhà Hồ

Tham quan di sản Thành nhà Hồ, du khách có dịp khám phá những bí ẩn về quá trình xây dựng thành ở không gian trưng bày tại cổng Nam di sản Thành nhà Hồ.
Mùa nắng đẹp

Mùa nắng đẹp

Nhiều lần lỡ hẹn, cuối cùng tôi cũng đặt chân đến mảnh đất thiêng Côn Đảo. Tháng Ba, bà già đi biển - câu tục ngữ như một lời “mách” của ông cha ta nên ra khơi mỗi độ tháng Ba, bởi đó là mùa biển đẹp, sóng hiền, không mưa bão…
Hàng ngàn runner háo hức nhận BIB VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Hàng ngàn runner háo hức nhận BIB VPBank Can Tho Music Night Run 2024

VPBank Can Tho Music Night Run 2024 đang nóng hơn bao giờ hết khi có hàng ngàn runner đã “đổ bộ” tới quảng trường công viên sông Hậu để nhận BIB, racekit trải nghiệm hoạt động bên lề sự kiện
Giải Bóng đá Hiệp hội các doanh nghiệp miền Nam - Tranh Cúp JBN lần thứ Nhất

Giải Bóng đá Hiệp hội các doanh nghiệp miền Nam - Tranh Cúp JBN lần thứ Nhất

Sáng 7/4, Hội doanh nghiệp Quảng Ngãi (QNG), Tổ chức kết nối doanh nghiệp BNI chapter BIDI, Cộng đồng doanh nghiệp JBN, cùng CLB doanh nghiệp TTV tổ chức khai mạc Giải bóng đá Hiệp hội các doanh nghiệp miền Nam, tranh Cúp JBN lần thứ Nhất tại Sân vận động Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Lịch thi đấu, link xem trực tiếp cup C1 châu Âu - Champions League

Lịch thi đấu, link xem trực tiếp cup C1 châu Âu - Champions League

Ngày mới Online cập nhật lịch thi đấu, link xem trực tiếp cup C1 châu Âu - Champions League mùa giải 2023-2024 nhanh nhất, chính xác nhất phục vụ quý độc giả quan tâm theo dõi.
Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Phim "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu trên truyền hình

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết phim điện ảnh "Đào, phở và piano" sẽ được chiếu rộng rãi trên truyền hình vào dịp 10/10.
Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Đề xuất chặn tài khoản facebook và tiktok của Nam Em

Sở TT&TT TP.HCM cho biết đã mời bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội vào ngày 26/3 và ngày 2/4. Tuy nhiên, Nam Em đã không đến với lý do bận công việc tại Đà Lạt. Sở tiếp tục mời Nguyễn Thị Lệ Nam
Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh tiếp tục mời Nam Em lên làm việc

Theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, Sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Kết quả buổi làm việc sẽ được cơ quan chức năng thông tin vào thời gian tới.
Phiên bản di động