‘Thời tôi sống’ – Cái chết rình rập nhưng con người vẫn tự tin đi tới

“Những thôn xóm anh đi qua, những làng mạc anh đã sống, những vùng đất anh đã chiến đấu... đâu đâu cũng ngời ngợi một sức sống mới, đâu đâu cũng xanh lên, vang lên tiếng gọi thật thiết tha đối với cuộc sống của Tổ quốc chúng ta...” (“Dẫu giọt sương rơi” trong cuốn “Thời tôi sống”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tháng 8/2018, tác giả Trần Mai Hạnh)

Hà Nội đang bước vào những ngày thu tháng Tám, ngày này 73 năm trước nhân dân ta đã làm nên bản anh hùng ca đi vào lịch sử của cuộc đấu tranh cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc: Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Trong cuộc đấu tranh ấy, và cả các cuộc đấu tranh trước đó cũng như sau này, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã lên đường đi chiến đấu, với trách nhiệm và niềm tin về ngày mai chiến thắng vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.

Vào dịp đặc biệt như thế này, nhà báo Trần Mai Hạnh, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, cho ra mắt độc giả cuốn “Thời tôi sống” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật) với những câu chuyện chân thực trong suốt mười năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà ông dấn thân với tư cách là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam. Với ông, điều này hẳn mang lại rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là thêm một lần nữa sống lại những kỷ niệm về một thời đạn bom khốc liệt mà một nhà báo chiến trường như ông đã trải qua; mà sâu đậm hơn là những năm tháng ấy đã cho ông nhiều xúc cảm. Ở đó, tình đồng đồi đội - đồng chí, tình yêu, sự hy sinh, … đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc rung động nhất.

‘Thời tôi sống’ – Cái chết rình rập nhưng con người vẫn tự tin đi tới
Sách "Thời tôi sống" của nhà báo Trần Mai Hạnh.

Những trang viết từ dòng nhật ký

“Năm mươi năm đã qua, kể từ khi tham gia chiến trường Quảng Đà tôi vẫn chưa hề nguôi ngoai về một thời bi tráng, mỗi chiến trường đi qua, có bao đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống cho cuộc kháng chiến đầy khốc liệt, gian khổ nhưng anh hùng.

Viết lại những câu chuyện này từ rất nhiều trang nhật ký và tư liệu ghi chép từ những ngày là phóng viên chiến trường, tôi cảm thấy được an ủi và yên lòng phần nào, như vợi đi “món nợ” với đồng đội, chiến sĩ mà tôi luôn canh cánh bên lòng...”.

Nhà báo Trần Mai Hạnh đã mở đầu câu chuyện với tôi vào chiều thu một ngày cuối tuần tháng Tám trong căn nhà của ông ở con ngõ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) như vậy. Chúng tôi, thế hệ làm báo sau ông rất nhiều, hạnh phúc sống trong hoà bình, không hề trải qua ngày tháng khốc liệt nào của cuộc kháng chiến, nhưng nghe ông nói, chúng tôi cảm nhận được phần nào sự day dứt, ám ảnh và cũng là dần “gỡ bỏ” về “món nợ”cuộc chiến trong ông khi “Thời tôi sống” ra mắt độc giả vào đúng tháng 8 này.

‘Thời tôi sống’ – Cái chết rình rập nhưng con người vẫn tự tin đi tới
Nhà báo Trần Mai Hạnh, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam.

Nhà báo Trần Mai Hạnh làm báo là “duyên” và cũng là “nghiệp”. Ông vốn là sinh viên Văn khoa những thế hệ đầu của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội). Say mê văn chương từ nhỏ, ông cũng từng muốn và mơ mộng theo nghiệp văn chương. Nhưng thế hệ sinh viên Văn khoa như ông, vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ bước sang một giai đoạn mới, nhà trường cho tốt nghiệp sớm một năm (năm 1965), ngay sau đó ông trở thành phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam.

Trong suốt mười năm (từ 1965-1975), nhà báo Trần Mai Hạnh đã có mặt tại các trận địa: Hải Phòng (1966-1967), Quảng Đà (Bắc Quảng Nam - Đà Nẵng) những năm 1968-1969. Ông cũng là một trong những phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam được cử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, là nhân chứng có mặt và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập - xào huyệt cuối cùng của nguỵ quyền Sài Gòn.

Những trang nhật ký mang đậm phẩm chất văn chương và ghi chép tại trận suốt mười năm ấy đã cho ông nhiều chất liệu quý giá về cuộc chiến khốc liệt mà ông đã dấn thân và trải nghiệm. Đây chính là chất liệu chính cho cuốn sách “Thời tôi sống” dày trên 300 trang, gồm 16 tác phẩm, trong đó 12 tác phẩm viết ở chiến trường Quảng Đà (1968 – 1969), 4 tác phẩm viết trong giai đoạn 1970 – 1975.

‘Thời tôi sống’ – Cái chết rình rập nhưng con người vẫn tự tin đi tới
Những trang nhật ký là tư liệu quý cho cuốn sách "Thời tôi sống"

Thực ra, không phải đến bây giờ nhà báo Trần Mai Hạnh mới đưa tư liệu - sự kiện lịch sử vào các thể loại khác ngoài báo chí. Trước “Thời tôi sống”, nhà báo Trần Mai Hạnh đã cho ra mắt bạn đọc “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”. Đây là cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử tái hiện và phục dựng trung thực những ngày sụp đổ cuối cùng của chính quyền Sài Gòn từ tài liệu nguyên gốc tuyệt mật và các bản văn tin cậy của phía bên kia (phía Việt Nam Cộng hoà và phía Hoa Kỳ). Nhưng cuốn tiểu thuyết này hoàn toàn không có bóng dáng tác giả, không có cái tôi của người viết. Cuốn tiểu thuyết đã gây tiếng vang lớn, được trao Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015, được dịch ra tiếng Anh giới thiệu với bạn đọc thế giới và đang tiếp tục được dịch sang ngôn ngữ khác.

Cuốn sách tiếp theo, “Lời tựa một tình yêu”, cũng được bổ sung xuất bản – kể về một câu chuyện tình yêu đầy xúc động, là bản tình ca đẹp, làm rung động trái tim những ai đang yêu, đã yêu và sẽ yêu. Cuốn tiểu thuyết đậm tư liệu lịch sử, chân thực và nhân vật hoàn toàn có thật. Một tình yêu đẹp giữa hai người chiến sĩ cách mạng. Tình yêu ấy đẹp hơn nữa khi vượt lên trên là sự hy sinh tình riêng, chờ đợi chung thuỷ để gặp lại nhau ngày đất nước ca khúc khải hoàn.

Với “Thời tôi sống” thì khác hoàn toàn, cuốn sách không chỉ là tư liệu lịch sử chân thật được ông ghi chép lại tỉ mỉ, về những con người thật, sự kiện có thật, mà tác giả còn thể hiện cái tôi rất rõ. Đấy là những câu chuyện của một giai đoạn với nhiều biến cố, từ 1965-1975, thời kỳ rất đậm dấu ấn cá nhân của chính tác giả và đồng đội, cả những con người mà tác giả từng tiếp xúc.

Vì thế, đây là những trang viết thấm đẫm chất văn chương, được viết với nguồn xúc cảm mạnh, như thể giây phút đó đã chờ đợi rất lâu chỉ chờ dịp là viết ra. Ở đó, các nhân vật và cái tôi tác giả sống động nhất, tạo thành mạch cảm xúc mạnh mẽ về một thời đạn bom ác liệt đầy ám ảnh trong cuộc đời tác giả.

‘Thời tôi sống’ – Cái chết rình rập nhưng con người vẫn tự tin đi tới
Tư liệu từ những năm là phóng viên chiến trường được nhà báo Trần Mai Hạnh ghi chép lại còn giữ đến bây giờ.

Ở “Thời tôi sống”, nhiều câu chuyện là người thật, việc thật, được giữ nguyên tên thật như: anh Đấu trong truyện ngắn “Anh Đấu”; nhà báo, nhà thơ liệt sĩ Nguyễn Trọng Định trong “Bài thơ tình đẫm máu”; nhạc sĩ Phan Miêng trong “Câu chuyện về một bản hợp xướng”; anh Lê Hồng Tư và chị Nguyễn Thị Châu trong “Côn Đảo một ngày tháng bảy”; hay các cán bộ, chiến sĩ và nhà báo trong “Danh dự người lính” và “Thần chết, thần khổ ải” – hai tập nhật ký được viết tại trận trong hai cuộc chiến đấu trong vòng vây dầy đặc của kẻ thù. Những câu chuyện khác, tác giả đã thay tên nhân vật chỉ là “vì những lý do riêng” còn cơ bản vẫn là người thật, việc thật mà tác giả từng chứng kiến.

Một sự khác biệt nữa của “Thời tôi sống” là trước mỗi tác phẩm đều có lời dẫn, lý giải của tác giả với độc giả về bối cảnh ra đời của câu chuyện. Giá trị hơn nữa khi đi kèm câu chuyện đó có những tư liệu bằng hình ảnh, văn bản giấy tờ liên quan để khẳng định tính chất “sự thật” nên tuy là những câu chuyện được viết dưới dạng truyện ngắn, ký, ghi chép như tác phẩm văn học nhưng hoàn toàn không phải hư cấu mà nên.

“Đồng chí có trách nhiệm viết lại cuộc chiến đấu ác liệt này…”

Trong số những câu chuyện được kể ra ở đây, thì “Danh dự người lính” là câu chuyện nhà báo Trần Mai Hạnh dành nhiều tâm tư nhất. Truyện kể lại thời điểm khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 11/1968, tại chiến trường Quảng Đà.

“Tiểu đoàn 3 chủ lực miền Bắc, đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân chiến đấu tại chiến trường Quảng Đà, trực thuộc Bộ Chỉ huy Mặt trận IV. Thực hiện nhiệm vụ thu hút, tiêu diệt sinh lực địch, Tiểu đoàn đã chiến đấu ròng rã 21 ngày đêm trong vòng vây dày đặc của 7.000 quân Mỹ, nguỵ và chư hầu.

Bộ Chỉ huy Mặt trận đã cấp Giấy giới thiệu (ngày 27/11/1968) cử gấp tôi tới đơn vị đang chiến đấu trong vòng vây để viết bài động viên tinh thần bộ đội. Trong 21 ngày ấy, tôi đã sống chết trong vòng vây với cán bộ, chiến sĩ 16 ngày (khi cuộc chiến được 7 ngày thì cấp trên mới cử nhà báo Trần Mai Hạnh tới làm nhiệm vụ-PV). Gần 200 cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn anh dũng hy sinh gần hết, chỉ có 8 người, trong đó có tôi được lệnh tìm đường thoát khỏi vòng vây báo cáo với cấp trên, xin quân số bổ sung để giữ lại phiên hiệu Tiểu đoàn 3 anh hùng”...

‘Thời tôi sống’ – Cái chết rình rập nhưng con người vẫn tự tin đi tới
Tổ phóng viên Việt Nam thông tấn xã tại Quảng Đà 1968, 1968 (Phóng viên Trần Mai Hạnh ngoài cùng hàng trên bên trái; Tổ trưởng Tổ phóng viên Đinh Trọng Quyền ngoài cùng bên phải hàng dưới).

“Chính trị viên trưởng quay lại nói với tôi, như ra lệnh: Đồng chí phóng viên phải tìm mọi cách vượt ra khỏi vòng vây cùng với các đồng chí được cử ra. Đồng chí có trách nhiệm viết lại chân thực cuộc chiến đấu ác liệt này. Đồng chí chưa phải là đảng viên, chúng tôi chưa biết thật rõ lý lịch của đồng chí. Nhưng đồng chí là phóng viên Việt Nam Thông tấn xã được Đảng cử vào chiến trường. Từng ấy ngày sát cánh cùng đơn vị chiến đấu giữa cái sống và cái chết, chúng tôi thấy đồng chí hoàn toàn đủ tư cách một người đảng viên cộng sản…” (Danh dự người lính).

“Đồng chí có trách nhiệm viết lại chân thực cuộc chiến đấu ác liệt này”- cho đến hôm nay, sau năm mươi năm, với “Thời tôi sống”, nhà báo Trần Mai Hạnh mới kể lại được khá tường tận câu chuyện bi tráng ấy. “Viết được ra như thế, tôi cảm thấy được an ủi và yên lòng phần nào trước linh hồn của gần 200 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 3 đã anh dũng nằm lại trên mảnh đất Điện Bàn”, nhà báo Trần Mai Hạnh trầm ngâm, xúc động.

Chưa thể nói hết những gì mà “Thời tôi sống” muốn biểu đạt trong bài viết, nhưng người viết bài này xin kết thúc ở đây bằng một vài đoạn văn mà nhà báo Trần Mai Hạnh viết để độc giả một lần nữa có thể hình dung những ngày tháng chiến tranh khốc liệt ông đã trải qua. Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, lẽ sống và niềm tin của ông đã được thể hiện mạnh mẽ:

“Cái chết rình rập, giăng bẫy khắp nơi nhưng con người vẫn tự tin đi tới. Hơn ở đâu hết, con người được giao phó đến cao độ vận mệnh của chính mình. Những giây phút trung tâm của cuộc sống mình anh phải tự quyết định lấy tất cả - tiến lên hay lùi lại, can đảm hay hèn nhát, sống hay chết, trung thành hay phản bội…” (Những mảnh trời xao xuyến).

“Nhiều vùng rộng lớn bị B52, chất độc hóa học và xe ủi biến thành vùng trắng. Không còn một cái nhà, một tấm tranh nào không bị đốt cháy. Tất cả mọi sinh hoạt ăn ở, nấu nướng, hội họp, yêu nhau đều ở dưới hầm. Một cuộc sống đi sâu vào lòng đất, từ lòng đất và lúc nào cũng sôi nổi đến mức mãnh liệt, phi thường...” (Dẫu giọt sương rơi).

Báo Tin tức

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài

Hà Tĩnh: Giải cứu bé gái bị lừa bán ra nước ngoài

Ngày 23/4, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) giải cứu thành công bé gái 13 tuổi bị lừa bán ra nước ngoài.
Long An tiếp tục nỗ lực xúc tiến đầu tư từ Hàn Quốc

Long An tiếp tục nỗ lực xúc tiến đầu tư từ Hàn Quốc

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Long An tiếp tục nỗ lực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là hiện thực hóa quan hệ hợp tác với các đối tác Hàn Quốc sau khi hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Cha con ông Trần Quí Thanh hầu tòa

Sáng 23/4, TAND TP.Hồ Chí Minh mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo: Trần Quí Thanh (SN 1951), Trần Uyên Phương (SN 1981), Trần Ngọc Bích (SN 1984) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng ở Yên Bái

Theo thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái, vào lúc 13h30 ngày 22/4, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

​Hà Tĩnh: Thua bạc, gã đàn ông lao xe vào nhóm bạn

Sáng 22/4, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử trực tuyến đối với bị cáo Phạm Xuân Trường (35 tuổi, trú xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) về tội giết người theo điều 123 Bộ luật Hình sự.

Tin khác

Bị hàng xóm xây tường bịt kín lối vào nhà, vợ chồng U80 kêu cứu

Bị hàng xóm xây tường bịt kín lối vào nhà, vợ chồng U80 kêu cứu
Những ngày qua, vợ chồng ông Nguyễn Sỹ Quế (80 tuổi), ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh hóa mất ăn mất ngủ, khủng hoảng tinh thần, do bị hàng xóm xây tường bịt kín lối ra vào nhà.

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Khởi tố, bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định, lệnh khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà.

Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến Đặc công Gia Định 4: Họp mặt nhân kỷ niệm 49 năm ngày Thống nhất đất nước

Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến Đặc công Gia Định 4: Họp mặt nhân kỷ niệm 49 năm ngày Thống nhất đất nước
Trong không khí cả nước chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 49 năm ngày Thống nhất đất nước, ngày 21/4/2024, tại chiến khu Đ, Ban Liên lạc Truyền thống kháng chiến (TTKC) Đặc công Gia Định 4, tổ chức gặp gỡ, giao lưu với đồng đội.

Tổng giám đốc Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) qua đời

Tổng giám đốc Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) qua đời
Trưa 20/4, Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Khánh Việt và gia đình có cáo phó về việc ông Phan Quang Huy (SN 1971, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt) từ trần.

Lời khai của nghi phạm sát hại thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng

Lời khai của nghi phạm sát hại thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng
Ngày 20/4, Công an TP. Hải Phòng đã xác định được nghi phạm sát hại nữ sinh 15 tuổi, giấu thi thể trong vườn chuối ở xã An Hồng là Lê Phong Toàn (SN 2009, thôn Lê Sáng, xã An Hồng, huyện An Dương).

Lễ 30/4-1/5: Những điểm hẹn ở Bình Thuận

Lễ 30/4-1/5: Những điểm hẹn ở Bình Thuận
Chưa đến kỳ nghỉ lễ nhưng trên một số diễn đàn du lịch ở Bình Thuận đã xôn xao, bởi du khách hỏi những điểm đến mới lạ đẹp ở Bình Thuận…

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu

Bắt tạm giam Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với Trần Mạnh Hải (SN 1977, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Y tế); Đỗ Hữu Hải (SN 1986, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sơn Hà) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...

Từ ngày 1/7/2024, sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội...
Ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"

Lê Tùng Vân bị khởi tố thêm tội 'Loạn luân"
Ngày 19/4, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) để điều tra làm rõ về hành vi "Loạn luân".

Công ty Cổ phần may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm

Công ty Cổ phần may Việt Mỹ: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần may Việt Mỹ luôn quan tâm đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa mẫu mã, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024 và công bố di sản phi vật thể Lễ hội đền Yên Lương.

Nghệ An: Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024 và công bố di sản phi vật thể Lễ hội đền Yên Lương.
Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 là dịp để tỉnh Nghệ An giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, văn hóa đặc sắc của tỉnh nhà đến với du khách trong nước cũng như quốc tế.

Nhã Nam tạm đình chỉ chức vụ đối với Tổng giám đốc Nguyễn Nhật Anh

Nhã Nam tạm đình chỉ chức vụ đối với Tổng giám đốc Nguyễn Nhật Anh
Tối 18/4, trang fanpage của Nhã Nam đăng tải thông tin ông Dương Thanh Hoài - Phó Tổng giám đốc trở thành người nhận trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến Công ty Nhã Nam.

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Lời khai của nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh
Ngày 18/4, Công an huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) đang tạm giữ hình sự Nguyễn Minh Toàn (SN 1994, trú xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh) để làm rõ hành vi "Cướp tài sản"

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước

Kon Tum: Đề nghị xử lý 15 cán bộ vụ hơn 25 ha rừng bị chết vì thuỷ điện tích nước
Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo, đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước, gây ngập úng và làm chết 25 ha rừng theo yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum.

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Cựu Chủ tịch Vimedimex bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo
Chiều muộn 17/4, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra quan điểm luận tội, đồng thời đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở huyện Đông Anh.
Xem thêm
Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai lĩnh 12 tháng tù treo

Ngày 22/4, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai.
Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Sôi nổi chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp

Tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, học sinh lớp 12 được tư vấn về các ngành nghề và xu hướng phát triển trong tương lai,...
TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TP Hồ Chí Minh: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại 113 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố.
Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Về làng có nhiều người trường thọ hỏi bí quyết sống lâu

Làng Lời, xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nằm bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Hiện thôn Lời có 646 nhân khẩu thì có tới 175 NCT, trong đó có 9 cụ từ 100 tuổi trở lên. Đặc biệt, mảnh đất này có nhiều người không chỉ sống thọ, mà còn sống vui tươi, sum vầy cùng con cháu.
Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức cựu binh Trần Văn Tứ

Kỷ niệm về những ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của các cựu chiến sĩ Điện Biên, trong đó có cựu binh Trần Văn Tứ.
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Phiên bản di động